Lưu ngay objective trong cv là gì hàng đầu 2023

Khi đánh giá CV xin việc, định hướng, mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) là yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm. Vậy làm sao để viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV vừa ngắn gọn vừa ấn tượng? TopCV sẽ bật mí trong bài viết sau đây.

Career Objective là gì?

Career Objective là những định hướng, kỳ vọng, kế hoạch phát triển bản thân hoặc đích đến trong sự nghiệp mà ứng viên muốn đạt được trong tương lai. Phần này được trình bày ngay trong CV xin việc, góp phần giúp ứng viên tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Career Objective chuẩn phải ngắn gọn, súc tích, đi đúng trọng tâm và làm hài lòng nhà tuyển dụng.

Việc đặt ra mục tiêu khi làm bất cứ điều gì vô cùng quan trọng, bởi biết rõ đích đến của bản thân sẽ có động lực cố gắng để đạt được. Khi đi xin việc cũng vậy, ứng viên nên ghi rõ mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn rõ ràng, ngắn gọn, súc tích để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt và xác định mức độ phù hợp với công ty.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì?
XMục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì?

Mặt khác, việc đưa ra mục tiêu nghề nghiệp còn giúp nhà tuyển dụng xác định được ứng viên có thực sự muốn gắn bó lâu dài với công ty hay không. Tất nhiên, chẳng doanh nghiệp nào muốn tuyển một người không cùng định hướng vì họ dễ dàng có xu hướng nhảy việc nếu không thấy lợi ích công việc mang lại. Bởi thế, ứng viên nên viết phần Career Objective thật chỉn chu để chứng tỏ bản thân thực sự muốn đồng hành cùng doanh nghiệp. Đồng thời, thể hiện mình là người chuyên nghiệp từ những việc nhỏ nhất.

Xem thêm:

>> Hướng dẫn cách trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV

>> Chia sẻ mẫu CV dành cho sinh viên mới ra trường hoàn hảo nhất 2022

Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp

Làm thế nào để xác định mục tiêu của bản thân? Chắc hẳn, đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Mục tiêu càng rõ ràng, phù hợp với năng lực của bản thân thì càng dễ dàng đạt được. Một trong những cách xác định Career Objective được sử dụng nhiều nhất chính là nguyên tắc SMART.

Mô hình này được triển khai dựa trên 5 từ khóa: Specific – Measurable – Attainable – Relevant – Time-Bound. Cụ thể như sau:

  • S – Specific (Tính cụ thể): Mục tiêu nghề nghiệp càng rõ ràng càng tốt, không nên chung chung như trở thành người giàu nhất thế giới, muốn có mức lương cao hơn trong 2 năm tới,…. Những điều này có thể coi là mục tiêu nhưng quá mơ hồ. Thay vào đó ứng viên có thể viết kiếm được 100 triệu trước 27 tuổi, lương đạt mức 20 triệu/tháng,….
  • M – Measurable (tính đo lường): Gắn mục tiêu với những con số cụ thể như bán 20 đơn hàng online mối ngày, muốn mức lương 30 triệu/tháng,….
  • A – Attainable (tính khả quan): Ứng viên nên đặt những mục tiêu phù hợp với khả năng của bản thân, tránh đưa ra những điều quá xa tầm với. Bởi khi thực hiện những điều quá sức không thành, bản thân sẽ dễ chán nản rồi bỏ cuộc. Tuy nhiên, cũng không nên để mục tiêu quá nhỏ nhặt, tốt nhất bản thân có 10 phần năng lực thì nên đặt mục tiêu 8-10.
  • R – Relevant (tính thực tế) : Ứng viên nên đặt mục tiêu có thể xảy ra, phù hợp với môi trường xung quanh. Không nên đưa ra mục tiêu quá mơ mộng hoặc khả năng xảy ra thấp như tự nhiên trúng số chẳng hạn.
  • T – Time-Bound (tính ràng buộc về thời gian): Tất cả các mục tiêu nghề nghiệp đưa ra nên có một mốc thời gian hoàn thành cụ thể để thúc đẩy bản thân cố gắng hoàn thành deadline đưa ra. Đôi khi việc thiết lập thời gian cụ thể còn giúp hoàn thành mục tiêu nhanh hơn dự kiến.
Nguyên tắc SMART
Nguyên tắc SMART

