Một trong những việc xem trọng nhất trong phong thủy đó là việc lấy tuổi xây nhà. Người xưa có quan niệm: “Lấy chồng xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”.
Nhưng cũng không ít người có thắc mắc lấy tuổi vợ làm nhà có được không? Để có câu trả lời cho câu hỏi trên, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Quản Lý Bất Động Sản.
1. Những kiến thức cơ bản về xem tuổi làm nhà
Từ xưa, trong phong thủy nhà ở sẽ lấy tuổi người chồng, người cha để tính tuổi gia chủ. Bởi người đàn ông chính là tượng trưng cho trụ cột, người làm chuyện lớn và gánh vác mọi trách nhiệm trong cuộc sống.
Do đó, khi xây nhà cần lấy tuổi người đàn ông trong họ để đem lại những vận khí tốt. Cũng giống như việc “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, nên khi cưới sẽ lấy tuổi người vợ để đảm bảo hạnh phúc gia đình.
Đồng thời, trong thuyết Âm dương Ngũ hành, đàn bà là âm, đàn ông là dương. Theo nguyên tắc âm thuận tòng dương, việc xây nhà chỉ được phép lấy khí dương, ám chỉ người đàn ông.
Đàn ông là người đem lại hưng thịnh và dương khí mạnh mẽ cho ngôi nhà. Vì thế, lấy tuổi nam nhân làm nhà mang ý nghĩa cả gia đình sẽ có chỗ dựa vững chắc về sau.
Nếu gia đình muốn làm nhà nhưng tính tuổi người cha, người chồng đều không hợp. Vậy nên, cần tính đến chuyện mượn tuổi hoặc bất đắc dĩ lấy tuổi vợ để làm nhà.
Trong trường hợp mượn tuổi, người được mượn nên là người đàn ông trong dòng họ lớn tuổi hơn gia chủ. Ngoài ra, người được mượn tuổi nên là người ăn nên làm gia, không phải chịu tang, tính tình hào phóng là tốt nhất.
Vấn đề phong thủy hay kết cấu, thiết kế khi xây nhà đều dựa trên tuổi của gia chủ. Ví dụ như chọn hướng nhà, hướng cửa chính, hướng bếp, hướng ban thờ, màu sơn, cây cảnh, họa tiết,….
Do đó, tất cả những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đều sẽ dồn hết lên người đứng ra lấy tuổi xây nhà. Do đó, để tránh phiền phức, nên lấy tuổi người trong họ để làm nhà, hạn chế mượn tuổi người ngoài.
2. Lấy tuổi vợ làm nhà có được không?
Người phụ nữ trong gia đình có vai trò vun đắp hạnh phúc gia đình và đứng sau hỗ trợ cho người chồng. Mặc dù vợ cũng là chủ nhà, nhưng là đại diện cho khí âm, không phù hợp đứng ra lấy tuổi xây nhà.
Từ trước đến nay, người chồng vẫn được coi là trụ cột, có trách nhiệm với đất đai, tổ tiên và các thành viên. Bởi vậy, nếu như trong nhà vẫn có đủ cả chồng và vợ thì mặc định phải lấy tuổi chồng, không được lấy tuổi vợ xây nhà.
Nếu như trong gia đình người chồng đã mất hoặc không có đàn ông hợp tuổi. Có thể lấy tuổi con trai trưởng nếu như đủ tuổi thành niên để chịu trách nhiệm với gia đình và pháp luật.
Trường hợp bất đắc dĩ, người chồng hay tuổi người đàn ông trong họ hàng đều không hợp tuổi làm nhà. Có thểlấy tuổi vợ xây nhàkhi con cái trong nhà còn chưa trưởng thành.
Cùng với đó, nếu không muốn mượn tuổi, tránh phiền đến người ngoài thì hoàn toàn có thể lấy tuổi của người vợ. Lúc này, người phụ nữ là người có trách nhiệm đứng ra xây nhà với vai trò là gia chủ.
Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên lấy tuổi của người đàn ông trong họ hàng để làm nhà.
3. Một số lưu ý khi mượn tuổi làm nhà
– Trong trường hợp không nhà không có chồng hoặc cha không hợp tuổi mới được lấy tuổi người phụ nữ xây nhà.
– Việc “thay tên, đổi chủ” chỉ mang nghĩa thay đổi trên giấy tờ. Còn các yếu tố tốt xấu của phong thủy đều tác động trực tiếp đến người ở trong nhà.
– Ngoài tuổi, cần xem thêm người đứng ra động thổ hay thời điểm động thổ có phù hợp với các thành viên trong gia đình hay không.
-Theo quan niệm phong thủy, ngôi nhà không nên bố trí thuần dương hay thuần âm. Nghĩa là, nếu ngôi nhà thuần dương thì người phụ nữ trong gia đình sẽ gặp nhiều bất lợi, do dương thịnh âm suy.
Nếu ngôi nhà thuần âm thì không tốt cho người đàn ông trong gia đình, do âm thịnh dương suy. Bởi vậy, mặc dù lấy tuổi của người nam nhân xây nhà nhưng khi bố trí nội thất cần phải có sự cân bằng âm dương.
– Tuyệt đối không chọn người đang chịu tang sự để mượn tuổi xây nhà.
– Để tránh phiền phức, không nên mượn tuổi của người ngoài, tốt nhất chỉ nên mượn tuổi của người trong dòng họ.
– Nếu gia đình không có chồng hay người đàn ông, người phụ nữ có thể tự đứng ra làm nhà nếu hợp tuổi. Không cần mượn tuổi người trong họ hay tuổi con trai trưởng thành để hợp thức hóa giấy tờ.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức xoay quanh việc mượn tuổi làm nhà. Đồng thời trả lời cho câu hỏi: “Lấy tuổi vợ làm nhà có được không?”.
Nến bạn đang quan tâm đến những nội dung tương tự, đừng quên tiếp tục theo dõi Quản Lý Bất Động Sản để có thêm nhiều tư vấn phong thủy hữu ích.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!