&quotCây Táo Nở Hoa&quot Nghĩa Là Gì? Nguồn Gốc Từ Đâu? – Talkie

Dạo gần đây, cụm từ “Cây táo nở hoa” đang trở nên rất hot trên mạng xã hội, chúng được dùng trong các tiêu đề bài viết và cả bản tin thời sự. Vậy cụm từ này có ý nghĩa gì, tại sao chúng được sử dụng rộng rãi đến thế?

Nguồn gốc

Đây là một câu thơ trong tác phẩm “Phố ta” của nhà thơ Lưu Quang Vũ.

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

Con chim sẻ tóc xù ơi

Bác thợ mộc nói sai rồi…

Bài thơ mô tả bối cảnh của thành phố Hà Nội từ năm 1950 đến hiện tại, một con phố hội tụ đủ các thành phần của xã hội. “Con chim sẻ” ở đây, dưới thế giới quan của nhà thơ Lưu Quang Vũ, là một người em, người bạn, người tình, bị “mích lòng”, và cũng chính Lưu Quang Vũ đã dùng những câu thơ tốt đẹp mà an ủi người em ấy.

Bộ phim Việt hóa “Cây táo nở hoa” và lời thơ sống mãi

Nhờ sự lan tỏa mạnh mẽ của bộ phim “Cây táo nở hoa”, bài thơ “Phố ta” lại được tìm đọc sau hơn 50 năm ra đời. Đây là một bộ phim được Việt hóa từ series truyền hình What’s wrong Poong Sang (còn có tên Liver or die) – một phim gia đình đặc sắc của Đài KBS năm 2019.

“Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa – tại sao cây táo lại nở hoa” là câu nói của nhân vật chính, và bộ phim cũng mang cái hồn “phố xá” ấy. Nếu “Phố ta” mang hương vị của chủ nghĩa xã hội, của nhiều tầng lớp nhân dân – từ tri thức đến lao động và của những mối quan hệ nhỏ nhoi, thì bộ phim chủ yếu khai thác sự trần trụi của các mối quan hệ trong gia đình, những cá tính khác nhau đi cùng với cách hành xử của nhiều dạng người trong xã hội.

Tuy là phim Việt hóa, nhưng thời lượng gấp đôi bản gốc, và theo đạo diễn Võ Thạch Thảo, “đó không phải là copy – paste, mà mỗi cảnh phim đã được thổi hồn khác nhau.”

Hóa ra, giới trẻ vẫn mê thơ đến thế

Tôi luôn dành một tình yêu vô cùng to lớn cho văn học Việt Nam, đặc biệt là các tác phẩm thơ ca. Khi chứng kiến thế hệ trẻ trân trọng từng vần thơ đến thế, tôi biết rằng những giá trị văn học nói riêng và nghệ thuật Việt Nam nói chung sẽ mãi được ôm ấp.

Nhiều nhà thơ trẻ đã đang thổi những làn gió mới vào nền văn học Việt Nam. Một trong nhữn”Sự đã rồi anh ngồi anh hát”. Cái nhìn vừa yêu, vừa chán của tác giả là tiếng nói sâu thẳng và đầy của xúc nhất của một người trẻ. Đôi lần, người ta bắt gặp nhà thơ ấy trên những trang mạng xã hội, những dòng viết tưởng chừng như ngẩn ngơ mà lại chạm vào lòng ta sâu đến thế. Ngoài nhà thơ Lu, chúng ta còn biết đến nhiều nhà thơ trẻ khác như Nguyễn Thiên Ngân, Nguyễn Phong Việt, Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Thế nhưng, không phải cứ xuất bản sách mới là nhà thơ, phải có hàng chục nghìn lượt theo dõi mới gọi là viết lách. Nếu tản mạn trên khắp mạng xã hội, ta bắt gặp không ít những góc làm thơ, những tâm hồn nhỏ bé đang cố dùng con chữ để dựng hồn, dựng người. Những cộng đồng, hội nhóm chia sẻ lời thơ, của người trẻ và do người trẻ thành lập, vừa chân thật vừa hồn nhiên, có thể đặc biệt kể đến nhóm Thìa Đầy Thơ với hơn 266 nghìn thành viên.

Nếu ai có nói, giới trẻ bây giờ thật thiếu cảm xúc, thật khô khan thì có lẽ họ đã chưa hiểu hết giới trẻ. Họ có thơ, họ có nhạc. Ngôn ngữ Việt Nam truyền thống đã được họ trân trọng, nâng niu và sử dụng theo cách của riêng mình.

Nếu thơ ca đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ nuôi dưỡng thơ ca bằng mỗi ngày được sống.