7 Phương pháp kỷ luật không nước mắt dành cho trẻ

Trẻ con đến một độ tuổi hoặc giai đoạn nào đó sẽ trở nên bướng bỉnh, thậm chí là mè nheo hơn rất nhiều. Trên hành trình chăm sóc và nuôi dạy con khôn lớn, phương pháp dạy con kỷ luật không nước mắt giúp con yêu của bạn ngoan ngoãn và phát triển toàn diện hơn. Vậy, phương pháp này là gì? hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Phương pháp dạy con kỷ luật không nước mắt là gì?

Kỷ luật không nước mắt là một phương pháp nuôi con khoa học mà không cần dùng đến bạo lực hoặc những lời la mắng nặng lời. Đây là phương pháp bao gồm các quy tắc rõ ràng về thưởng, phạt, nghệ thuật khen hoặc chê, cùng những quy tắc ứng xử giữa cha mẹ và con cái.

Có thể nói, phương pháp này như một lối thoát cho các bậc phụ huynh về cách dạy con theo lối mòn. Bên cạnh đó, cách thực hiện khá đơn giản nên các bậc phụ huynh có thể áp dụng thường xuyên để nói không với bạo lực trong cách dạy con.

>>> Xem ngay: 8 Phương pháp rèn luyện tư duy logic cho trẻ hiệu quả

Kỷ luật không nước mắt là cách dạy con không dùng bạo lực

Đây là một phương pháp giáo dục con cái bao gồm việc không bạo lực về thể xác cũng như tinh thần của trẻ. Tuy nhiên, không có nghĩa là cha mẹ phải chiều chuộng trẻ mà là rèn luyện các tính cách của con trong giới hạn và sự kiên trì bền bỉ.

Trong cơ thể con người có một loại hoocmon có tên là cortisol, được tiết ra mỗi lần trẻ sợ hãi, thiếu tự tin nếu cha mẹ thường xuyên ép buộc trẻ làm theo ý muốn của mình. Đây là loại hooc môn khiến trẻ phát triển chậm, não thường kém thông minh hơn so với những đứa trẻ khác.

Kỷ luật không nước mắt theo từng giai đoạn của trẻ

– Giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi: Trong giai đoạn này, trẻ thường có thói quen làm theo những hoạt động đã diễn ra theo một lịch trình nhất định. Việc của cha mẹ cần làm lúc này là tập cho con thói quen sinh hoạt nề nếp, ngăn nắp và đúng giờ giấc.

– Giai đoạn 1-2 tuổi: Bước sang giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu có biểu hiện muốn làm tất cả mọi việc theo ý của mình. Cha mẹ cần phải quan sát, kiên trì và giải thích hậu quả kèm theo hành động thực tế để trẻ tránh được tối đa những tai nạn ngoài ý muốn có thể xảy ra.

– Giai đoạn 2-3 tuổi: Đây là một trong giai đoạn vô cùng khó khăn khi trẻ bước vào “khủng hoảng tuổi lên 3” với sự bướng bỉnh, cáu gắt một cách vô lý mà muốn gây sự chú ý với mọi người xung quanh về việc làm của mình. Một lần nữa, cha mẹ phải hết sức bình tĩnh, kiểm soát cơn nóng giận để có thể tìm ra những biện pháp kỷ luật một cách hợp lý nhất mà vừa có sức răn đe lại không làm tổn thương đến bé.

– Giai đoạn 3-5 tuổi: Giai đoạn này, trẻ sẽ dễ bảo hơn một chút vì căn bản đã hiểu hết được những lời mà cha mẹ nói. Chính vì thế, cha mẹ nên làm gương và thực hiện hình phạt một cách cương quyết để trẻ hiểu và làm theo. Và đừng quên dành những lời khen ngợi khi bé đạt được những thành tích tốt.

