Ngủ hay bị giật chân là bệnh gì

Một số cú giật cơ khi ngủ khá nhẹ và hầu như không đáng chú ý. Một số trường hợp người bệnh ngủ thiếp đi và sau đó xuất hiện đột ngột một đợt rung giật cơ mạnh khiến họ thức giấc. Ngoài ra, bên cạnh cơn giật cơ khi ngủ thì bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng khác như cảm giác đang rơi, tim loạn nhịp, thở gấp, vã mồ hôi hoặc có giấc mơ thấy mình bị ngã…

Theo một nghiên cứu năm 2016, các cơn rung giật cơ khi ngủ xảy ra ngẫu nhiên và ảnh hưởng đến cả nam và nữ giới ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Trong đó có đến 60-70% trường hợp trải qua các cơn giật cơ vào đầu giấc ngủ.

Nếu triệu chứng rung giật cơ khi ngủ xuất hiện thường xuyên, ảnh hưởng đến giấc ngủ nghiêm trọng kèm theo mệt mỏi, mất tỉnh táo vào ngày hôm sau, bệnh nhân nên đi khám tại bệnh viện chuyên khoa Nội thần kinh. Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử, thăm khám để phát hiện các triệu chứng và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán như:

  • Đo điện cơ (EMG): Mục đích là chẩn đoán rung giật cơ và các rối loạn chức năng khác của hệ thần kinh-cơ;
  • Điện não đồ (EEG): Phương pháp này ghi lại hoạt động điện của não để tìm ra nguyên nhân gây rung giật cơ khi ngủ;
  • Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu: Mục đích là chẩn đoán loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp lại hình ảnh ba chiều của não, tủy sống, dây thần kinh và các mô cơ xác định chính xác nguyên nhân giật cơ khi ngủ.

5. Điều trị rung giật cơ khi ngủ

Hầu hết các trường hợp rung giật cơ khi ngủ không cần điều trị, người mắc chỉ cần tránh một số yếu tố có thể kích thích tăng nặng triệu chứng, chẳng hạn như điều trị mất ngủ, giảm căng thẳng và lo lắng, không sử dụng thực phẩm chứa caffeine hoặc không tập thể dục quá sức trước khi ngủ.

Nếu triệu chứng rung giật tay chân khi ngủ xuất hiện nhiều và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, bệnh nhân cần đến bv thăm khám và điều trị. Theo Hiệp hội Giấc ngủ Hoa kỳ, những loại thuốc được sử dụng để điều trị rung giật cơ khi ngủ bao gồm:

  • Clonazepam: Hỗ trợ giãn cơ và giảm co rút cơ. Clonazepam có tác dụng an thần, gây buồn ngủ, khi uống vào buổi tối sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Hoạt chất này giảm dần hiệu quả sau một thời gian sử dụng, do đó bệnh nhân nên bắt đầu từ liều thấp nhất và nên kết hợp với các liệu pháp không dùng thuốc khác để quá trình tăng liều Clonazepam diễn ra chậm hơn;
  • Natri Valproate: Có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với clonazepam để điều trị rung giật cơ, bao gồm cả khi ngủ;
  • Các thuốc khác: Như Barbiturat, Phenytoin và Primidone được sử dụng để cải thiện các rối loạn thần kinh khác có liên quan đến chứng rung giật cơ khi ngủ.
  • Ngoài ra, nếu hiện tượng rung giật cơ toàn thân khi ngủ liên quan đến các bệnh như Parkinson, Alzheimer, bệnh đa xơ cứng hay động kinh thì bệnh nhân cần biện pháp điều trị chuyên biệt cho từng bệnh cụ thể.

Điều trị rung giật cơ khi ngủ bằng các loại thuốc kê đơn rất phổ biến nhưng không được khuyến khích sử dụng lâu dài. Bởi thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Hiện nay, nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, lành tính để điều trị bệnh lý này. Trong đó phải kể đến sản phẩm Vương Lão Kiện. Sản phẩm này có tác động sâu đến một phần gốc rễ gây ra bệnh, đồng thời phục hồi và nuôi dưỡng hệ thần kinh nhờ 2 loại thảo dược Thiên Ma – Câu Đằng. Trong đó:

  • Thiên Ma là dược liệu có tác dụng phục hồi tích cực sự tổn thương của các tế bào thần kinh, thông qua việc điều hòa chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm giảm stress oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy, mất cân bằng dẫn truyền thần kinh, tổn thương do quá trình oxy hóa và viêm thần kinh là nguyên nhân gây ra các thoái hóa thần kinh như parkinson, run giật… Ngoài ra, Thiên ma có tác dụng làm giảm độc tính thần kinh do thiếu oxy hóa não gây ra và giúp cải thiện tổn thương não ở thiếu máu não cục bộ (đột quỵ)
  • Câu Đằng có tác dụng trấn tĩnh nhưng không gây ngủ, có thể giảm tính hưng phấn của vỏ não. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng chống co giật, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào thần kinh. Trong Câu đằng có chứa một số axit amin và peptide, có thể giống như các tiền chất dinh dưỡng của các chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm giảm sự phóng điện bất thường có thể xảy ra trong các tế bào thần kinh.

Sự kết hợp của Thiên ma và Câu Đằng giúp Vương Lão Kiện đạt hiệu quả trong tăng cường nuôi dưỡng, bảo vệ thần kinh não bộ, phục hồi tổn thương não bộ và làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa não.

Tóm lại, phần lớn tình trạng rung giật cơ khi ngủ là lành tính và người mắc không cần quá lo lắng. Trường hợp đã thử nhiều cách mà chứng giật cơ khi ngủ vẫn không thuyên giảm thì bệnh nhân hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn và can thiệp phù hợp.