Theo số liệu thống kê của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, thịt cua có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, hàm lượng protein cao, không chỉ chứa axit béo Omega-3 và Omega-6 mà còn có một lượng đáng kể các loại vitamin và khoáng chất thiết yêu cho cơ thể như vitamin C, B2, B5, B6, B12, sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng, selen.
1. Những lợi ích đối với sức khỏe:
Axít béo Omega-3 và Omega-6
Đây là 2 loại axit béo có khả năng làm giảm lượng triglycerides (mỡ trong máu), giúp kìm hãm, làm chậm lại sự phát triển của các mảng vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến chứng xơ vữa động mạch và chứng đột quỵ.
Kẽm và vitamin C
100g thịt cua có chứa 7,6mg kẽm đáp ứng 54% nhu cầu về kẽm của cơ thể nam giới và 84 % đối với cơ thể nữ giới mỗi ngày. Đây là 2 chất quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến hệ miễn dịch của cơ thể, hoạt động của tuyến giáp. Cùng với vitamin C, kẽm hỗ trợ quá trình hồi phục của vết thương và sự phân chia của tế bào. Kẽm còn có tác động tới khả năng về vị khác và khứu giác của cơ thể. Ngoài ra, kẽm còn là thành phần quan trọng tạo nên tinh dịch, tác động đến sự tiết hoóc môn sinh dục ở nam giới.
Selen, đồng, magiê và phốt pho
Cùng với kẽm và vitamin C, selen đóng vai trò quan trọng đối với các chức năng của hệ miễn dịch, là thành phần tạo nên các hợp chất chống oxy hóa chống lại sự hoạt động của các gốc tự do trong máu, qua đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư ở con người. Ngoài ra, selen còn hỗ trợ cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp.
Trong 100 g thịt cua có chứa tới 1,2 mg Đồng, thỏa mãn khoảng 59% nhu cầu mỗi ngày về loại khoáng chất này cho cơ thể. Đồng có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo và hình thành nên các mô liên kết, có liên hệ mật thiết đến khả năng trao đổi sắt ở tế bào.
Magiê là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động trao đổi chất ở tế bào, hỗ trợ cho sự hoạt động của hệ tim mạch và hệ miễn dịch. Cùng với phốt pho và canxi góp phần củng cố sức khỏe của xương và răng.
Các vitamin nhóm B
Vitamin B1, B2 cần thiết cho việc tạo ra các loại enzym quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa đường, đạm, chất béo và quá trình phát triển của cơ thể , hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và tạo cảm giác thèm ăn.
Vitamin B6 và B12 có vai trò quan trọng trong việc tạo nên các tế bào hồng cầu. B6 giúp não bộ tổng hợp một số loại chất hóa học cần thiết, kiểm soát mức độ đường huyết; B12 hỗ trợ chức năng của các tế bào thần kinh, là thành phần cấu tạo nên DNA.
Vitamin B5 hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tham gia vào quá trình tổng hợp nên cholesteron, hoocmôn sinh dục và acetylcholin- chất dẫn truyền xung động thần kinh.
2. Mối nguy từ cua ghẹ:
Không ai có thể phủ nhận rằng cua, ghẹ là loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho hệ tim mạch, máu, hệ miễn dịch, xương, khớp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và nhiều chức năng sinh lí khác của cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn cua ghẹ không đúng cách cũng đem lại không ít nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của chúng ta.
Gây nhiễm độc, ngộ độc
Một số lượng không nhỏ cua-ghẹ đã và đang phải chịu sự tác động của sự ô nhiễm môi trường khiến cho cơ thể chúng trở thành “kho chứa” của nhiều loại chất độc nguy hiểm.
2 loại độc tố được các nhà khoa học tìm thấy nhiều nhất trong thịt của cua và ghẹ ở những khu vực nước bị ô nhiễm đó là chất độc dioxin và PCBs( Polychlorinated biphenyls). 2 loại chất độc này có thể gây phát ban ở da, suy giảm chức năng hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, thậm chí làm tăng nguy cơ sinh con khuyết tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Ngoài ra, cua sống ở khu vực nước, nơi bị ảnh hưởng bởi hoạt động canh tác nông nghiệp thường tích tụ thuốc trừ sâu trong cơ thể.
Gây nhiễm khuẩn
Khi tiêu thụ cua, ghẹ không còn tươi sống hoặc chế biến không đúng cách chúng ta dễ có nguy cơ phải đối mặt với các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như: khuẩn cầu trùm( Staphylococcus), khuẩn dấu phẩy( Vibrio Parahaemocyticus).
Nguy hiểm hơn cả là khuẩn Listeria monocytogenes , loại vi khuẩn có khả năng kháng nhiệt, kháng axit và muối cao hơn nhiều so với 2 loại vi khuẩn kể trên. Nó có thể tồn tại và sinh trưởng ở nhiệt độ thấp trong máy đông lạnh. Đối tượng tấn công chủ yếu của loại vi khuẩn này là những người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ em, phụ nữ đang trong thời kì mang thai, những người mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch như lao phổi, hoặc đã nhiễm virus HIV.
Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm khuẩn Listeria Monocytogenes khá dài, từ 3 đến 30 ngày. Các triệu chứng cơ bản bao gồm: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng. Phụ nữ mang thai khi bị nhiễm khuẩn này có thể bị sảy thai, sinh non, thai nhi chết yểu sau sinh.
Lây nhiễm kí sinh trùng
Cua và nhiều loài thủy sinh khác như ốc thường là vật chủ của nhiều loại kí sinh trùng nguy hiểm. Một số loại kí sinh trùng thường gặp ở cua ghẹ(đặc biệt là cua đồng) đó là sán lá gan, sán phổi, sán dây. Những người ăn hải sản tươi sống, chưa được nấu chín thường dễ mắc phải các loại kí sinh trùng này.
Gây dị ứng
Cua, ghẹ là một trong số những loài thủy hải sản gây dị ứng hàng đầu. Nếu bạn là người mẫn cảm với các loại thủy hải sản, nên thận trọng khi ăn cua, ghẹ bởi chỉ cần tiêu thụ 1 lượng nhỏ cũng có thể khiến những người mắc chứng dị ứng thủy hải sản bị nổi mề đay, ngứa ngáy toàn thân, nôn nao, đau đầu, chóng mặt và thậm chí gây khó thở, hôn mê, tụt huyết áp, dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Không tốt đối với người mắc chứng huyết áp cao, tiểu đường và bệnh thận
100g thịt cua có chứa tới 691mg natri, thỏa mãn 29% nhu cầu về loại chất này đối với cơ thể mỗi ngày. Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận và huyết áp cao không nên ăn quá nhiều cua, ghẹ vì sự hiện diện của natri với hàm lượng cao trong cơ thể có thể khiến cho tình trạng bệnh của họ trở nên tồi tệ hơn.
Làm thay đổi hiệu quả của một số loại thuốc
Thịt cua giàu Đồng và Selen nên có thể ảnh hưởng không tốt đối với những người đang sử dụng thuốc.
Qúa nhiều Đồng trong cơ thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và thuốc kháng sinh của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, quá nhiều Selen làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của thuốc giảm đau(thuốc an thần) vì nó có khả năng làm chậm sự đào thải thuốc ra khỏi cơ thể; Ăn cua trong khi dung thuốc chống đông máu(như aspirin, clopidogrel, dalteparin, enoxaparin, heparin, ticlopidin) có thể làm tăng dược tính của thuốc chống đông máu và tăng nguy cơ bị xung huyết.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!