Top 13 thuốc điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh hiệu quả nhất năm 2022

Chào chuyên gia, gần đây tôi hay bị bốc hỏa, nóng trong người, khi đi ngủ hay gặp phải tình trạng bốc hỏa đổ mồ hôi đêm, không ngủ lại được. Vậy xin chuyên gia giải đáp tôi có thể dùng thuốc điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh được không và nên dùng thế nào cho phù hợp? (Chị Trương Thu Hà, 46 tuổi, Bắc Ninh)

Chào chị Hà,

Trường hợp bốc hỏa của chị gặp phải có thể do suy giảm nội tiết tố gây nên. Để điều trị, chị cần xem các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi diễn ra với tần suất và cường độ ra sao để có những biện pháp điều trị thích hợp. Có những trường hợp nhẹ chỉ cần thay đổi lối sống và sinh hoạt, chế độ ăn uống nhưng cũng có trường hợp cần dùng đến thuốc điều trị.

Với trường hợp của chị nếu muốn dùng thuốc điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh, chị có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về các loại thuốc trị bốc hỏa và thăm khám để được chỉ định cụ thể.

1. Vì sao nên sử dụng thuốc điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh?

Bốc hỏa là một trong những triệu chứng thường thấy ở thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh. Có đến 75-80% chị em gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân là do nội tiết tố Estrogen suy giảm, làm ảnh hưởng đến bộ điều nhiệt của cơ thể, cụ thể là vùng dưới đồi, dẫn đến não hiểu nhầm cơ thể quá nóng cần được giảm bớt nhiệt và sinh ra tình trạng bốc hỏa.

Các cơn bốc hỏa có thể đi kèm với đổ mồ hôi đêm, làm gián đoạn giấc ngủ, mất ngủ, khó chịu. Nếu tần suất và cường độ các cơn bốc hỏa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ. Vì vậy, việc sử dụng thuốc điều trị các cơn bốc hỏa có thể làm giảm tần suất, cường độ bốc hỏa, làm giảm sự khó chịu trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc điều trị bốc hỏa còn có tác dụng nhanh chóng, có thể cải thiện bốc hỏa chỉ sau vài ngày sử dụng và giá thành tương đối rẻ.

Tuy nhiên, chị em không nên quá lạm dụng thuốc trị bốc hỏa bởi chúng sẽ tiềm ẩn một số tác dụng phụ. Nên chủ động thăm khám để được chỉ định các loại thuốc phù hợp. Dưới đây chị em có thể tham khảo một số loại thuốc cho phụ nữ tiền mãn kinh hay bốc hỏa, mất ngủ.

Bốc hỏa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

2. Top 13 thuốc điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh

2.1. Sử dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT)

Điều trị bằng hormone là phương pháp hàng đầu để giảm các bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm. Hormone Estrogen và/hoặc Progesterone tổng hợp sẽ được đưa vào cơ thể để cân bằng lại nội tiết tố bị thiếu hụt thời kỳ tiền mãn kinh.

Ngoài giảm bốc hỏa mất ngủ còn có thể cải thiện tình trạng khô âm đạo và duy trì mật độ xương.

Một số dạng thuốc Estrogen bạn có thể tham khảo:

2.1.1. Thuốc viên uống Estrogen

Thuốc ở dạng uống, có từng liều lượng cụ thể theo từng loại, chị em có thể dựa theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Một số loại thuốc Estrogen dạng uống như:

  • Estrogen liên hợp (Premarin)
  • Estradiol (Estrace)
  • Estratab

Ưu điểm:

– Có thể giảm bốc hỏa và các triệu chứng tiền mãn kinh

– Giảm nguy cơ loãng xương

Nhược điểm:

– Tăng nhẹ nguy cơ đột quỵ, đông máu…

– Kết hợp với progestin có thể tăng nguy cơ ung thư vú và đau tim

– Tác dụng phụ: đau sưng vú, đau đầu, buồn nôn, tăng Cholesterol nếu có vấn đề về gan

2.1.2. Thuốc điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh bằng miếng dán da Estrogen

Các miếng dán da có thành phần Estrogen rất dễ sử dụng, dán trực tiếp dưới da để Estrogen thẩm thấu qua da. Có thể cải thiện được các triệu chứng bốc hỏa.

