Việc phát hiện trẻ bị nổi hạch sau gáy gây ra tâm lý lo ngại đối với các bậc phụ huynh và không biết điều này có gây ra nguy hiểm gì cho con trẻ không. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu rõ hơn về tình trạng nổi hạch sau gáy ở trẻ cũng như hướng xử lý.
14/10/2021 | Phải làm sao khi trẻ bị phát ban do nóng trong? 08/10/2021 | Hướng dẫn bố mẹ cách xử trí trẻ bị sặc đờm dãi khi ho 07/10/2021 | Phải làm gì khi trẻ bị táo bón kéo dài – chia sẻ từ chuyên gia
1. Hiện tượng hạch nổi phía sau gáy ở trẻ nhỏ
Nếu phát hiện trẻ bị nổi hạch sau gáy thì nhận định đầu tiên đây chính là hạch bạch huyết. Loại hạch này có dạng hình bầu dục hoặc tròn, sờ vào có cảm giác mềm, đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể người. Bên trong loại hạch này có rất nhiều tế bào miễn dịch, thực hiện tấn công lại vi khuẩn, virus gây bệnh, nhằm không cho chúng xâm nhập vào cơ thể.
Sự xuất hiện của hạch sau gáy ở trẻ đa phần không gây nguy hiểm
Ngoài ra, khi trẻ gặp phải tình trạng dị ứng hay nhiễm trùng, sưng mủ,… thì loại bạch huyết này sẽ xuất hiện với vai trò tăng cường sự sản xuất bạch cầu. Nhiệm vụ chính của quá trình này là đẩy lùi, chống lại các tác nhân gây ra bệnh. Và bạn sẽ có thể nhận thấy được cục hạch nổi lên ở phía sau gáy hoặc có khi nó còn xuất hiện ở vùng nách, bẹn.
2. Sự nguy hiểm của tình trạng trẻ bị nổi hạch sau gáy
Để có thể nhận định được tình trạng trẻ bị nổi hạch sau gáy có nguy hiểm không thì cần phải căn cứ vào các triệu chứng của hạch. Cụ thể như sau:
Hiện tượng hạch nổi sau gáy nhưng không có cảm giác đau
Khi phát hiện trẻ có cục hạch nổi sau gáy nhưng bé không hề kêu đau hay khó chịu ở vị trí nào thì mẹ không cần lo lắng quá nhé. Theo các bác sĩ khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đây là một trong số những tình trạng phổ biến, thường gặp. Là một dấu hiệu cảnh báo cho mẹ biết con có thể sẽ bị mắc một bệnh lý thông thường nào đó.
Trường hợp xuất hiện hạch nổi sau gáy nhưng không có cảm giác đau thì kích thước của hạch chỉ từ vài milimet cho đến tầm 2cm. Điều này cũng có thể cho thấy rằng cơ thể của bé đang hoạt động rất tốt, trơn tru, tăng cường sản sinh hệ miễn dịch. Từ đó bảo vệ được bé trước những tác nhân xấu bên ngoài xâm nhập như vi khuẩn, virus,…
Hiện tượng hạch nổi sau gáy gây ra tình trạng sưng, đỏ và nóng
Mẹ cần thận trọng với trường hợp con xuất hiện hạch sau gáy kèm theo các biểu hiện khó chịu như sưng đỏ, nóng và viêm. Đây có thể là một trong những triệu chứng của sự tấn công bởi vi trung lao hoặc siêu vi trùng, gây nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe bé. Lúc này mẹ cần cẩn thận kiểm tra các vị trí khác trên cơ thể bé xem có xuất hiện cục hạch khác hay không, bởi rất có thể nguyên nhân này sẽ làm xuất hiện các hạch khác ở vùng tai, cằm,… Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này có thể là do viêm xoang, viêm đường hô hấp hay bệnh viêm tai giữa gây nên.
