Phân Tích Sóng Xuân Quỳnh Hay Nhất

Phân tích Sóng Xuân Quỳnh sẽ cho chúng ta cảm nhận được những cảm xúc tinh tế và mãnh liệt trong tình yêu của người phụ nữ. Tình yêu là một đề tài muôn thuở mà con người ta bàn luận chưa bao giờ thấy chán và khi tình yêu đưa vào thơ ca cũng vậy – ở đó chỉ có sự thú vị, sự xúc cảm chân ái nhất với tác phẩm và nhà thơ mà thôi. Cùng Kiến Guru cảm nhận bài thơ Sóng dưới đây nhé.

I. Tìm hiểu chung để phân tích Sóng Xuân Quỳnh

Mở bài Sóng cần giới thiệu thông tin sơ lược về tác giả và tác phẩm:

1. Tác giả

– Xuân Quỳnh (1942-1988) là nữ thi sĩ nổi tiếng trong nền thơ ca Việt Nam.

phan-tich-song-xuan-quynh-1

Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh (1942-1988)

– Xuân Quỳnh sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình trung lưu, bà sớm phải xa mẹ từ nhỏ, bố hay đi công tác nên nhà thơ học được cách tự lập từ nhỏ khi sống với bà.

– Sự nghiệp Xuân Quỳnh để lại cho đời với hàng loạt các tác phẩm thơ ca nổi tiếng như: Tiếng gà trưa, Thuyền và biển, Sóng, …

2. Tác phẩm

– Bài thơ Sóng Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1967, lấy cảm hứng trong một chuyến đi thực tế tại bãi biển Diêm Điền – Thái Bình và in trong tập Hoa dọc chiến hào.

– Đây là bài thơ tình yêu nổi tiếng nhất tiêu biểu cho phong cách thơ nữ tính, trữ tình của Xuân Quỳnh.

II. Phân tích Sóng Xuân Quỳnh chi tiết

1. Bản chất của “sóng” và “em” trong khổ 1 và 2

Mở bài Sóng thể hiện ngay những cảm xúc rõ ràng của một tâm hồn khao khát được yêu đương mãnh liệt đang đăm chiêu tìm kiếm một tình yêu rộng lớn hơn ngoài kia.

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

phan-tich-bai-song-1

Sóng dữ dội

phan-tich-bai-tho-song-xuan-quynh

Sóng dịu êm

=> Nghệ thuật tương phản được sử dụng đầy tinh tế và sáng tạo.

-> Tác giả dùng nét đối lập để thể hiện hai trạng thái tâm lý ngược nhau vừa là biểu hiện tự nhiên của con sóng muôn đời vẫn thế, gợi liên tưởng tâm lý người phụ nữ trong tình yêu cũng luôn thay đổi thất thường, đối nghịch nhau đến khó hiểu (khi mãnh liệt khi lại dịu dàng). Những biểu hiện tâm lý khác thường của người phụ nữ ấy vừa đa dạng mà vừa phức tạp toát ra từ trái tim tôn thờ tình yêu và khao khát được yêu thương.

– Bộ ba “sông”, “sóng”, “bể” hỗ tương cho sự tồn tại của nhau : Sông và bể tạo nên cuộc đời sóng, nhưng sóng chỉ thực sự là mình, được sống với cuộc đời thực của mình và được tự do bay nhảy khi sóng hòa vào với biển khơi bao la, rộng lớn.

=> Cuộc hành trình của sóng luôn không ngừng khám phá chính mình, còn người phụ nữ luôn tìm kiếm, khát khao vươn tới những giá trị tuyệt vời, đích thực trong tình yêu của người phụ nữ, mạnh mẽ bứt phá những quy luật cũ, mở toang không gian chật hẹp để vươn tới một không gian lớn lao hơn.

Ôi con sóng… và ngày sau vẫn thế

– Thán từ “ôi”: Nét nồng nàn, nữ tính trong giọng thơ Xuân Quỳnh, là tiếng lòng đầy thổn thức yêu đương từ trái tim chân thành của người phụ nữ đang đắm chìm trong tình yêu.

– Nghệ thuật đối lập “ngày xưa” – “ngày sau”: sự đối lập khẳng định sự trung thành, nhất quán.

=> Sóng vẫn luôn dạt dào, sôi nổi dù ngày xưa hay sau này. Đó cũng là bản tính của người phụ nữ mãi trường tồn với thời gian.

Nỗi khát vọng tình yêu… ngực trẻ

– “Bồi hồi”: trạng thái tâm lý bất định, thể hiện rõ nét sự nôn nao, khắc khoải, da diết của tình yêu trọn đời, trọn kiếp đang cháy trong “ngực trẻ”.

=> Tình yêu tuổi trẻ song hành trong từng câu chữ cùng con sóng để thấy rằng khát vọng tình yêu tuổi trẻ đời đời vẫn mãnh liệt và đắm say đến thế.

2. Những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu trong khổ 3 và 4

– Chính vì tác giả cũng “Không hiểu nổi mình” nên bà đặt ra những thắc mắc về biển cả và tình yêu.

– Trong đoạn này, nhà thơ sử dụng điệp ngữ “em nghĩ về” và câu hỏi tu từ “Từ nơi nào sóng lên

-> Một niềm khát khao tự nhận thức bản thân, nhưng tác giả chỉ dừng lại ở đó vì còn nặng long đi tìm câu trả lời cho nguồn gốc của tình yêu.

Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhau

-> Người phụ nữ thể hiện rõ nỗi băn khoăn về khởi nguồn của tình yêu và thể hiện tâm lý hồn nhiên, nữ tính của tác giả.