– Giai đoạn 6-12 tuổi: Bước sang giai đoạn này, trẻ sẽ trở nên tự giác và độc lập hơn. Cha mẹ nên tạo thời gian cho bé để bé được trải nghiệm, giao lưu bạn bè và tập trung hơn cho việc học. Đồng thời xây dựng các nguyên tắc kỷ luật cho trẻ nếu trẻ có những hành động hoặc cư xử không đúng.

– Giai đoạn 13-18 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ bước sang độ tuổi dậy thì, có những thay đổi về mặt cảm xúc và thể chất. Chính vì thế, cha mẹ cần phải tăng cường trò chuyện, lắng nghe và chia sẻ với trẻ nhiều hơn. Hơn ai hết, trong lúc này, trẻ cần cha mẹ thấu hiểu và sẵn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Hãy đưa ra những hình thức xử phạt công bằng nhưng kiên định khi trẻ mắc lỗi. Không trậm trọng hóa các vấn đề để hạn chế những điều tồi tệ có thể xảy ra với trẻ trong giai đoạn này.

Các cách dạy con kỷ luật không cần đòn roi

1. Phạt trẻ một cách khoa học

Mỗi lần con phạm lỗi, cha mẹ cần phải bình tĩnh, không được đánh mắng con, vì điều này sẽ khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực. Điều cha mẹ cần làm là phải phân tích, giải thích để trẻ nhận ra đúng, sai, từ đó điều chỉnh hành vi mà không cần nhận sự trừng phạt.

2. Cách ly con tạm thời

Trong trường hợp trẻ đã nhận được lời cảnh cáo khi phạm lỗi mà vẫn không sửa lỗi, cha mẹ hãy đưa trẻ đến một nơi khác vài phút. Sau đó, hãy đưa trẻ quay lại vị trí ban đầu, đồng thời giải thích cho con hiểu về việc làm sai trái của mình.

3. Lắng nghe con

Một trong những phương pháp kỷ luật không nước mắt mà cha mẹ cần phải lưu ý chính là lắng nghe con. Hãy dành thời gian lắng nghe những chia sẻ về cảm giác của con và không nên để những chuyện tiêu cực làm gián đoạn đến khoảng thời gian quan trọng này. Sau khi lắng nghe, cha mẹ cần đưa ra lời khuyên hữu ích cho những chia sẻ của trẻ.

ky-luat-khong-nuoc-mat.1.jpg

Cha mẹ cần dành thời gian để lắng nghe những chia sẻ của con

4. Nghệ thuật khen, chê đúng lúc

Đừng tiết kiệm lời khen, hãy dành cho con thật nhiều lời khen khi con làm được việc tốt. Đồng thời, cha mẹ có thể kèm theo lời khen là những cái ôm và dùng những lời nói tán thưởng thực tế để giúp trẻ tiếp tục làm những việc tốt.

Tuy nhiên, cha mẹ không nên đánh giá con cao hơn so với bạn bè vì điều này sẽ khiến con nghĩ mình giỏi, tự cao tự đại và coi thường người khác. Ngoài ra, cũng không nên dạy trẻ theo cách so sánh con nhà người ta để con không tự ái và tổn thương. Khi bị đem ra so sánh trẻ sẽ nghĩ mình kém cỏi, nản lòng và tự ti. Mẹ có thể hiểu rõ hơn về thái độ, hành vi từ đó đưa ra giải pháp giáo dục phù hợp để trẻ phát triển toàn diện về nhân cách cũng như tư duy.

5. Dạy con tính tự giác

Nếu muốn dạy trẻ tính tự giác, phụ huynh cần phải sử dụng phương pháp phù hợp, để trẻ có thể hình dung một cách đơn giản nhất. Cha mẹ nên áp dụng những trò chơi vui vẻ lồng ghép vào các hoạt động thường ngày. Từ đó, trẻ có thể nhìn nhận và hành động một cách nghiêm túc.

