Với mỗi bệnh nhân bị HIV, việc tuân thủ đúng và đầy đủ theo y lệnh của bác sĩ là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đôi khi vì một lý do nào đó mà người bệnh có thể quên uống thuốc ARV. Điều này liệu có ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị hay không?
Liên hệ tư vấn ARV miễn phí – Bảo mật danh tính: 0886006167
ARV là viết tắt của Antiretrovaral có nghĩa là ức chế các loại retrovirus. ARV là tên gọi chung của rất nhiều loại thuốc điều trị dùng cho những người bị HIV và một số loại virus khác như viêm gan B, viêm gan C. Trong điều trị HIV, thuốc ARV là thuốc điều trị chủ yếu. Người bệnh thường được kê đơn uống hang ngày. Chính vì vậy, việc quên thuốc là không thể tránh khỏi. Người bệnh hẳn sẽ có nhiều thắc mắc về việc quên uống thuốc. Qua trường hợp bệnh nhân dưới đây, chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.
Trả lời:
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Tư vấn qua CHAT FACEBOOK
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong quá trình khám và điều trị HIV, chúng tôi cũng gặp khá nhiều trường hợp quên uống thuốc giống như anh. Để trả lời cho thắc mắc của anh, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin như sau:
1. Vì sao cần tuân thủ đúng thời gian khi uống ARV?
Thuốc ARV là thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus chứ không có tác dụng tiêu diệt virus. Khi uống thuốc đúng theo hướng dẫn (đúng ngày, đúng thời gian trong ngày), hiệu quả ức chế virus sẽ đạt được tối đa do virus cũng cần thời gian để nhân lên. Thuốc đã được tính toán để lượng thuốc trong máu luôn ở mức ức chế được sự nhân lên của virus. Virus HIV là virus có khả năng đột biến cao tức là tạo ra các chủng loại kháng thuốc, nếu không tuân thủ (nghĩa là các liều thuốc không được dùng đều đặn, đủ liều và đúng giờ) sẽ dẫn đến việc nồng độ thuốc trong máu thấp và hình thành đột biến virus HIV kháng thuốc.
Chính vì vậy, khi sử dụng ARV để điều trị HIV, người bệnh cần dùng đúng liều, đúng giờ và đều đặn hàng ngày. Các thuốc uống 2 lần/ngày thì phải uống cách nhau 12 giờ. Các thuốc uống 3 lần/ngày thì phải uống cách nhau 8 giờ/lần.
Để hiểu rõ hơn về thuốc điều trị HIV, bạn có thể xem thêm tại Cơ chế tác động của thuốc ARV.
_____________________________
HELLO DOCTOR – MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
2. Có ảnh hưởng gì không nếu tôi quên uống thuốc 1 ngày?
Trong trường hợp người bệnh khi phát hiện ra mình quên uống thuốc theo lịch thì phải uống ngay liều thuốc vừa quên. Tiếp theo tính thời gian uống liều kế tiếp theo lịch như thường lệ. Nếu thời gian đến liều uống kế tiếp còn dưới 4 tiếng, không được uống liều kế tiếp theo lịch cũ mà phải đợi trên 4 tiếng mới được uống. Nếu quên hơn 2 liều trong một tuần, người bệnh phải báo cho bác sỹ điều trị để được hướng dẫn.
Thế nên, nếu có quên thuốc 1 ngày bạn không nên quá lo lắng mà cứ bình tĩnh làm theo hướng dẫn. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo rằng bạn không quên quá nhiều lần. Bạn có thể dùng các ứng dụng trên điện thoại, đặt báo thức để nhắc nhở uống thuốc, hoặc làm cho mình 1 quyển lịch theo dõi uống thuốc.
3. Nếu giảm tải lượng virus có cần uống thuốc tiếp không?
Trả lời cho câu hỏi thứ 2 của bạn, tôi xin nhắc lại câu: Điều trị ARV là điều trị điều trị suốt đời, người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc.
Thông thường, nếu người bị nhiễm HIV điều trị đúng phác đồ bằng thuốc ARV, sau 3 tháng tuân thủ điều trị, tải lượng virus trong máu sẽ giảm mạnh, người bệnh bắt đầu trở lại gần như bình thường, khả năng lây nhiễm HIV cho người khác rất thấp. Khi đã điều trị bằng thuốc ARV từ 6 tháng đến 1 năm, virus sẽ bị ức chế và nồng độ HIV trong máu sẽ giảm đến mức không còn phát hiện được trong máu.
Tuy nhiên, nếu dừng điều trị, lượng virus sẽ lại tăng lên nhanh chóng vì ARV không thể tiêu diệt hoàn toàn virus. Ngoài ra, việc dừng thuốc còn làm khả năng kháng thuốc tăng lên, khiến việc điều trị tiếp theo gây khó khăn.
Để hiểu rõ hơn về tình trạng kháng thuốc, bạn có thể xem tại Bệnh HIV kháng thuốc.
_____________________________
HELLO DOCTOR – MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
4. Tác dụng phụ của thuốc ARV
Đúng như bạn thắc mắc, dùng thuốc ARV nói riêng hay bất kì loại thuốc nào cũng gây ra các tác dụng phụ. Hơn nữa, ARV là thuốc điều trị dài ngày nên tác dụng có thể kéo dài hơn. Các ảnh hưởng đó là:
- Kháng insulin: Đường máu tăng cao, có thể gây ra tiểu đường do kháng insulin.
- Rối loạn lipid máu: Tăng cholesterol hoặc triglyceride trong máu.
- Loãng xương: Đây có thể là một vấn đề nguy hiểm, đặc biệt là đối với người lớn tuổi mắc HIV. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tăng chấn thương và gãy xương.
- Tổn thương gan: Vàng da, tiểu sẫm màu, đau bụng,.. là các dấu hiệu báo hiệu cho vấn đề về gan.
Tuy nhiên, không phải vì những tác dụng phụ trên mà bạn bỏ thuốc điều trị. Điều quan trọng là phải đi khám định kì để sớm phát hiện các tình trạng trên. Bác sĩ của bạn sẽ tìm ra phương pháp để điều trị các tình trạng trên.
Tóm lại:
- Điều trị ARV là điều trị điều trị suốt đời, người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu quả và tránh kháng thuốc.
- Thuốc phải được uống đúng giờ, đúng ngày, đủ liều.
- Nếu lỡ quên uống 1 liều thuốc, hãy làm theo hướng dẫn trong bài đã nêu.
- Mặc dù có thể có tác dụng phụ nhưng không được bỏ thuốc, Phải đi khám lại định kì để phát hiện các tác dụng phụ và nhận được sự hỗ trợ của bác sĩ.
Liên hệ để được hỗ trợ tư vấn thêm qua điện thoại theo số 1900 1246
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!