– Xuân Quỳnh đã lấy chính quy luật tự nhiên để tìm ra nguồn gốc của sóng, của tình yêu, gợi lên những bí ẩn của tình yêu cần khám phá.

“Sóng bắt đầu từ gió”

“Gió bắt đầu từ đâu?”

“Em cũng không biết nữa”

-> Tình yêu thường đến rất bất ngờ mà ta khó lòng sắp xếp “một kịch bản” cho điều kỳ diệu đó được, tình yêu sẽ đến một cách tự nhiên mà không báo động trước.

Khi nào ta yêu nhau

-> Nhân vật trữ tình đang băn khoăn tự hỏi chính mình một câu hỏi mà vốn muôn đời nào ai lý giải được khi đã dấn thân vào vòng xoáy tình yêu.

3. Nỗi nhớ và lòng thủy chung của người con gái khi yêu trong khổ 5 và 6

– “Dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”: Nghệ thuật tương phản, gợi mở trên nhiều không gian và phạm vi đa dạng khác nhau.

– “Ngày” – “đêm”: thời gian cũng linh động đa dạng khác nhau.

– “Ngày đêm không ngủ được”

=> Từng câu từ thấm đẫm nỗi nhớ dạt dào, da diết, triền miên của sóng với bờ hay của người phụ nữ với tình yêu.

– Người phụ nữ không còn giấu diếm nỗi nhớ của mình thêm được nữa mà trực trào ra bên ngoài cử chỉ, điệu bộ, thói quen hàng ngày một cách trực tiếp, chân thành và, mạnh dạn.

“Lòng em nhớ đến anh”

“Cả trong mơ còn thức”

-> Cách nói thậm xưng thể hiện nỗi nhớ trực trào mãnh liệt bao trùm cả không gian và thời gian, không còn biên giới nào chế ngự được sự bao vây của nỗi nhớ.

– Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, “bắc – nam”: Hành trình của con sóng lăn lộn ngược xuôi, vẫy vùng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu mà người phụ nữ đang kiếm tìm giữa cuộc đời quá rộng, vô chừng.

=> Đó là tất cả tình cảm thủy chung nơi người con gái với người mình yêu thương. Dù là ở đâu, đi đâu, dù xuôi dù ngược trong bốn phương tám hướng chân trời thì cũng chỉ hướng về một phương anh duy nhất.

4. Khát vọng tình yêu vĩnh cửu trong khổ 7,8 và 9

– “Con nào chẳng tới bờ … Dù muôn vời cách trở”: Đó vốn là quy luật muôn đời của thiên nhiên, cũng giống như “em” – dù tình yêu có trải qua bao thăng trầm, ngọt bùi, cay đắng thì em cũng vẫn hướng về phương anh với một tình yêu thủy chung duy nhất và em tin bằng tình yêu chân thành rồi sẽ có trái ngọt hoa thơm.

=> Người phụ nữ đang ấp ủ niềm tin, niềm hy vọng vào một hạnh phúc tương lai tuyệt vời, vào cái đích mật ngọt kết tinh của một tình yêu vĩ đại như con sóng kia rồi cũng sẽ tới bờ dù qua bao cách trở.

– “Cuộc đời tuy dài thế / Năm tháng vẫn đi qua”: chính cuộc đời hữu hạn mang đến cho ta cảm giác thật cô đơn và nhỏ bé, bắt đầu có những nỗi lo âu về sự hữu hạn của tình yêu trước sự vô cùng của thời gian, cuộc đời.

– “Như biển kia … bay về xa”: người phụ nữ bắt đầu sợ sự đổi thay nơi lòng người khó mà biết trước được. Nhưng khi vượt qua bao phong ba bão táp, qua những hoài nghi, những đổi thay để theo đuổi sự tích cực trong tình yêu và luôn hướng về nhau, cùng nhau phát triển thì tình yêu sẽ có thêm dư vị, sẽ đẹp và đáng trân trọng hơn.

=> Đó là khát khao mãnh liệt và chính đáng của người phụ nữ mong muốn được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu” và khát khao hòa nhập tình yêu riêng tư nhỏ bé của mình trong tình yêu chung bao la, rộng lớn.

III. Tổng kết bài phân tích Sóng Xuân Quỳnh

1. Giá trị nội dung

Xuân Quỳnh luôn có những rung cảm tình yêu rất đời thường mà rất riêng và ta cũng cảm nhận được điều đó qua bài thơ Sóng của bà. Bà chúa thơ tình thể hiện những cảm xúc, rung động tinh tế và những nét đặc trưng trong tình yêu của người phụ nữ mà ta đều thấy mình trong đó. Cảm nhận bài thơ Sóng Xuân Quỳnh còn cho ta thấy được quan niệm tình yêu mới mẻ của Xuân Quỳnh, vượt qua mọi rào cản, hủ tục và quan niệm xưa cũ của xã hội để sống hết mình với tình yêu và luôn khao khát một tình yêu đích thực, chân thành.

2. Gía trị nghệ thuật

– Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng linh hoạt, đa dạng như: tương phản – đối lập, ẩn dụ, nhân hóa.

– Ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi mở, liên tưởng.

– Thể thơ ngũ ngôn liền mạch.

Phân tích Sóng Xuân Quỳnh xong bạn có cảm nhận được tiếng sóng lòng mình cũng đang thổ lộ điều gì đó với bạn về ai đó, về mối tình nào đó chăng và bạn có tự thấy mình trong chính từng dòng thơ của Xuân Quỳnh? Tham khảo bài phân tích của Kiến Guru để xem chúng ta có chung cảm nhận không nhé.