Cách ăn rau ngót tốt cho mẹ sau sinh

Rau ngót là món ăn đã không còn quá xa lạ với các bà đẻ, mang lại vô vàn lợi ích, tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ sau sau sinh thấy tốt mà ăn nhiều rau ngót quá thì có sao không? Ăn như thế nào để rau ngót tốt cho mẹ sau sinh và hấp thu được tối đa dinh dưỡng?

1. Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót là một loại rau có hàm lượng dinh dưỡng khá cao so với các loại rau thông thường khác. Rau ngót có tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng… Theo các nhà khoa học, rau ngót chứa rất nhiều protein, các khoáng chất cần thiết (canxi, chất sắt…), có nhiều axit amin cần thiết cần thiết cho cơ thể và dồi dào các vitamin A, B, C, Kali, Canxi, Magiê, B1, B2, B6. Do đó rau ngót đặc biệt rất tốt cho người già, trẻ nhỏ và tốt cho mẹ sau sinh.

Rau ngótRau ngót là một loại rau có hàm lượng dinh dưỡng khá cao

Dinh dưỡng có trong 100g protid của rau ngót:

  • 3,1g lysine.
  • 2,5g methionine.
  • 1g tryptophane.
  • 4,7g phenylalanine.
  • 6,5g threonine.
  • 3,3g valine.
  • 4,6g leucine.
  • 3,3g isoleucine.

Tỷ lệ protid trong rau ngót nhiều gần gấp đôi rau muống và tương đương với một số loại đậu như đậu ván, đậu đũa, đậu cô ve. Chất protid trong rau ngót thuộc loại protid thực vật quý, hiếm có ở những rau khác.

Rau ngót có hàm lượng dinh dưỡng cao là thế tuy nhiên không phải ai cũng ăn được rau ngót, đối với phụ nữ mang thai thì nên kiêng ăn rau ngót trong 3 tháng đầu tránh sảy thai. Vậy rau ngót có tốt cho mẹ sau sinh không? Ăn như thế nào mới lợi, tốt cho cả mẹ cả con?

2. Sau sinh ăn rau ngót có những tác dụng gì?

Làm sạch nhanh sản dịch, trị sót nhau:

Rau ngót có tác dụng gây co bóp tử cung giúp tử cung co đẩy hết dịch trong buồng tử cung và tiêu viêm rất tốt, nên được phụ nữ sau sinh sử dụng để giảm tình trạng sót rau.

Ăn rau ngót tốt cho mẹ sau sinhĂn rau ngót tốt cho mẹ sau sinh bởi nguồn dinh dưỡng mà nó mang lại

Tăng tiết sữa mẹ:

Lá rau ngót chứa các chất dinh dưỡng như canxi, protein, phốt pho, chất béo, vitamin A, B, C, sắt và các hợp chất béo khác. Do đó, rau ngót tốt cho mẹ sau sinh, phụ nữ sau khi sinh ăn rau ngót sẽ giúp tăng nguồn sữa mẹ, điều này bắt nguồn từ những tác động nội tiết các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen trong rau ngót.

Trị táo bón:

Rau ngót chứa nhiều chất xơ, có tác dụng bổ âm nên được sử dụng là giải pháp phòng tránh bệnh táo bón hiệu quả. Phụ nữ sau khi sinh nên ăn rau ngót giúp nhuận tràng, đồng thời bù lại âm, bổ âm và các chất dịch đã mất khi sinh nở.

Giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm sau sinh:

Trong rau ngót có chứa một hàm lượng vitamin C đáng kể rất tốt cho mẹ sau sinh, giúp cơ thể tổng hợp và sản xuất collagen, vận chuyển chất béo. Ngoài ra, nó còn giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol, hệ miễn dịch giúp sản phụ phòng tránh được nhiều bệnh sau sinh. Bên cạnh đó vitamin C đóng vai trò chữa lành các vết thương và cải thiện chức năng não.

giảm nguy cơ viêm nhiễmĂn rau ngót sau sinh giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm

Tăng cường khả năng miễn dịch:

Ăn rau ngót tốt cho mẹ sau sinh, lượng canxi có trong rau ngót rất cần thiết với phụ nữ sau kỳ sinh nở. Nguồn canxi tự nhiên này giúp cơ thể phụ nữ không mắc phải tình trạng cao huyết áp và các vấn đề liên quan tới xương khớp ở phụ nữ sau sinh.