Sự xuất hiện hạch sau gáy kèm sưng, đỏ gây cảm giác khó chịu cho bé
Hạch sẽ không gây ra cảm giác đau dữ dội hay đau theo từng giai đoạn cho trẻ. Thế nhưng, khi chạm đến có thể sẽ gây đau rát và khó chịu. Ngoài ra, trường hợp này hạch thường sẽ không ở cố định một chỗ mà có khuynh hướng di chuyển từ vùng này qua vùng khác.
Hiện tượng hạch nổi sau gáy với tình trạng cứng và không có sự di chuyển
Đây được đánh giá là trường hợp có mức độ nguy hiểm cao nhất mà các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý. Tình trạng trẻ bị nổi hạch sau gáy, sờ vào cứng và không có sự di chuyển là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm như sự di căn của một số khối u gần phổi, thanh quản,… Lúc này, người lớn cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.
3. Tổng hợp các cách điều trị nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ
Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, bác sĩ cần có những kiểm tra, đưa ra kết luận về tình trạng trẻ bị nổi hạch sau gáy. Từ các dấu hiệu về kích thước, màu sắc,… để tìm ra nguyên nhân gây xuất hiện hạch.
Trường hợp xuất hiện hạch nhưng không gây đau
Không phải loại hạch nào xuất hiện cũng cần phải điều trị, vì có những loại lành tính các mẹ chỉ cần theo dõi con tại nhà nếu bé không có biểu hiện khó chịu, sờ vào không có cảm giác đau. Đối với loại này, chỉ sau vài ngày hạch sẽ tự động biến mất.
Trường hợp hạch xuất hiện kèm theo tình trạng sưng, đau hoặc tụ mủ
Trên thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp người lớn có tâm lý chủ quan, thiếu sự hiểu biết nên không để ý đến tình trạng của hạch sau gáy bé, dẫn đến việc điều trị không được chú trọng và ngày càng có xu hướng nặng hơn. Khi phát hiện hạch sau gáy có triệu chứng sưng, đau phụ huynh tuyệt đối không được tự ý xử lý mà phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ xem xét và chẩn đoán tình trạng bệnh.
Phát hiện hạch kèm các triệu chứng bất thường bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để được kiểm tra
Đối với trường hợp tụ mủ, rất có thể bé sẽ được chỉ định dùng phương pháp rạch thoát mủ kết hợp với việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị. Đối với cách điều trị này, bố mẹ không nên quá lo lắng bởi nếu được thực hiện đúng cách thì chỉ sau 7 đến 10 ngày hạch sau gáy sẽ tự biến mất và không để lại bất cứ biến chứng nguy hiểm nào.
4. Trẻ bị nổi hạch sau gáy được chăm sóc như thế nào?
Ngoài việc điều trị tích cực thì việc chăm sóc trẻ đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng. Việc mẹ biết cách chăm sóc trẻ một cách khoa học, hợp lý thì sẽ rút ngắn được thời gian tồn tại của hạch và giúp trẻ khỏe mạnh.
-
Vệ sinh sạch sẽ: Thực hiện tắm rửa, vệ sinh vùng kín, nhạy cảm cho bé hàng ngày. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
-
Bổ sung chất dinh dưỡng: Tăng cường các nhóm thực phẩm thiết yếu vào thực đơn hàng ngày cho bé. Đa dạng các món ăn để kích thích nhu cầu ăn, tăng sức đề kháng cho con.
Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý cho bé
-
Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ: Nếu thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ, sử dụng đúng và đủ liều thuốc bác sĩ kê. Không tự ý cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào khác.
Trẻ bị nổi hạch sau gáy không phải lúc nào cũng là tín hiệu nhận biết sức khỏe bé bất thường. Hy vọng bài viết này sẽ cho bạn đọc biết thêm kiến thức về tình trạng nổi hạch ở trẻ và lựa chọn cách xử lý phù hợp với từng trường hợp. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể đưa trẻ đến Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán cụ thể tình trạng bé yêu đang gặp phải. Đây là giải pháp tốt nhất để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng sưng đau, khó chịu do nổi hạch gây ra, cũng như giải tỏa sự lo lắng, bất an của cha mẹ.
Tổng đài giải đáp mọi câu hỏi và đặt lịch thăm khám nhanh nhất: 1900 565656.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!