Cách ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp chỉ là một phần nhỏ trong CV nhưng nó vô cùng quan trọng và nhất định phải có. Dưới đây là một vài cách ghi Career Objective ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng:

Viết mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn là những kế hoạch, dự định trong tương lai gần của ứng viên (thường là dưới 2 năm). Để viết phần này, ứng viên có thể dựa vào mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đã gửi trước đó. Bám sát vào đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy mục tiêu ngắn hạn của ứng viên phù hợp với yêu cầu vị trí họ đang tìm.

Ngoài ra, ứng viên hãy thể hiện bản thân có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có tinh thần học hỏi, cầu tiến trong công việc. Ví dụ: “Thời gian tới, tôi sẽ tham gia thêm các khóa học để lấy chứng chỉ, đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm trong quá trình làm việc để hoàn thiện bản thân, làm thật tốt công việc được giao”.

Mục tiêu nghề nghiệp tuy nhỏ nhưng rất quan trọng
Mục tiêu nghề nghiệp tuy nhỏ nhưng rất quan trọng

Viết mục tiêu dài hạn

Mục tiêu dài dạn là những kế hoạch, lộ trình dài và đích hướng đến trong tương lai của ứng viên. Nhìn vào phần này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được tầm nhìn xa, khả năng tư duy của ứng viên. Đồng thời, họ cũng xác định được ứng viên có ý định hoặc phù hợp để gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không.

Một vài mẹo nhỏ dành cho các ứng viên khi viết mục tiêu dài hạn:

  • Nên gắn mục tiêu của bản thân với mục tiêu phát triển chung của công ty.
  • Ứng viên cần tìm hiểu về định hướng phát triển, sứ mệnh của doanh nghiệp.
  • Dựa vào những mục tiêu ngắn hạn đã nêu để kết nối mục tiêu dài hạn.
Mục tiêu dài dạn là những kế hoạch, lộ trình dài và đích hướng đến trong tương lai của ứng viên
Mục tiêu dài dạn là những kế hoạch, lộ trình dài và đích hướng đến trong tương lai của ứng viên

Viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới tốt nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp đối với sinh viên mới ra trường thực sự rất khó, nhất là mục tiêu dài hạn. Vừa tốt nghiệp, cần tấm bằng trên tay, nhiều bạn trẻ vẫn mông lung không biết mình sẽ làm gì? Cần làm gì? Phải làm gì? Nên làm đúng ngay hay trái ngành? Đam mê của bản thân là gì? Điểm mạnh là gì? Muôn vàn câu hỏi xuất hiện trong đầu khiến họ không xác định được thực sự mục tiêu bản thân đang hướng đến là gì để viết vào CV xin việc. Đừng lo lắng, cứ tự tin viết mục tiêu xin việc dựa trên những tips nhỏ dưới đây để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé:

Dựa theo mô tả công việc để viết mục tiêu ngắn hạn, nên kết hợp cùng sở thích và tài lẻ của bản thân khi còn đi học.

Tự đọc vị bản thân để biết điểm mạnh là gì, mong muốn của chính mình trong tương lai như nào?

Mục tiêu dài hạn không nên quá viển vông hoặc phóng đại. Chẳng hạn, là sinh viên vừa tốt nghiệp không nên viết “Trở thành giám đốc nhân sự trong 2 năm”. Điều này khiến nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên là người không thực tế.

