Sinh mổ ăn thịt gà được không? Sau sinh mổ bao lâu thì ăn được thịt gà?

Sau khi sinh mổ, cơ thể của sản phụ cần phải bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng để sức khỏe mau hồi phục và vết mổ nhanh lành. Vậy sản phụ sinh mổ ăn thịt gà được không? Sau bao lâu sản phụ có thể ăn thịt gà trở lại? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này với bài viết bên dưới đây nhé.

1. Sản phụ sau khi sinh mổ ăn thịt gà được không?

Trên thực tế có 2 luồng ý kiến trái chiều nhau xung quanh việc sinh mổ ăn thịt gà được không? Một số người cho rằng thịt gà chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của sản phụ như vitamin A, B1, B2, E, C, canxi, sắt, phốt pho,… Đặc biệt là những loại vitamin và dưỡng chất này rất dễ hấp thụ.

Ngoài ra, trong Đông Y, thịt gà còn được gọi là kê nhục, có tính ấm, vị ngọt và công dụng của nó là bổ trung an thai, trị bệnh ứ nước trong người, liền xương,… Do đó, nhiều thầy thuốc đã có rất nhiều bài viết nói về tác dụng của thịt gà và dùng thịt gà trong trường hợp sau đẻ ít sữa, đầy bụng ăn không tiêu,…

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian của ông cha ta từ xưa, sản phụ không nên ăn thịt gà sau khi đẻ mổ. Bởi lẽ tuy thịt gà chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nếu mẹ ăn nhiều sẽ khiến vết mổ bị ngứa ngáy và lâu lành hơn. Quan trọng nhất là vết thương sau khi mổ đẻ là vết thương lớn, nên nhiều mẹ rất quan tâm đến vấn đề này vì sợ ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau.

Thực tế sau sinh để đảm bảo lượng sữa cho con và việc hồi phục của cơ thể, mẹ không nên kiêng khem quá nhiều. Mẹ nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm, kể cả thịt gà và ưu tiên chọn nguyên liệu tươi ngon cũng như kỹ lưỡng trong cách chế biến. Bên cạnh đó, khi ăn thịt gà, mẹ nên bỏ toàn bộ da và mỡ, vừa ăn vừa quan sát phản ứng của cơ thể và hệ tiêu hóa nhé.

2. Sau khi sinh mổ bao lâu thì sản phụ ăn được thịt gà?

Mỗi một sản phụ có tình trạng sức khỏe khác nhau và mức độ đau cũng không giống nhau, nên thời gian phục hồi sau sinh mổ của từng mẹ cũng sẽ khác nhau. Thông thường, các mẹ sẽ cảm thấy bớt đau sau khi sinh mổ một vài ngày và phục hồi hoàn toàn khoảng 6 tuần sau đó. Hơn nữa, thời gian hồi phục sau khi sinh mổ còn phụ thuộc vào việc đó là lần sinh mổ thứ mấy.

Nếu mẹ muốn kiêng hoàn toàn thịt gà để chờ vết thương lành sẹo hoàn toàn, có thể đợi từ 1 – 2 tháng. Để biết được vết mổ đã lành hay chưa, mẹ nên quan sát cơ thể dựa trên những dấu hiệu sau:

– Vết mổ hết sưng đỏ

– Sờ vào vết mổ không có cảm giác đau

– Vết mổ không còn cảm giác ngứa ngáy và đau rát

3. Những món ngon từ thịt gà mẹ nên thưởng thức sau khi vượt cạn

3.1. Món gà hầm thuốc bắc

Gà hầm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng và cực kỳ phù hợp cho những người vừa ốm dậy, mẹ bầu, người thiếu chất dinh dưỡng và sản phụ sau sinh. Thêm vào đó, món gà hầm thuốc bắc có cách chế biến đơn giản và rất có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé.

3.2. Món gà tần sâm Hàn Quốc

Gà tần sâm Hàn Quốc là một món ăn truyền thống và rất bổ dưỡng, được người dân Xứ sở Kim chi vô cùng yêu thích. Món này giúp mẹ bầu nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh.

3.3. Món gà hầm hạt sen

Gà hầm hạt sen là sự kết hợp hoàn hảo của 2 nguyên liệu bổ dưỡng: thịt gà và hạt sen, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp sản phụ sau sinh ngủ ngon giấc hơn.

4. Những điều mẹ nên lưu ý sau khi sinh mổ

Sau khi sinh mổ, để cơ thể mau chóng bình phục và có sức khỏe tốt, ngoài chế độ dinh dưỡng, sản phụ cũng nên lưu ý một số điều sau đây:

– Mẹ nên vận động, đi lại nhẹ nhàng, không nên nằm lâu trên giường. Tới khi cơ thể đủ sức khỏe, mẹ có thể bắt đầu tập một vài bài thể dục nhẹ nhàng. Việc làm này sẽ giúp vết mổ nhanh hồi phục hơn và tinh thần của mẹ cũng thoải mái hơn.

– Kiêng quan hệ vợ chồng tới khi vết mổ lành hẳn. Khi quan hệ tình dục trở lại, mẹ nên sử dụng biện pháp tránh thai an toàn để tránh “mang thai ngoài ý muốn”. Bởi lẽ nếu mang thai tiếp sau sinh mổ quá sớm thì cũng không an toàn cho mẹ lẫn thai nhi.

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng các mẹ đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Sau sinh mổ ăn thịt gà được không?”. Để nhanh hồi phục sức khỏe và mau lành vết mổ, mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh nhé.