Rủi ro thua lỗ trong Pru-Đầu Tư Linh Hoạt Prudential: Có lớn như bạn nghĩ? – Linh Đỗ

Khi nói đến bảo hiểm đầu tư, Pru-Đầu Tư Linh Hoạt luôn là một trong những cái tên hàng đầu trên thị trường. Dù vậy, nhiều người vẫn còn ngại ngần khi tìm hiểu để tham gia sản phẩm này. Một phần lí do có thể là từ câu:

Khách hàng được hưởng toàn bộ kết quả đầu tư và chấp nhận mọi rủi ro đầu tư”.

Mình hoàn toàn hiểu được lo lắng này. Không ai muốn đóng phí vào để sau đó có thể mất (một phần hoặc toàn bộ) tiền của mình cả.

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ một vài lý do để bạn thấy rằng, nỗi lo đó thực sự không lớn như bạn nghĩ.

Nhưng trước khi đến phần đó, hãy cùng nhắc lại một chút…

Pru-Đầu Tư Linh Hoạt: sản phẩm kết hợp Bảo hiểm và Đầu Tư

“Tôi có bảo hiểm bên khác rồi, nên không quan tâm đến phần bảo vệ nữa. Tôi mua Đầu Tư Linh Hoạt chỉ để đầu tư thôi!”

Cho dù bạn có nói vậy thì trước hết đây vẫn là một sản phẩm bảo hiểm. Và nói đến bảo hiểm thì sẽ có các quyền lợi bảo vệ. Mà để được bảo vệ thì bạn cần trả phí. (Các khoản chi phí này đều nằm trong phần phí bạn đóng cho công ty. Bao gồm 3 khoản chính là chi phí ban đầu, chi phí rủi roCP quản lý hợp đồng.)

Mình cần nhắc điều này vì một phần của sự “mất tiền” mà bạn lo lắng là do chúng. Dù muốn hay không, bạn phải trả các loại phí này trước khi nghĩ đến chuyện đầu tư tích lũy.

Ít nhất là chúng ta có thể biết trước phải chi bao nhiêu cho chúng ngay từ thời điểm mua. Tất cả đều được ghi rõ trong bảng minh họa.

Tham khảo: Hướng dẫn đọc bảng minh họa Bảo hiểm Pru-Đầu Tư Linh Hoạt Prudential

Vậy nên, nếu bạn chấp nhận được điều đó, hãy đọc tiếp phần sau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các lý do khiến việc tham gia Đầu Tư Linh Hoạt không hoàn toàn rủi ro (đến mức mất trắng) như nhiều người nghĩ nhé.

1. Quy định về hạn mức đầu tư đối với bảo hiểm liên kết đơn vị (ILP)

Pru-Đầu Tư Linh Hoạt là sản phẩm thuộc dòng Bảo hiểm liên kết đơn vị ILP. Để được xuất hiện trên thị trường, nó phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Bộ Tài Chính với dòng sản phẩm này. Cụ thể, Bộ Tài Chính có riêng Thông tư 135/2012/TT-BTC để hướng dẫn triển khai.

Trong đó, Điều 18.2 quy định rõ cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ liên kết đơn vị:

“2. Cơ cấu danh mục đầu tư của quỹ liên kết đơn vị phải bảo đảm tuân thủ các điều kiện sau đây:

a) Mỗi quỹ liên kết đơn vị không được đầu tư vào quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, trừ trái phiếu Chính phủ;

b) Mỗi quỹ liên kết đơn vị không được đầu tư vượt quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chức phát hành, trừ trái phiếu Chính phủ;

c) Tài sản của quỹ liên kết đơn vị không được đầu tư trực tiếp vào bất động sản, vàng, bạc, kim loại quý, đá quý;

d) Mỗi quỹ liên kết đơn vị không được đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các công ty trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau;

đ) Không được đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ phiếu của các công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam.”

Như vậy, với ILP, Công ty Bảo hiểm bị ràng buộc bởi các quy định cụ thể.