>> Xem thêm: Hướng dẫn viết CV cho sinh viên mới ra trường

Người đã có kinh nghiệm thường đã xác định rõ định hướng, kế hoạch phát triển trong tương lai
Mục tiêu của sinh viên mới ra trường nên kết hợp giữa khả năng của bản thân và mong muốn trong tương lai

Viết mục tiêu nghề nghiệp cho người đã có kinh nghiệm

Với những người đã có kinh nghiệm, họ hiểu rõ mong muốn của bản thân nên dễ dàng viết ra định hướng, kế hoạch phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, khi trình bày mục tiêu trong CV vẫn cần chú ý một số điểm sau:

  • Không nên viết quá lan man, dài dòng, câu từ tối nghĩa.
  • Xác định mục tiêu dựa trên khả năng của bản thân, thể hiện được sự cầu tiến và phù hợp với công việc.
  • Có thể liệt kê ngắn gọn 1-2 thành tích trong sự nghiệp để nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự nghiêm túc.

Tạo CV ngay

Những lỗi thường gặp khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Người đã có kinh nghiệm thường đã xác định rõ định hướng, kế hoạch phát triển trong tương lai

Những lỗi thường gặp khi viết Career Objective trong CV

Nếu không muốn mất điểm trước nhà tuyển dụng, ứng viên cần phải tránh mắc những lối sau đây khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV:

Objective quá chung chung

Nhà tuyển dụng đủ thông minh để biết ứng viên thực sự đầu tư và nghiêm túc với vị trí ứng tuyển hay không. Chính vì vậy, với những chiếc CV có phần mục tiêu nghề nghiệp đi copy, chung chung, không có ý nghĩa rất dễ mất điểm. Nếu ứng ghi kiểu: “Tôi mong muốn học hỏi, tích lỹ và trau dồi kiến thức về nghề để đóng góp vào sự phát triển của công ty” thì lập tức CV sẽ bị loại vì mục tiêu chẳng có ý nghĩa cụ thể nào cả. Hãy cố gắng định hướng được bản thân muốn gì để viết ra một mục tiêu mang bản sắc riêng của mình.

Những lỗi thường gặp khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mục tiêu quá lan man, dài dòng

Đây cũng là lỗi mà rất nhiều ứng viên gặp phải khi trình bày CV xin việc. Thực tế, nhà tuyển dụng chỉ có khoảng 1-2 phút để đọc CV của ứng viên, thậm chí là vài giây. Những CV quá dài dòng, lan man, không cung cấp đúng vấn đề mong muốn họ sẵn sàng bỏ qua. Vì thế, ứng viên nên trình bày Career Objective ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ nội dung.

Không có mục tiêu ngắn hạn, dài hạn

Nhiều ứng viên gặp khó khăn trong việc phân chia mục tiêu ngắn hạn, dài hạn nên họ đã lựa chọn viết gộp. Điều này khiến ứng viên vô tình mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, khả năng bị loại rất cao.

Mục tiêu không tạo giá trị cho công ty

Nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng với những ứng viên đưa ra được mục tiêu ngắn hạn, dài hạn rõ ràng. Tuy nhiên, nếu những mục tiêu đó chỉ đem lại giá trị cá nhân mà không có lợi cho công ty thì nguy cơ bị loại rất cao. Bởi lẽ, doanh nghiệp tuyển nhân viên là để tạo ra giá trị và lợi nhuận cho họ. Chính vì vậy, hãy cố gắng lồng ghép mục tiêu phát triển bản thân với giá trị đem lại cho doanh nghiệp.

>> Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý khi viết CV xin việc mà bạn không nên bỏ qua

Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp trong CV hay

Nếu đang không biết bắt đầu viết mục tiêu nghề nghiệp từ đâu, ứng viên có thể tham khảo một vài mẫu ở dưới đây:

Ngành Marketing

Ngắn hạn: Mong muốn trong tương lai sẽ làm tại vị trí nhân viên marketing của tập đoàn X, cùng làm việc với đội nhóm để xây dựng các giải pháp quảng cáo hiệu quả cho khách hàng.

