Hãy kiểm tra mỗi 30 phút, đặc biệt là khi bạn đang tập một chương trình mới hoặc tăng cường độ tập luyện. Điều này sẽ giúp bạn biết được đường huyết thay đổi như thế nào với thói quen tập luyện. Ngưng tập nếu đường huyết từ 70mg/dL trở xuống hoặc bạn thấy run rẩy, mệt mỏi, đói. Tiếp theo, nên ăn viên glucose, nước trái cây hoặc kẹo rồi đợi 15 phút để kiểm tra đường huyết lần nữa. Đến khi chỉ số này lên trên mức 70mg/dL thì bạn có thể tiếp tục tập luyện.
Sau khi tập
Ngoài ra, nếu bạn dùng insulin, hãy kiểm tra lượng đường trong máu ngay sau khi tập thể dục xong và vài lần sau đó. Tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra ngay hoặc sau 4 – 8 giờ sau khi tập. Nếu gặp phải, bạn cũng ăn viên glucose, nước trái cây hay bất kỳ loại carbohydrate nhỏ nào như trên.
3. Bệnh nhân tiểu đường tập thể dục có thực sự an toàn không?
Mức độ an toàn khi tập thể dục đối với bệnh nhân tiểu đường phần lớn phụ thuộc vào lượng đường trong máu trước và sau khi tập luyện, sức khỏe tổng thể. Để tập thể dục một cách an toàn, hãy luôn theo dõi lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập.
Tập thể dục mang đến cho người bị bệnh tiểu đường các lợi ích như sau:
- Cơ thể bạn đốt cháy nhiều năng lượng hơn để thúc đẩy việc xây dựng cơ bắp, từ đó, góp phần làm giảm lượng đường trong máu một cách ổn định. Giúp những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cải thiện HbA1c và kiểm soát bệnh.
- Giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, góp phần làm giảm lượng đường trong máu trong tối đa 12 giờ sau khi tập thể dục.
- Cải thiện cholesterol trong máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Kiểm soát huyết áp tốt hơn.
- Hỗ trợ giảm cân lành mạnh nếu bị thừa cân, béo phì.
- Tăng cường sự linh hoạt của xương khớp.
- Giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị bệnh nhân tiểu đường nên dành khoảng 150 phút tập thể dục với cường độ vừa phải hoặc 75 phút tập thể dục cường độ cao hàng tuần.
Xem thêm >> Bị biến chứng tiểu đường có nên tập thể dục?
4. Tại sao bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục sau bữa ăn?
Sau khi ăn là thời điểm mà đường huyết bị tăng cao. Tập thể dục sau bữa ăn là cách tốt nhất để giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định lượng đường trong máu, đồng thời giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng tiểu đường, bao gồm cả bệnh tim. Điều này đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân tiểu đường nên bắt đầu tập thể dục khoảng 1 – 3 giờ sau bữa ăn. Lúc này, lượng đường trong máu có khả năng tăng cao hơn.
5. Người bị tiểu đường có nên tập thể dục vào buổi tối?
Bất kỳ hoạt động nào kéo dài quá lâu với cường độ nặng vào buổi tối có thể khiến bạn khó ngủ hoặc thậm chí là gây mất ngủ. Đối với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những người đang sử dụng insulin, tập thể dục cường độ cao vào buổi tối có thể gây ra lượng đường trong máu thấp vào buổi sáng sớm.
Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể tập thể dục buổi tối nhưng nên chọn hoạt động nhẹ nhàng và tránh tập quá gần giờ đi ngủ.
Tập thể dục là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường. Để tránh các vấn đề nguy hiểm tiềm ẩn, hãy kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước, trong và sau khi tập thể dục. Đồng thời, tái khám và hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập, cũng như cường độ tập luyện phù hợp nhất để giúp kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!