Ngoài ra, cha mẹ có thể nhờ bé làm các công việc nhà đơn giản, vừa làm vừa hướng dẫn con. Bên cạnh đó, phụ huynh cần kiên nhẫn trong việc dạy trẻ. Những hành động này cần được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và không nên thay đổi nhiều để trẻ hình thành thói quen tự giác.

6. Dành thời gian cho con tự suy xét

Mỗi khi con có cách cư xử không tốt, thay vì la mắng con thì hãy cho con một khoảng thời gian, để con tự suy nghĩ về hành vi của mình trong một nơi riêng tư, không bị phân tâm.

>>> Xem ngay: 7 Cách phát triển tư duy cho trẻ 5 tuổi siêu hiệu quả

Mỗi khi con cư xử không đúng hãy cho con một khoảng thời gian để suy nghĩ

Trong trường hợp cả cha mẹ và con đều đã tham gia vào cuộc cãi vã thì cha mẹ và con cùng tự dành cho mình thời gian để suy nghĩ. Kỷ luật không nước mắt bằng cách này sẽ giúp trẻ nhận ra rằng, ngay cả khi cha mẹ phạm lỗi thì cũng không nên bào chữa cho việc làm sai trái bằng những lý lẽ không thuyết phục.

7. Làm ngơ

Nếu như con đang la hét hoặc nhè nheo về một thứ gì đó, cha mẹ cần làm ngơ trước những đòi hỏi quá đáng của con. Đồng thời, hãy nói với con rằng, cha mẹ chỉ nghe con nói chuyện khi con đủ bình tĩnh.

Trong trường hợp trẻ vẫn chưa đủ khả năng ngôn ngữ để diễn tả những điều mình nghĩ, cha mẹ nên khuyến khích trẻ dùng ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt điều mà bé muốn. Bên cạnh đó, cha mẹ cần đưa ra cho con những lựa chọn như: điều con muốn là xem phim hoạt hình hay con muốn dùng nghịch điện thoại. Sau đó, hãy giải thích cho con bằng cách hướng sự tập trung của con vào một việc khác.

Gợi ý một số phương pháp giáo dục con hiệu quả

– Khi bản thân bé tự làm được một số việc tốt mà trước đây chưa từng làm, bạn đừng quên khen ngợi con mỗi ngày. Khen ngợi các hành vi tích cực của bé sẽ giúp bé cảm thấy mình được quan tâm và sẽ cố gắng thực hiện nhiều hành động tốt tương tự như vậy.

– Với những biện pháp kỷ luật được áp dụng với trẻ, các mẹ phải thật sự kiên trì để bé có thể thay đổi thật sự theo một hướng tích cực hơn.

– Thay vì suốt ngày la mắng, hò hét con nhưng con vẫn không chịu hợp tác. Bạn cần áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn để bé nhận ra được những thay đổi trong cách giáo dục của bố mẹ. Chỉ cần kiên trì 2-3 lần như vây, bé sẽ hợp tác hơn trong những lần tiếp theo.

– Đến mỗi một độ tuổi, giai đoạn nhất định nào đó, bé đột nhiên thay đổi cả về tính cách và cảm xúc. Chấp nhận sự thay đổi về hành vi phù hợp theo lứa tuổi cũng là cách để bố mẹ chọn ra một phương pháp giáo dục con hợp lý theo mỗi giai đoạn khác nhau.

– Bố mẹ đừng quên tặng cho con một món quá ý nghĩa mà con từng ao ước có được khi con làm được những việc ý nghĩa bố mẹ nhé.

– Nên cho trẻ học toán Soroban từ sớm để giúp trẻ sở hữu não bộ thiên tài

Như vậy, UNICA đã chia sẻ những cách kỷ luật không nước mắt vô cùng hiệu quả dành cho các bậc phụ huynh. Nuôi dạy con là một quá trình dài, đòi hỏi cha mẹ phải thật sự kiên nhẫn và có phương pháp giáo dục phù hợp để trẻ không có những phản ứng tiêu cực, đồng thời trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ.

Tags: Nuôi con