Dài hạn: Trong vòng 3 năm tới trở thành một chuyên gia Marketing tại tập đoàn X, thành thạo về SEO và SEM, tăng lượng truy cập trang web và thúc đẩy sự phát triển của công ty bạn.

Mục tiêu nghề nghiệp hay cho ứng viên ngành Marketing

Nhân sự

Ngắn hạn: Trở thành nhân viên hành chính nhân sự tại công ty X, vừa làm việc vừa hoàn thành khóa học hành chính nhân sự trong vòng 2 năm tới.

Dài hạn: Trong 5 năm tới, trở thành Trưởng phòng nhân sự với chuyên môn, nghiệp vụ cao và nắm chắc các kỹ năng mềm để cống hiến tốt nhất cho sự phát triển của công ty.

Kế toán

Ngắn hạn: Tôi mong muốn được làm việc tại Big4 để trải nghiệm môi trường chuyên nghiệp, tích lũy thêm kiến thức, đồng thời có cơ hội ứng dụng vào thực tế.

Dài hạn: Trong 5 năm trở thành kế toán trưởng với trình độ chuyên môn cao, nắm vững nghiệp vụ và những kỹ năng quan trọng để cống hiến tốt nhất cho doanh nghiệp. Đồng thời, xây dựng mạng lưới khách hàng đa dạng, quan hệ đối tác vững chắc và có được sự tín nhiệm của cấp trên, đồng nghiệp.

Mục tiêu nghề nghiệp hay cho ứng viên ngành Kế toán

Nhân viên kinh doanh

Ngắn hạn: Vừa tốt nghiệp đại học X, tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh của công ty để vận dụng kiến thức vào thực tế, góp phần vào gia tăng khách hàng cho công ty. Trong 1 năm tới, đạt được vị trí chuyên viên kinh doanh.

Dài hạn: Trong 3 năm tới, tôi mong muốn tích lũy được nhiều kinh nghiệm, trở thành trưởng nhóm kinh doanh, đào tạo đội nhóm vững mạnh góp phần vào sự phát triển lâu dài của công ty.

Tạm kết

Hiện nay, nhiều ứng viên có thói quen không xem trọng phần mục tiêu công việc, thậm chí còn bỏ hẳn, không cho vào CV. Đây là một lỗi sai nghiêm trọng khiến ứng viên mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bởi mục tiêu nghề nghiệp vô cùng quan trọng trong CV, tác động nhiều đến quyết định lựa chọn ứng viên phù hợp của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ứng viên hãy cố gắng trình bày thật chỉn chu, tránh những lỗi sai thường gặp kể trên để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Với những thông tin chia sẻ ở trên của TopCV, hi vọng giúp bạn đọc hiểu hơn về tầm quan trọng và cách viết mục tiêu nghề nghiệp sao cho thu hút nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, việc tự trang bị cho mình một chiếc CV ấn tượng cũng là điểm cộng trong mắt đơn vị tuyển dụng. Thay vì ngồi viết hồ sơ xin việc bằng tay, nhiều ứng viên đã tìm đến các website hỗ trợ tạo CV online, trong đó, TopCV được tin tưởng và lựa chọn rất nhiều.

TopCV hỗ trợ công cụ tạo CV hàng đầu Việt Nam với kho CV mẫu chuyên nghiệp độc quyền. Nhờ đó, ứng viên có thể gia nhập vào hệ sinh thái kết nối tuyển dụng giữa doanh nghiệp và ứng viên. Sau khi hoàn thiện viết CV, ứng viên tiến hành lưu CV lại rồi tải về dưới dạng PDF hoặc sử dụng link CV online để gửi cho nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, TopCV cũng cung cấp hàng chục nghìn tin tuyển dụng việc làm uy tín được cập nhật mỗi ngày, mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn cho người tìm việc.

Tìm việc ngay