  • Không được phép đầu tư trực tiếp vào các ngành, lĩnh vực có tính rủi ro lớn, biến động nhiều. Ví dụ: bất động sản, vàng, kim loại quý, quỹ đầu tư chứng khoán…
  • Giới hạn tỷ lệ đầu tư của mỗi quỹ liên kết đơn vị. Tức là phải đầu tư vào chứng khoán của nhiều công ty khác nhau. (hay chính là đa dạng danh mục đầu tư)
  • Giới hạn tỷ lệ đầu tư vào một hoặc một nhóm các công ty có quan hệ sở hữu/cùng tập đoàn. (Ví dụ: Một công ty có tin xấu có thể làm giá cổ phiếu của các công ty liên quan cũng giảm theo. Từ đó làm giảm giá trị quỹ đơn vị bạn lựa chọn)

Vậy tức là không phải công ty BH nhận tiền (phí đóng) của bạn rồi muốn làm gì cũng được. Họ buộc phải đầu tư số tiền đó trong khuôn khổ và chịu sự giám sát của Ngân hàng giám sát và Bộ Tài Chính. (Tham khảo Điều 24 của Thông tư 135 về Ngân hàng giám sát để hiểu rõ hơn).

Điều này có lẽ cũng giúp bạn yên tâm hơn phần nào, phải không?

Vấn đề cần quan tâm tiếp theo là người cầm tiền của bạn để mang đi đầu tư.

2. Công ty TNHH Quản lý Quỹ Eastspring Investments Việt Nam

Prudential – dù là bên thu phí bảo hiểm – không phải là đơn vị trực tiếp đầu tư số tiền đó.

Theo Điều 23.1, Thông tư 135/2012/TT-BTC:

“Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị phải uỷ thác cho công ty quản lý quỹ đã có kinh nghiệm quản lý quỹ thành viên để tiến hành đầu tư các tài sản của các quỹ liên kết đơn vị theo đúng hạn mức, mục tiêu, chiến lược đầu tư của từng quỹ liên kết đơn vị và quy định của pháp luật hiện hành.”

Tức là, Prudential phải “thuê” bên thứ 3 để đầu tư khoản tiền mà bạn đóng. Và đơn vị đó là Công ty Quản lý Quỹ Eastspring Investments Việt Nam.

Giới thiệu

  • Là thành viên của tập đoàn quản lý tài sản toàn cầu Eastspring Investments
  • Được thành lập vào tháng 5/2005 tại Việt Nam
  • Là công ty quản lý quỹ lớn nhất thị trường Việt Nam tính theo giá trị tài sản đang quản lý. Eastspring Việt Nam hiện đang quản lý tổng tài sản trên 141,3 nghìn tỷ Đồng (tương đương 6,09 tỷ Đô la Mỹ) tính đến 30/06/2021. (nguồn: Eastspring Investments Việt Nam).

Như vậy, Eastspring Investments là một công ty có bề dày kinh nghiệm và khả năng quản lý vốn lớn tại Việt Nam.

Nhưng có thể với bạn, công ty lâu đời bao lâu không quan trọng. Quan trọng là họ có thể mang lại lãi (cho tiền của bạn) như thế nào. Hay cái chúng ta cần quan tâm là Kết quả đầu tư thực tế.

Kết quả đầu tư thực tế

Đây là tỷ suất đầu tư thực tế của Quỹ liên kết đơn vị Prulink trong hơn 10 năm qua. Tỷ suất đầu tư được tính dựa trên sự thay đổi giá đơn vị quỹ.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy 2 điểm từ dữ liệu này:

  • Tỷ suất thay đổi theo năm và không có mức cố định

Giá đơn vị quỹ biến động liên tục hàng năm. Hay đúng hơn là hàng tuần, qua mỗi lần định giá. Giá đơn vị của mỗi quỹ có tăng có giảm, có lên có xuống. Dẫn đến tỷ suất khách hàng được nhận có thể âm (lỗ) hoặc dương (lãi).