Một số dạng miếng dán như:

  • Miếng dán chỉ có thành phần Estrogen: Alora, Climara, Estraderm, Vivelle-Dot
  • Miếng dán kết hợp Estrogen và Progestin: Climara Pro, Comipatch

Ưu điểm:

– Tác dụng tương tự như Estrogen dạng viên uống

– Thuận tiện sử dụng, ít gây hại cho những người gặp vấn đề về gan

Nhược điểm:

– Có tác dụng phụ tương tự viên uống

– Có thể gây kích ứng da

– Cần bảo quản và sử dụng trong điều kiện tránh ánh sáng trực tiếp bởi khi dùng dưới ánh sáng trực tiếp có thể ảnh hưởng đến chất lượng Estrogen. Ngoài ra, trường hợp dán miếng dán khi da chưa khô có thể không được hấp thụ hoàn toàn.

2.1.3. Kem bôi, gel, thuốc xịt giảm bốc hỏa

Các loại kem, gel, dạng xịt này được điều chế để làm giảm tác dụng hấp thụ như thuốc uống, có liều lượng nhẹ hơn và thuận tiện khi sử dụng.

Một số loại thuốc thông dụng như:

  • Kem bôi Estrasorb
  • Gel Estroge, gel Divigel
  • Thuốc xịt Evamist

Ưu điểm:

– Hấp thụ qua da, an toàn hơn dạng uống

– Cải thiện bốc hỏa đổ mồ hôi, triệu chứng âm đạo

Nhược điểm:

– Chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng về nguy cơ tim mạch

– Có thể bị dây ra quần áo nếu chưa để khô

2.2. Trị bốc hỏa tiền mãn kinh bằng thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm triệu chứng vận mạch của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh như giảm tình trạng nóng ran, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, da đỏ bừng. Đây cũng là những dấu hiệu mà có đến 80% chị em phải trả qua.

Có 4 loại thuốc chống trầm cảm chính như:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): tăng chất dẫn truyền thần kinh serotonin
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI): tăng lượng serotonin và norepinephrine trong não
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: giữ serotonin và norepinephrine nhiều nhất có thể
  • Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs): ít được dùng vì gây nhiều tác dụng phụ

Trong đó, SSRI và SNRI có thể cải thiện triệu chứng vận mạch, đặc biệt là bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm. Đã có những thử nghiệm về mức độ cải thiện bốc hỏa cho thấy, liều thấp của SNRI venlafaxine (Effexor) hiệu quả gần như liệu pháp hormone truyền thống để giảm các cơn bốc hỏa.

Liều thấp của SSRI paroxetine (Paxil) giảm bốc hỏa, cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

Thuốc chống trầm cảm nhìn chung hiệu quả trong việc giảm bốc hỏa. Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn nên thận trọng:

  • Có tiền sử mỡ máu cao, tăng cholesterol trong máu
  • Tiền sử bệnh tim
  • Có nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ
  • Bệnh tăng nhãn áp
  • Phì đại tuyến tiền liệt

Các loại thuốc chống trầm cảm chữa bốc hỏa thường có tác dụng phụ như buồn nôn, thay đổi thói quen đại tiện, giảm ham muốn, khô miệng…

Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc như:

2.2.1. Thuốc Paroxetine trị bốc hỏa

Thuốc có thành phần Paroxetine liều thấp là phương pháp điều trị bốc hỏa không chứa hormone đã được Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận.

Một số dạng thuốc như:

  • Paxil
  • Brisdelle

Ưu điểm:

  • Có tác dụng hiệu quả trong điều trị các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh do không dung nạp được liệu pháp hormone
  • Có thể cải thiện các triệu chứng mất ngủ tiền mãn kinh

Nhược điểm:

  • Không dùng được cho phụ nữ đang sử dụng thuốc ức chế ung thư vú tamoxifen
  • Gặp nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, thay đổi thói quen đại tiện, giảm ham muốn, khô miệng, tăng cân.

2.2.2. Thuốc venlafaxine

Thuốc có thành phần venlafaxine liều thấp gần như có hiệu quả tương tự liệu pháp hormone truyền thống trong giảm các cơn bốc hỏa.

Ưu điểm:

  • Có hiệu quả cải thiện bốc hỏa
  • Ít tương tác với phụ nữ đang sử dụng Tamoxifen

Nhược điểm:

  • Dễ gặp phải phản ứng phụ như buồn nôn, thay đổi thói quen đi tiêu, nhức đầu (tác dụng phụ tạm thời)
  • Tăng huyết áp (ở liều cao)

2.2.3. Thuốc có thành phần Desvenlafaxine

Desvenlafaxine là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine, hoạt động bằng cách cân bằng một số chất tự nhiên trong não. Chúng có thể dùng điều trị chứng nóng bừng xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Không nên nhai thuốc khi uống, chỉ nên uống 1 viên mỗi ngày.