3. Những nguy hại khi phụ nữ sau sinh ăn quá nhiều rau ngót

Như đã nói ở trên thì mẹ sau khi sinh ăn rau ngót sẽ thu được vô vàn lợi ích. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc thấy tốt mà ăn nhiều quá. Mẹ sau sinh ăn nhiều rau ngót có thể gây những tác hại không ngờ tới như:

Nguy cơ bị ngộ độc cao khi mẹ sau sinh ăn nhiều rau ngót

Phụ nữ sau sinh ăn quá nhiều rau ngót hoặc ăn sống có nguy cơ bị ngộ độc cao (do nhiễm độc kim loại nặng) hoặc tổn thương phổi vì trong rau ngót có chứa: chất papaverin (một alkaloid cũng được tìm thấy trong thuốc phiện), Antinutrients và kim loại nặng. Những chất này đều có thể gây tác dụng phụ, không tốt cho cơ thể khi ăn quá nhiều.

Bà đẻ ăn nhiều rau ngót gây mất ngủ

mất ngủĂn nhiều rau ngót có thể khiến mẹ sau sinh mất ngủ

Theo một cuộc khảo sát tại Đài Loan, những người uống nước ép rau ngót tươi (150g) trong khoảng thời gian dài từ 2 tuần đến 7 tháng đã phải đối mặt với các triệu chứng như: khó ngủ, ăn uống kém đi và cảm thấy khó thở. Vì vậy, phụ nữ sau khi sinh coi chừng bị mất ngủ khi ăn nhiều rau ngót trong khoảng thời gian dài.

Sau sinh ăn nhiều rau ngót làm cản trở quá trình hấp thu canxi và phốt pho

Trong quá trình tiêu hóa rau ngót sẽ sản sinh ra chất glucocorticoid, nếu chất này được sản sinh ra quá nhiều có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho trong cơ thể. Do đó, mẹ sau khi sinh ăn nhiều rau ngót có thể khiến bé bị còi xương, thiếu canxi.

Uống nhiều nước ép rau ngót tươi có thể dẫn đến đau đầu, chán ăn

Nhiều mẹ cho rằng uống nước ép rau ngót tươi vừa bổ, mát, làm đẹp da. Tuy nhiên, nếu uống nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng nghẽn phổi, khó thở và ăn uống khó tiêu. Không những thế uống nước rau ngót tươi cũng gây đau nhức cơ thể, cao huyết áp, đau đầu hoặc gây thiếu máu ở não.

4. Cách ăn rau ngót tốt cho mẹ sau sinh

Cách chọn rau ngót sạch

Rau ngót sạch và ngon thường có màu xanh lá mạ. Không nên chọn những cành lá rau ngót có màu xanh sẫm thường được phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

Nên chọn loại rau ngót có lá mỏng nhưng cứng, lá rau không đều nhau, một số lá có thể bị sâu cắn (đây là rau sạch, không thuốc). Ngược lại, tránh chọn những mớ rau ngót có lá dày hoặc lá xoăn lại bất thường, hoặc có quá nhiều lá non cũng không nên ăn.

chọn rau ngótKhông nên chọn những cành lá rau ngót có màu xanh sẫm

Ăn như thế nào để rau ngót tốt cho mẹ sau sinh

  • Mặc rau ngót tốt cho mẹ sau sinh nhưng cũng không nên ăn quá nhiều rau ngót. Chỉ nên ăn một lượng nhỏ mỗi ngày (tối đa 50g/ ngày).
  • Không ăn nhiều rau ngót liên tục trong hơn 3 tháng.
  • Nấu chín rau ngót (giúp loại bỏ chất độc hại).

Lưu ý khi nấu:

  • Trước khi nấu nên rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15 – 20 phút.
  • Để nguyên lá, không vò quá nát vì như vậy sẽ mất hết dinh dưỡng.
  • Nếu muốn rau ngót chín nhanh và ăn mềm hơn thì trước khi nước sôi, nên cho vào một ít muối, sau đó vò sơ và cho vào nấu vừa chín.

Tóm lại, rau ngót tốt cho mẹ sau sinh. Mẹ có thể chế biến thành các món: rau luộc, nấu canh với thịt băm, hầm với xương…. để tăng thêm hương vị. Tuy nhiên, cần ăn rau ngót đúng cách, không nên ăn quá nhiều trong thời gian dài, tránh gây hại cho cơ thể các mẹ nhé!

Xem thêm: Những chất dinh dưỡng cần thiết để mẹ có nhiều sữa