(Vậy nên, hãy nhớ rằng các con số trong bảng minh họa – giả định tỷ suất cố định – chỉ nên dùng để tham khảo. Chúng không thể hiện chính xác số tiền bạn có thể nhận về).

  • Tỷ suất đầu tư có xu hướng tăng

Dù giá đơn vị quỹ biến động liên tục qua từng năm, xu hướng chung vẫn là tăng trong hơn 10 năm qua.

Chẳng hạn, giá đơn vị quỹ Cổ phiếu VN tăng từ 9.064đ (cuối 2009) lên 27.700đ (cuối 2020).

Nếu bạn đầu tư vào Quỹ đơn vị Cổ Phiếu VN từ đầu năm 2010 và nắm giữ trong 10 năm, phần thưởng cho sự kiên trì đó là mức lãi (kép) 10,69%/năm. Con số này trong 5 năm gần nhất là 15,63%/năm.

Hãy nhớ một điều rằng, các con số này đạt được trong bối cảnh chúng ta phải trải qua các cuộc suy thoái kinh tế trong hơn 10 năm gần nhất.

Con số tỷ suất đầu tư ấn tượng 56%/năm (năm 2018) có thể do sự may mắn (do bối cảnh thị trường khi đó). Nhưng rõ ràng để duy trì một mức tỷ suất đầu tư khả quan như vậy trong 5-10 năm thì không thể phủ nhận khả năng quản lý danh mục đầu tư của Eastspring Investments. Đặc biệt là cổ phiếu – loại tài sản có khả năng sinh lời cao nhất trong danh mục.

Danh mục đầu tư cổ phiếu

(Lưu ý: Cổ phiếu nắm giữ tại thời điểm 31/12/2020. Trong năm có thể có sự thay đổi.)

Danh mục trên bao gồm 5 cổ phiếu có tỷ trọng phân bổ lớn nhất mà Quỹ Prulink (Eastspring Investments) đầu tư vào thời điểm cuối năm 2020. Đây đều là các doanh nghiệp lớn trong ngành của mình:

  • VHM: Công ty cổ phần Vinhomes
  • FPT: Công ty Cổ phần FPT
  • VCB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
  • HPG: Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
  • VNM: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

(Cả 5 cổ phiếu này thuộc rổ VN30 tại thời điểm hiện tại)

Có thể thấy Eastspring Investments tập trung đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn và phát triển ổn định. (Thay vì các doanh nghiệp nhỏ có biến động giá cổ phiếu lớn và dễ bị “thổi” giá).

Điều này góp phần đảm bảo (ở một mức nhất định) cả hai yếu tố: an toànsinh lời cho tiền của nhà đầu tư. Kết quả đầu tư thực tế khá tốt trong hơn 10 năm qua cho thấy lựa chọn đầu tư như vậy là phù hợp. Đặc biệt là với những khách hàng có dự định đầu tư trung và dài hạn.

Tham khảo: Review sản phẩm bảo hiểm Pru-Đầu Tư Linh Hoạt Prudential

Vậy có phải đầu tư với Pru-Đầu Tư Linh Hoạt không bao giờ lỗ?

Tất nhiên là không. Bạn vẫn có thể bị lỗ khi tham gia sản phẩm này.

Tuy nhiên, có 2 điểm cần lưu ý khi đánh giá lãi/lỗ khi tham gia Đầu Tư Linh Hoạt. Đó là tỷ suất đầu tư công bốvốn đầu tư thực tế.

Tỷ suất đầu tư công bố

Tỷ suất đầu tư công bố là tỷ suất mà công ty bảo hiểm công bố hàng năm (trên web, báo cáo…)

Không ít người nhìn vào con số tỷ suất đầu tư công bố là âm và gọi đấy là lỗ. (Có thể bạn không tin, nhưng mình từng thấy cả những người-được-gọi-là chuyên gia bảo hiểm cũng nói vậy trên mạng xã hội).

Nhưng trong thực tế, tỷ suất đầu tư mà Công ty BH công bố chỉ phản ánh biến động giá đơn vị quỹ của một năm so với năm liền kề trước đó (hoặc một thời điểm khác trước đó).