Ưu điểm:

  • Có thể cải thiện được các cơn bốc hỏa trong trường hợp không dung nạp liệu pháp hormone
  • Cải thiện được cả tình trạng lo âu, rối loạn cảm xúc thời kỳ tiền mãn kinh

Nhược điểm:

  • Có thể gây táo bón, khó ngủ, chán ăn, khô miệng
  • Gây choáng váng, giảm ham muốn

2.2.4. Thuốc trị bốc hỏa Fluxetine (Prozac)

Thuốc Fluxetine là nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc, hoạt động bằng cách tăng cường serotonin để cải thiện tinh thần, đồng thời có thể cải thiện triệu chứng bốc hỏa.

Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn.

Ưu điểm:

  • Có thể cải thiện tình trạng bốc hỏa đổ mồ hôi

Nhược điểm:

  • Không nên dùng trong trường hợp phụ nữ đang sử dụng thuốc Tamoxifen
  • Gây tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón, giảm ham muốn, mất ngủ

2.2.5. Thuốc chữa bốc hỏa Escitalopram

Escitalopram là thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin. Nghiên cứu chỉ ra, phụ nữ sử tiền mãn kinh và mãn kinh sử dụng Escitalopram với liều 10-20mg/ngày có thể cải thiện các triệu chứng bốc hỏa.

Trong đó, phụ nữ sử dụng thuốc Escitalopram có thể cải thiện 50% tần suất bốc hỏa trong 4 tuần.

Ưu điểm:

  • Cải thiện rõ rệt các cơn bốc hỏa gây mất ngủ
  • Có hiệu quả với giấc ngủ ở phụ nữ bốc hỏa gây mất ngủ
  • Tác dụng rõ rệt

Nhược điểm:

  • Có thể gây buồn nôn, thay đổi thói quen đi tiêu
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Điện tâm đồ bất thường (hiếm gặp hơn)

2.3. Thuốc chống co giật giảm bốc hỏa

2.3.1. Thuốc điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh

Thuốc chống co giật nổi lên như một giải pháp thay thế liệu pháp hormone trong việc giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh mãn kinh như bốc hỏa, lo lắng, mất ngủ. Theo nghiên cứu, có đến 70% phụ nữ thử nghiệm sử dụng thuốc Gabapentin (thuốc chống co giật) cải thiện cả về tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa. Tuy nhiên tác dụng này còn phụ thuộc vào từng cơ địa mỗi người.

Thuốc trị động kinh này có tác dụng ổn định hệ thần kinh, giảm đau thần kinh, từ đó có thể tác động đến vùng dưới đồi – cơ quan cảm biến nhiệt trong cơ thể, hỗ trợ làm giảm các cơn bốc hỏa, đồng thời giúp ngủ ngon hơn.

Một số loại thuốc thường dùng để cải thiện các cơn bốc hỏa như:

  • Neurontin 300mg
  • Gralise

Ưu điểm:

  • Có thể cải thiện được triệu chứng bốc hỏa tiền mãn kinh và mất ngủ
  • Có hiệu quả nhanh chóng

Nhược điểm:

  • Có thể gây buồn ngủ, chóng mặt
  • Dễ bị tích nước ở các chi (phù nề)
  • Người mệt mỏi

2.3.2. Thuốc Pregabalin giảm bốc hỏa

Ngoài ra có thể sử dụng thuốc Pregabalin (Lyrica). Nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy, sau 6 tuần điều trị tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa giảm 60% ở nhóm người dùng pregabalin 75mg và giảm 655 ở nhóm dùng liều 150mg.

Tuy nhiên các tác dụng phụ của Pregabalin nhiều hơn, có thể thấy như:

  • Buồn ngủ
  • Khó tập trung
  • Rối loạn thị giác

2.4. Dùng thuốc trị tiết niệu để giảm bốc hỏa tiền mãn kinh

Trong một số trường hợp, để điều trị cơn bốc hỏa cũng có thể sử dụng các loại thuốc trị tiết niệu. Trong đó có sử dụng oxybutynin, một chất kháng cholinergic, ngăn chặn một số chất trong não điều chỉnh chức năng, trong đó có việc kiểm soát sự co thắt của bàng quang.

