Bảo quản hạt củ làm giống gồm tiêu chuẩn và phương pháp gì? Quy trình bảo quản

Bảo quản hạt củ làm giống là gì? Các tiêu chuẩn và phương pháp bảo quản phổ biến? Sự khác biệt giữa hai quy trình bảo quản hạt giống và củ giống.

bảo quản hạt củ làm giống

Bảo quản hạt giống cũng như củ giống là điều cần thiết. Việc này giúp tỷ lệ nảy mầm của hạt và củ cao hơn. Giúp giữ được tính đa dạng sinh học của giống.

Các phương pháp bảo quản hạt, củ giống có thể tham khảo là:

Nhiệt độ thường: Phương pháp này áp dụng cho hạt giống lưu trữ trong thời hạn một năm.

Nhiệt độ lạnh: Với điều kiện độ ẩm từ 35 đến 40 độ C và nhiệt độ 0 độ C. Phương pháp phù hợp bảo quản hạt giống lâu hơn nhiệt độ thường.

Đông lạnh: với nhiệt độ thấp đến -100 độ C. Phương pháp giúp bảo quản hạt giống lâu dài.

Xem thêm : Bảo quản hạt, quả sấy khô bằng gói hút ẩm

Bảo quản hạt giống

Hạt giống khi thu thập cần đáp ừng những tiêu chí nhất định như: đạt độ thuần và có chất lượng cao, không bị hạt lép hay sâu bệnh.

Quy trình bảo quản hạt giống

Có thể tóm tắt quy trình bảo quản hạt thành các bước như sau:

Bước 1: Thu hoạch Bước 2: Tách hạt Bước 3: Phân loại và làm sạch Bước 4: Làm khô Bước 5: Xử lí bảo quản Bước 6: Đóng gói Bước 7: Bảo quản sử dụng

Hạt giống cần được thu hoạch vào đúng thời điểm trong mùa vụ. Như vậy sẽ đảm bảo được chất lượng hạt tốt nhất.

Các loại hạt cần được kiểm tra và loại bỏ đi những thứ không liên quan như rơm, rạ , lá, rễ,.. và những tạp chất gây hại như hạt bị sâu, hạt bị vỡ.

Hạt giống cần được làm khô bằng cách phơi khô hoặc sấy. Hạt có dầu sấy ở 30 – 40 độ C đến khi độ ẩm đạt 8-9%. Thóc thì cần sấy ở nhiệt độ 40 – 45 độ C đến khi độ ẩm đạt 13%.

Ở các vùng quê vẫn thường bảo quản hạt giống theo cách truyền thống là sử dụng chum, vại hoặc đóng bao treo nơi khô ráo. Hạt giống nếu bảo quản tốt có thể giữ được từ 1 đến 2 năm.

Bảo quản củ giống

Cù giống trước khi bảo quản cần đạt những tiêu chuẩn như: Kích thước đồng đều, không quá non hay quá già, không bị sâu bệnh, khả năng nảy mầm cao, không lẫn giống khác.

Quy trình bảo quản củ giống tóm tắt:

Bước 1: Thu hoạch Bước 2: Phân loại, làm sạch Bước 3: Xử lí phòng chống vi sinh vật hại Bước 4: Xử lí ức chế này mầm Bước 5: Bảo quản Bước 6: Sử dụng

Phần củ giống khi thu hoạch xong cần được làm sạch, tiếp đó loại bỏ những củ nứt và bị sâu mọt

Chất bảo quản có thể được sử dụng nhưng phải với liều lượng cho phép theo luật quy định.

Trong quá trình bảo quản, củ có thể nảy mầm. Có thể phun các chất ức chế nảy mầm hoặc bảo quản củ trong nhiệt độ lạnh.

Với phương pháp bảo quản thông thường thì sẽ tổn thất 30%. Nếu thực hiện nghiêm ngặt, tổn thất sẽ không quá 10%, củ nảy mầm khỏe.

Lưu ý khi bảo quản hạt giống và củ giống

Trước khi cho hạt và củ vào nơi bảo quản cần phải làm sạch

Nhiều loại hạt giống của cây ăn quả hoặc lâm nghiệp cần bảo quản trong cát ẩm để duy trì sức nảy mầm của hạt.

Các công ty sản xuất hạt, củ giống có thể dùng các kho mát, kho lạnh có độ ẩm thích hợp để bảo quản.