Có nghĩa là con số âm 9.2% (Quỹ Cổ Phiếu VN – năm 2018) chỉ thể hiện rằng giá đơn vị quỹ cuối năm 2018 giảm 9.2% so với cuối năm 2017.

“Giảm như vậy thì là lỗ chứ sao nữa?”

Không, không hẳn vậy.

Giả sử đầu năm bạn mua đơn vị quỹ với giá 10.000đ, đến cuối năm giá giảm còn 9.080đ. Nếu bạn bán hoặc dự định bán đơn vị quỹ lúc này, bạn sẽ lỗ 9.2%.

Nhưng nếu bạn tham gia hợp đồng vào giữa năm với giá đơn vị quỹ tại thời điểm đó là 8.000đ, đến cuối năm giá là 9.080đ thì bạn sẽ lãi 13.5%. (nếu bạn bán/dự định bán tại giá đó). Lúc này tỷ suất đầu tư của bạn sẽ khác với tỷ suất của Công ty BH.

Như vậy, tỷ suất đầu tư công bố chỉ nên được dùng để tham khảo. Việc xác định lãi/lỗ chính xác phải dựa vào giá đơn vị quỹ tại thời điểm bạn mua vào/bán ra.

Vốn đầu tư thực tế

Trong BH có tích lũy, không phải toàn bộ phí đóng vào được mang đi đầu tư. Bạn sẽ phải trả một vài loại chi phí bắt buộc liên quan đến phần bảo hiểm. (Với khoản đầu tư thêm, bạn cần trả một khoản phí ban đầu). Chỉ phần tiền còn lại được đầu tư mang lại lợi nhuận. (Phần tiền này được gọi là phí bảo hiểm được phân bổ)

Một ví dụ nhỏ để bạn hiểu rõ hơn.

– Gửi tiết kiệm ngân hàng: Vốn 100 tr, lãi suất 10%

-> gốc + lãi sau 1 năm: 110tr

– Bảo hiểm: Vốn 100tr, trừ chi phí còn 80tr, lãi suất 10%

-> gốc + lãi sau 1 năm: 88tr

Nếu bạn coi khoản phí 100tr tham gia bảo hiểm giống với khoản vốn gửi ngân hàng, bạn sẽ luôn thấy mình lỗ (đặc biệt là trong vài năm hợp đồng đầu tiên).

Vậy nên, với bảo hiểm, sẽ hợp lý hơn khi chúng ta xem xét lãi/lỗ dựa trên số tiền thực tế được dùng để đầu tư.

Tham khảo phí bảo hiểm cơ bản dự tính sản phẩm Pru-Đầu Tư Linh Hoạt:

Lưu ý:

  • Trên đây là phí đóng tham khảo cho khách hàng ở nhóm tuổi 25-50. Hãy liên hệ trực tiếp với mình nếu bạn muốn tham khảo phí đóng cho người ở nhóm tuổi khác (30 ngày tuổi – 24 tuổi và 50-65 tuổi)
  • Đây là phí cơ bản cho sản phẩm chính. Chưa bao gồm phí đầu tư thêm và phí của (các) sản phẩm bổ trợ kèm theo (không bắt buộc).

Tạm kết

Xét về yếu tố đầu tư, bạn vẫn có thể thua lỗ khi tham gia Pru-Đầu Tư Linh Hoạt. (mình cần nhắc lại điều này). Nhưng chúng ta có cơ sở để tin rằng rủi ro đó không lớn như nhiều người đồn thổi.

Điều quan trọng là bạn hiểu đúng bản chất và biết đặt đúng kỳ vọng khi tham gia bảo hiểm. Khi đó Pru-Đầu Tư Linh Hoạt có thể đáp ứng tốt nhu cầu (bảo vệ và tích lũy) của bạn.

Nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn, hãy inbox messenger cho mình hoặc Zalo (0969.45.54.64) để được hỗ trợ. Bạn cũng có thể điền thông tin vào form bên dưới, mình sẽ liên hệ lại cho bạn sớm nhất!