Nước tiểu từ thận sẽ được bàng quang tích trữ lại. Trung bình bàng quang có thể chứa tối đa khoảng 420ml chất lỏng. Khi bàng quang đầy khoảng từ 250 – 350ml thì bắt đầu có dấu hiệu căng giãn, các dây thần kinh ở bàng quang sẽ gửi tín hiệu lên não để chúng ta hiểu đã đến lúc cần tìm nhà vệ sinh gần nhất.
Tuy nhiên, não có thể “ra hiệu” cho bàng quang giữ lại phần chất lỏng kia cho đến khi có thời điểm thích hợp, dẫn đến việc nhịn tiểu. Song với trẻ nhỏ, trẻ sẽ không nhịn được và thường tè dầm ngay.
Thỉnh thoảng nhịn tiểu là điều bình thường, đặc biệt là ở giới văn phòng. Mặc dù vậy, việc “bình thường” này rất dễ khiến cơ thể gặp nhiều hệ lụy nếu lặp đi lặp lại quá nhiều. Trong bài viết sau đây, Hello Bacsi sẽ giúp bạn tìm hiểu những tác hại của việc nhịn tiểu quá lâu.
Nhịn tiểu tối đa bao lâu là ổn?
Mỗi người có khả năng nhịn tiểu khác nhau tùy theo ý thức cá nhân, có người có thể nhịn tiểu rất lâu nhưng một số khác thì nhịn tiểu ngắn hơn. Thời gian cần đi tiểu phụ thuộc vào lượng chất lỏng trong bàng quang, tình trạng mất nước và chức năng của bàng quang. Nó cũng thay đổi tùy theo độ tuổi và thời gian trong ngày, chẳng hạn như ban đêm thì tín hiệu buồn đi tiểu sẽ giảm đi nhiều so với ban ngày.
Đối với một số phụ nữ, cảm giác thường xuyên buồn tiểu có thể gia tăng khi đang mang thai hoặc sau khi sinh ba tháng. Nếu hệ thống tiết niệu khỏe mạnh, việc nhịn tiểu thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, dù nhịn tiểu quá lâu hay không, nếu kéo dài và lặp lại nhiều thì đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhiều bác sĩ tiết niệu khuyên mỗi người nên đi tiểu ít nhất một lần trong vòng ba giờ dù có buồn tiểu hay không.
Đối với người mắc hội chứng bàng quang kích thích (bàng quang hoạt động quá mức), việc nhịn tiểu có thể là một phần trong các bài tập can thiệp hành vi (như tập Kegel), giúp người bệnh hoặc để các mẹ bầu cân bằng lại thời gian đi vệ sinh trong ngày.
Nhịn tiểu quá lâu có hại như thế nào?
Bàng quang căng đầy trong thời gian dài là nguyên nhân khiến nhiều người nhịn tiểu lâu bị đau bụng dưới.
Bên cạnh đó, khi nhịn tiểu, bàng quang sẽ giãn ra, kéo căng theo các cơ vòng bên ngoài. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ rất dễ dẫn đến việc mất kiểm soát các cơ vòng, khiến nước tiểu rò rỉ.
Việc liên tục nhịn tiểu cũng khiến cơ bàng quang suy yếu, ức chế cơ thể truyền tín hiệu đến não để giải quyết nhu cầu. Hành động này lặp lại quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng bí tiểu khi về già. Nước tiểu trở thành môi trường thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi gây các bệnh lý tại thận và ngoài thận. Thậm chí, nước tiểu ứ đọng ở bàng quang có thể chảy ngược vào thận và dẫn đến nhiễm trùng thận hoặc tổn thương thận.
Những bệnh lý phổ biến liên quan đến nhịn tiểu quá lâu sẽ được đề cập dưới đây.
1. Tiểu không kiểm soát
Việc nhịn tiểu quá lâu trong thời gian dài sẽ làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ, tổn thương cơ sàn chậu (cơ thắt niệu đạo) – cơ giữ cho niệu đạo đóng để ngăn nước tiểu chảy ra ngoài. Do đó dễ dẫn đến tiểu són, tiểu dắt.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!