Tình trạng rạn xương chân bao lâu thì khỏi và câu trả lời bất ngờ

Rạn xương trong tiếng anh là Stress Fracture, đây được hiểu là tình trạng xuất hiện vết nứt trên xương với độ nghiêm trọng nhẹ hơn bị gãy xương. Vậy rạn xương chân bao lâu thì khỏi? Tình trạng này tuy không quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến tính mạng hay sức khỏe quá nhiều nhưng nó mang đến những khó chịu nhất định. Rạn xương khiến con người tạm dừng những hoạt động công việc đặc thù cần sức mạnh cơ bắp, lao động chân tay. Ngoài ra việc sinh hoạt cũng gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng và có thể đảo lộn cuộc sống của bạn.

Rạn xương chân bao lâu thì khỏi
Rạn xương chân bao lâu thì khỏi

Rạn xương chân bao lâu thì khỏi

Thông thường là khoảng từ 1-2 tháng nếu điều trị đúng cách có thể nhanh hoặc chậm hơn tùy vào tình trạng của từng người. Đối với những trường hợp nhẹ, vết rạn xương không quá dài thì người bệnh không cần phải bó bột mà chỉ cần cố định vết thương và áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý là có thể tự hồi phục. Những trường hợp nặng hơn, vết rạn dài và sâu thì cần phải bó bột và điều trị cẩn thận, thời gian hồi phục hoàn toàn cũng sẽ dài hơn so với trường hợp nhẹ.

»────» XEM NGAY: Xương mũi phát triển như thế nào?

Những đối tượng có thể bị kéo dài thời gian phục hồi hơn khoảng thời gian trên đó là:

  • Người cao tuổi: xương khớp ở người già yếu hơn rất nhiều so với những người trẻ do hiện tượng thoái hóa xương khớp. Tại thời điểm này xương rất giòn và khả năng hồi phục kém cho nên rạn xương chân ở người già sẽ mất nhiều thời gian để lành hơn.
  • Người bị thừa cân, béo phì, tiểu đường, loãng xương: Đây là những tình trạng khiến cho quá trình hồi phục rạn xương chân bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.
Rạn xương chân bao lâu thì khỏi
Rạn xương chân bao lâu thì khỏi

Trong trường hợp quá 2 tháng mà vết rạn xương của bạn chưa có dấu hiệu hồi phục như đi lại bình thường thì cần phải xem lại cách điều trị của bạn.

Các phương pháp hỗ trợ quá trình điều trị rạn xương chân

# Cách giảm sự khó chịu và chống ngứa khi bó bột

Những cảm giác ngứa ngáy, nóng nực hay khó chịu khi bó bột là điều khó có thể tránh khỏi. Thường thì vài ngày sau cơ thể người bệnh sẽ thích ứng và sẽ quen dần. Trong trường hợp bạn cảm thấy ngứa ngáy hay khó chịu quá thì bạn hãy yêu cầu bác sĩ kê thêm các loại thuốc chống kích ứng và dị ứng trong những ngày đầu điều trị.

Các phương pháp hỗ trợ quá trình điều trị rạn xương chân
Các phương pháp hỗ trợ quá trình điều trị rạn xương chân

# Cách luyện tập để chống cứng khớp

Có rất nhiều trường hợp người bị cứng khớp từ sau một thời gian nằm dài bất động khi bó bột rạn xương chân. Để tránh trường hợp cứng khớp xảy ra bạn cần tập luyện và vận động những phần khớp không bị bất động đó. Người bệnh nên tập ít nhất 3 lần mỗi ngày, thường mỗi lần tập kéo dài từ 10 – 20 phút. Việc vận động như vậy sẽ giúp phần bị thương có thể lưu thông máu dễ dàng tránh trường hợp bị cứng khớp.

»────» XEM NGAY: Nứt xương có cần bó bột không?

Tại vị trí bó bột, bạn hãy nên thực hiện những bài tập gồng cơ trong bột với cường độ nhẹ nhàng. Điều này có tác dụng hỗ trợ phần cơ xung quanh vết thương không bị teo lại, tránh được tình trạng tắc nghẽn mạch máu có thể gây ra những biến chứng khó lường và kéo dài thời gian hồi phục.

Hãy thực hiện những bài tập gồng cơ tăng dần mức độ và cường độ theo thời gian hồi phục.

# Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học

Đây chắc chắn là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình rạn xương chân. Lúc này, phần xương chân rất cần canxi để giúp phục hồi vùng tổn thương. Ngoài những thực phẩm chứa nhiều canxi trong các bữa ăn hàng ngày thì việc bổ sung thêm canxi từ những thực phẩm chức năng và viên uống canxi cũng rất có hiệu quả giúp thúc đẩy quá trình lành rạn xương chân của bạn.