Nội trú là gì? Mức hưởng bảo hiểm khi điều trị nội trú 2023?

Nội trú – là cụm từ thường được sử dụng khi thảo luận về việc học sinh hay tại bệnh viện. Theo đó, khách hàng thường thắc mắc về định nghĩa nội trú là gì?, theo quy định pháp luật phải điều trị nội trú ở bệnh viện thì pháp luật có quy định về mức hưởng khi điều trị nội trú theo bảo hiểm y tế như thế nào?

Sau đây, mời quý vị tham khảo bài viết sau của Luật Hoàng Phi để tìm ra lời giải đáp những vướng mắc trên.

Nội trú là gì?

Nội trú là một động từ thường dùng trong trường học, bệnh viện ví dụ như điều trị nội trú, học sinh nội trú,… tức là chỉ việc ăn và ở ngay tại địa điểm đó nhưng không phải là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, trái ngược với nội trú là ngoại trú.

Quy định về mức hưởng khi điều trị nội trú theo bảo hiểm y tế

Ở nội dung trên chúng ta đã hiểu nội trú là gì?. Vậy việc điều trị nội trú tại bệnh viện đối với bệnh nhân khi chữa bệnh sẽ tùy thuộc vào trường hợp đúng tuyến hay trái tuyến.

– Đối với trường hợp đúng tuyến

+ Được hưởng 100% chi phí để khám, chữa bệnh đối với đối tượng:

Người hưởng trợ cấp mất sức về lao động hằng tháng, lương hưu

Người mà đang hưởng các trợ cấp của bảo hiểm xã hội vì bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động

Người đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người mà có công với cách mạng

Người mà trực tiếp tham gia trong kháng chiến chống Mỹ theo quy định

Trẻ em ở độ tuổi dưới 6 tuổi

+ Được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh (không áp dụng về việc giới hạn tỷ lẹ thanh toán hóa chất, thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật như quy định)

Người mà có hoạt động cách mạng từ trước ngày 1/1/1945

Người mà có hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến khi khởi nghĩa cách mạng tháng Tám – 1945

Trẻ em ở độ tuổi dưới 6 tuổi

Người được phong là “bà mẹ Việt Nam anh hùng”

Là thương binh hoặc người được hưởng chính sách như là thương bình, thương binh thuộc loại B, bệnh binh mà bị suy giảm về khả năng lao động bằng 81% trở lên.

Là thương binh hoặc người được hưởng chính sách như là thương bình, thương binh thuộc loại B, bệnh binh mà điều trị bệnh tật, vết thương tái phát

Người mà hoạt động kháng chiến có tỷ lệ về suy giảm khả năng lao động bằng 81% trở lên do nhiễm chất độc hóa học

+ 100% chi phí khám, chữa bệnh ở tuyến xã

+ 100% chi phí khám, chữa bệnh mà có thời gian tham gia bảo hiểm y tế từ 5 năm trở lên liên tục, chi phí khám và chữa bệnh lớn hơn 6 tháng lương cơ sở đồng chi trả mà đúng tuyến

+ 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu một lần khám, chữa bệnh ít hơn 15% của mức lương cơ sở

+ 95% chi phí khám, chữa bệnh

Nếu là người đang hưởng hưu trí, trợ cấp về mất sức lao động hàng tháng do nhóm tổ chức của bảo hiểm xã hội đóng.

Là thân nhân của người mà có công với cách mạng ( trừ cha đẻ, mẹ đẻ, con, vợ, chồng của liệt sỹ hoặc người mà có công để nuôi dưỡng liệt sỹ)

Người mà thuộc gia định cận nghèo được hỗ trợ mức đóng từ ngân sách nhà nước

+ 80% chi phí khám, chữa bệnh như đối tượng là người lao động do người sử dụng lao động đóng,….

– Đối với trường hợp trái tuyến

+ Nơi khám, chữa bệnh mà thuộc bệnh viện tuyến trung ương khi điều trị nội trú được chi trả 40%.

+ 100% chi phí khám, chữa bệnh mà thuộc bệnh viện tuyến tỉnh khi điều trị nội trú áp dụng từ ngày 1/1/2021 trong cả nước

+ 100% chi phí khám, chữa bệnh mà thuộc bệnh viện tuyến huyện.

Lưu ý:

Khi khám, chữa bệnh không đúng tuyến thì bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương phải điều trị nội trú thì được chi trả như đối với trường hợp đúng tuyến như chúng tôi đã nêu trên, gồm những trường hợp:

+ Những trường hợp mà được cấp bảo hiểm y tế là người thuộc gia đình nghèo và người là dân tộc thiểu số sống tại nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn (hoặc đặc biệt khó khăn).

+ Người mà tham gia bảo hiểm y tế sống ở xã đảo, huyện đảo

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến nội trú là gì? và lời giải đáp cho câu hỏi quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế trong điều trị nội trú như thế nào?