Khi nghiên cứu về oxybutynin để kiểm soát co thắt cơ, các nhà nghiên cứu nhận thấy hoạt chất này có tác dụng phụ là giảm tiết mồ hôi, vì vậy đã hướng đến việc sử dụng để kiểm soát đổ mồ hôi đêm và bốc hỏa.

Đặc biệt, khi sử dụng oxybutynin không ảnh hưởng đến hiệu quả của tamoxifen. Kết quả thử nghiệm cho thấy, dùng một trong hai liều oxybutynin (2,5mg và 5mg) có thể giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa từ 65-80% so với giả dược.

Các loại thuốc có thành phần oxybutynin như: Ditropan XL, Oxytrol

Tuy nhiên khi sử dụng Oxybutynin cần thận trọng tác dụng phụ như:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Dễ nhầm lẫn
  • Khô miệng
  • Khô giác mạc
  • Có thể táo bón, khó đi tiểu nếu dùng liều 5mg

2.5. Thuốc hạ huyết áp có thể dùng làm thuốc điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh

Thuốc hạ huyết áp có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa. Chúng có thể thay đổi cách các mạch máu phản ứng với lệnh của não để giải phóng nhiệt một cách nhanh chóng. Tuy nhiên khi dùng thuốc hạ huyết áp để trị bốc hỏa cần được bác sĩ chỉ định và điều chỉnh liều. Không nên sử dụng quá thường xuyên.

Trong trường hợp bạn bị cao huyết áp thì việc kiểm soát các cơn bốc hỏa bằng loại thuốc này có hiệu quả hơn.

Một số thuốc hạ huyết áp bạn có thể tham khảo:

2.5.1. Thuốc điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh Clonidine

Báo cáo từ những năm 1970 cho thấy thuốc hạ huyết áp có thành phần clonidine đã được sử dụng trong việc giảm các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh.

Tên thương mại: Catapres, Kapvay, Catapres-TTS

Liều lượng sử dụng:

  • Nên bắt đầu với liều 25 microgam (1/4 viên) 2 lần một ngày
  • Liều có thể tăng lên khi dung nạp 50-75microgam hai lần một ngày nếu cần thiết
  • Có thể uống từ 2-4 tuần. Sau thời gian này nếu thuốc không đáp ứng và làm giảm các cơn bốc hỏa nên ngưng sử dụng

Tác dụng phụ:

  • Chóng mặt
  • Táo bón
  • Khô miệng
  • Buồn ngủ nhưng khó ngủ

2.5.2. Thuốc methyldopa giảm bốc hỏa

Đã có một số nghiên cứu cho thấy methyldopa có tác dụng giảm các cơn bốc hỏa thời kỳ mãn kinh nhưng tác dụng khá khiêm tốn. Đối với những người bị bệnh gan hoặc đang sử dụng thuốc chống trầm cảm ức chế enzyme monoamine oxidase (MAOIs) không nên sử dụng.

Tác dụng phụ:

  • Mệt mỏi
  • Suy nhược
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn

3. Hỗ trợ giảm bốc hỏa tiền mãn kinh nhờ thảo dược

Ngoài các loại thuốc điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh, chị em có thể sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ giảm triệu chứng bốc hỏa nhờ việc bổ sung hoạt chất có tác dụng tương tự Estrogen trong cơ thể hay còn gọi là Estrogen thảo dược.

Trong đó, một số nhóm như isoflavone có cấu trúc tương tự Estrogen, có thể cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh bao gồm bốc hỏa, đổ mồ hôi, khó ngủ, da khô sạm, “khô hạn”, giảm ham muốn.

Có thể kể đến một số thực vật, thảo dược giàu isoflavone như:

  • Các loại đậu như đậu gà, đậu phộng, đặc biệt mầm đậu nành
  • Quả hồ trăn
  • Cỏ ba lá đỏ
  • Cỏ linh lăng

Ngoài ra có thể sử dụng thảo dược hỗ trợ kích thích tăng tổng hợp Estrogen nội sinh trong cơ thể. Trong một số loại thảo dược giàu hợp chất saponin như Diosgenin, có cấu trúc tương tự như DHEA – tiền chất tổng hợp hormone sinh dục. Khi đi vào cơ thể sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất Estrogen.

