Giun mỏ hút khoảng 0,03-0,05 ml máu/ngày. Ngoài tác hại giun hút máu, giun móc/giun mỏ còn gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất chống đông máu.
Tác nhân gây bệnh gây bệnh giun móc là gì?
Giun móc/mỏ có tên là Ancylostoma duodenale và giun mỏ là Necator americanus. Giun móc có mầu trắng sữa hoặc hơi hồng hoặc mầu đỏ nâu tuỳ thuộc trong ruột giun có máu hay không. Giun móc đực dài khoảng 8-11mm, giun móc cái dài 10-13 mm.
Hình thể giun móc Ancylostoma duodenale
Trong bao miệng có 2 đôi răng hình móc bố trí cân đối ở bờ trên miệng, bờ dưới có các bao cứng giúp giun ngoạm chặt vào niêm mạc tá tràng để hút máu. Đặc điểm của giun móc đực là gân sau có đuôi xoè như chân vịt và chia 3 nhánh.
Giun mỏ nhỏ hơn, ngắn hơn giun móc. Góc độ tạo ra bao miệng với thân bé hơn giun móc. Giun mỏ không có 2 đôi móc mà có 2 đôi răng hình bán nguyệt rất sắc. Gân sau đuôi giun mỏ đực chỉ chia 2 nhánh. Trứng ở ngoại cảnh, gặp nhiệt độ 250C-350C sau 1 ngày sẽ phát triển thành ấu trùng giai đoạn I (thực quản có ụ phình).
Nhiệt độ càng thấp thì thời gian phát triển càng dài. ấu trùng giai đoạn I có kích thước 0,2-0,3 mm, sống tự do trong phân hoặc đất bị nhiễm phân và phát triển thành ấu trùng giai đoạn II dài khoảng 0,5 mm, 5 ngày sau phát triển thành ấu trùng giai đoạn III (có thực quản hình trụ) kích thước khoảng 0,5-0,7 mm, có khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua da và niêm mạc.
Hình thể giun mỏ Necator americanus
Đặc điểm của ấu trùng giun móc/giun mỏ là rất hoạt động và có hướng động, đặc biệt giúp ấu trùng tìm vật chủ. Hướng lên cao: ấu trùng thường di chuyển lên những chỗ cao như mũi đất, thân cây, cột chống hoặc ngọn cỏ, ấu trùng có thể leo cao tới 2 m. ấu trùng ít chui sâu xuống đất, ấu trùng có thể chui xuống 1m ở đất cát, 30 cm ở đất mùn và 15 cm ở đất sét.
Hướng tới nơi có độ ẩm cao: đây là cách thích nghi của ấu trùng. Khi gặp khô hanh, ấu trùng có thể sâu xuống đất có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp hơn.
Hướng tới vật chủ: ấu trùng có khả năng phát hiện vật chủ. Tuy nhiên, do không phân biệt được loại vật chủ nên thường nhầm lẫn vật chủ như giun móc chó xâm nhập qua da người hoặc ngược lại, khi nhầm vật chủ ấu trùng sẽ bị chết.
Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài của trứng giun móc.
Trứng giun móc/giun mỏ bắt buộc phải có thời gian phát triển ở ngoại cảnh thành ấu trùng mới có khả năng xâm nhập cơ thể. Hầu hết trứng giun móc không nở được ở nhiệt độ 450C và ở nhiệt độ trên 450C, ấu trùng bị diệt trong vòng 90 phút.
Hầu hết trứng giun mỏ không nở được ở nhiệt độ 40 độ C và ở nhiệt độ trên 45 độ C ấu trùng bị diệt trong vòng 15 phút. Đất mầu, đất phù sa ven sông, đất mùn tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng phát triển, đất sét, đất mặn hạn chế sự phát triển của ấu trùng. Dung dịch clorua Na bão hoà giết ấu trùng sau 15-20 phút. Với dung dịch clorua thuỷ ngân 1%, dung dịch focmalin và dung dịch phenol, ấu trùng chết sau 5-6 giờ.
Trứng giun móc tribenhgiunsan.com.vn
Đặc điểm của bệnh giun móc
Bệnh giun móc và giun mỏ thuộc họ Ancylostomidae ký sinh ở người. Hai loài này dễ dàng phân biệt về hình thể nhưng các đặc điểm về sinh học, dịch tễ, bệnh học, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh gần giống nhau. Do vậy trong tài liệu này, cả hai loài trên được gọi với tên là giun móc/giun mỏ.
Dấu hiệu nào nhận biết nhiễm bệnh giun móc?
Bệnh giun móc thường không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu mà chủ yếu là biểu hiện thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt) và đau vùng thượng vị tuỳ theo mức độ nhiễm giun. Thiếu máu do giun móc/giun mỏ là thiếu máu nhược sắc: giảm protein toàn phần, bạch cầu ái toan tăng 5-12%.
Đau bụng thất thường không có giờ nhất định, khi đói đau nhiều hơn, ăn không ngon miệng, khó tiêu. Khi ấu trùng giun móc/giun mỏ xuyên qua da có thể gây viêm da tại chỗ với các triệu chứng ngứa, có nhiều nốt màu đỏ và hết sau 1-2 ngày. Viêm da thường do giun mỏ gây ra nhiều hơn là giun móc.
Phân biệt bệnh giun móc với bệnh gì?
Bác sĩ ký sinh trùng khám xét nghiệm và chẩn đoán bệnh giun móc khi có đủ cở sở chẩn đoán và cần phân biệt với các bệnh thiếu máu khác, viêm loét dạ dày tá tràng.
Quá trình lây nhiễm bệnh giun móc
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giun móc bằng cánh nào?
Loại mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm ký sinh trùng giun móc là phân. Phương pháp xét nghiệm giun móc là kỹ thuật Kato hoặc Kato-Katz. Trứng giun móc và trứng giun mỏ tương đối giống nhau: trứng giun móc hình trái xoan, kích thước từ 40 – 60 mm, ngoài là lớp vỏ không màu, nhẵn.
Trong trứng có nhân, lúc sinh ra trứng đã có phôi bào. Trứng giun mỏ bé hơn trứng giun móc. Nhiều tác giả cho là trứng giun mỏ có 4 – 8 nhân, trứng giun móc có 2 – 4 nhân. Chẩn đoán xác định bệnh giun móc khi thấy trứng trong phân.
Giun móc ký sinh dưới da chân
Đặc điểm dịch tễ học bệnh giun móc
Bệnh giun móc/giun mỏ lưu hành ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Điều kiện quyết định sự lây truyền của giun móc/giun mỏ là khí hậu, tình trạng vệ sinh, các tập quán sinh hoạt và mức độ tiếp xúc với đất bẩn nhiễm phân người. Dân ở nông thôn nhiễm cao hơn dân ở thành thị, đặc biệt là dân vùng trồng màu hoặc cây công nghiệp như dâu tằm, mía, cà phê, thuốc lá, ở vùng mỏ than.
Giun móc hút khoảng 0,2-0,34 ml máu/ngày. Giun mỏ hút khoảng 0,03-0,05 ml máu/ngày. Ngoài tác hại giun hút máu, giun móc/giun mỏ còn gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất chống đông máu, chất độc ức chế cơ quan tạo máu sản sinh hồng cầu làm trầm trọng thêm tình trạng mất máu của bệnh nhân.
Tags: Bệnh sán chó, Triệu chứng sán chó, Xét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara
Điều trị bệnh sán chó có tốn nhiều tiền không?
Cách phát hiện bệnh sán chó?
Xét nghiệm sán chó bao lâu có kết quả?
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị bệnh sán chó
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!