Có thể kể đến như:

  • Libifem, chiết xuất từ cỏ cà ri, giàu diosgein
  • Củ maca (Lepidium meyenii)
  • Khoai mỡ hoang dã (Wild Yam)
  • Rhodiola rosea (cây rễ vàng)
  • Chiết xuất hoa mộc lan

Những thảo dược này an toàn, ít tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài.

4. Thuốc giảm bốc hỏa tiền mãn kinh nên uống khi nào?

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và các cơn bốc hỏa mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc trị bốc hỏa vào thời gian nào. Thông thường, chị em nên uống với liều thấp nhất, sau đó có thể tăng dần liều lượng.

Nên uống sau bữa ăn, tốt nhất là cùng lúc với bữa ăn bởi thức ăn có thể làm giảm cảm giác buồn nôn, một trong những tác dụng phụ dễ gặp nhất khi dùng thuốc bốc hỏa.

Ngoài ra:

  • Không nên nhai, nghiền nát hay hòa tan thuốc trị bốc hỏa
  • Nên uống với một cốc nước lớn
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trong trường hợp bị mất ngủ. Một số loại thuốc trị bốc hỏa mất ngủ nên có thể uống vào buổi tối. Nhưng một số loại thuốc gây mất ngủ thì nên uống thời điểm khác trong ngày.
  • Không nên uống thuốc khi cơ thể bị đói

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh

Khi sử dụng thuốc trị bốc hỏa hay bất kỳ loại thuốc nào, chị em cần thận trọng:

Liệt kê các loại thuốc đang sử dụng hoặc các bệnh lý gặp phải. Đối với chị em ở tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh sẽ gặp phải nhiều vấn đề.

  • Thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, nên uống đúng, đủ liều để đạt tác dụng
  • Nên cân nhắc đối với một số trường hợp bị bệnh gan, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Nên lựa chọn những giải pháp chữa bốc hỏa phù hợp. Nếu không dùng được liệu pháp hormone có thể cân nhắc dùng các liệu pháp không hormone
  • Tuyệt đối không tăng liều, giảm liều nếu không có chỉ định của bác sĩ, người có chuyên môn
  • Một số loại thuốc sẽ có hướng dẫn sử dụng nhất định, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn
  • Không sử dụng thuốc hết hạn, có dấu hiệu mốc, ẩm, giảm chất lượng
  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời
  • Không nên vứt thuốc đặc biệt thuốc có chứa thành phần Estrogen tổng hợp vào bồn cầu, nước thải

6. Lời khuyên từ chuyên gia

Theo Dược sĩ Hoàng Mạnh Cường, thuốc điều trị bốc hỏa mất ngủ hay các triệu chứng tiền mãn kinh không nên quá lạm dụng. Chỉ nên sử dụng trong trường hợp thật cần thiết và được chỉ định của bác sĩ bởi các loại thuốc này đều tiềm ẩn những tác dụng phụ nhất định.

Trong trường hợp bốc hỏa nhẹ hoặc bốc hỏa sau sinh, đang cho con bú, tốt nhất nên sử dụng các biện pháp cải thiện như:

  • Tránh ăn các thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn như rượu, bia dễ làm tăng mức độ các cơn bốc hỏa
  • Tăng cường tập thể dục thể thao để duy trì sức khỏe dẻo dai
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin E, omega-3
  • Có thể bổ sung các nguồn Estrogen thảo dược để cải thiện triệu chứng bốc hỏa mất ngủ
  • Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ để luôn thoáng mát
  • Lựa chọn các loại quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hồi để giảm các cơn bốc hỏa đổ mồ hôi

Nên uống một cốc nước mát để điều chỉnh thân nhiệt khi bốc hỏa

Trên đây là một số thông tin về thuốc điều trị bốc hỏa tiền mãn kinh. Hi vọng chị Hà đã biết được bốc hỏa tiền mãn kinh uống thuốc gì và loại thuốc nào phù hợp với mình. Tốt nhất chị nên thăm khám để biết cách điều trị hợp lý nhất.

Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

XEM THÊM:

  • Hỗ trợ cải thiện bốc hỏa nhờ chiết xuất mầm đậu nành
  • Giảm bốc hỏa từ tinh dầu hoa anh thảo – Nhiều nghiên cứu chứng minh cải thiện rõ rệt
  • Bốc hỏa nên ăn gì kiêng gì? – Tìm hiểu ngay!