Muốn làm diễn viên cần học giỏi môn gì? Các kỹ năng nghề nghiệp

1. Muốn làm diễn viên cần học giỏi môn gì?

Diễn viên phải nắm được những kỹ năng diễn xuất trước ống kính để thể hiện được đúng cảm xúc của nhân vật thể hiện. Vậy nên nếu như bạn có định hướng làm diễn viên thì nên theo học tại một số trường nghệ thuật chuyên đào tạo diễn xuất như trường đại học Sân khấu Điện ảnh, trường đại học Văn hóa nghệ thuật Quân Đội, Nghệ thuật trung ương, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh, Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Đăk Lăk và Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật – du lịch Nha Trang.

Để vào được những ngôi trường này thì trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thí sinh phải thi khối S trong đó là những môn năng khiếu và Văn học. Khối S là dành cho những bạn trẻ có đam mê theo học những chuyên ngành nghệ thuật chứ không chỉ riêng diễn viên. Tùy vào từng trường bạn định lựa chọn mà hình thức thi môn năng khiếu sẽ khác nhau. Nếu xác định trở thành diễn viên trong tương lai thì khi thi vào các trường nghệ thuật bạn phải trải qua phần thi diễn xuất trước ban giám khảo. Mỗi trường sẽ có những hình thức thi riêng nên bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin về môn thi năng khiếu của ngôi trường định theo học.

Bên cạnh môn năng khiếu thì thí sinh còn phải tập trung vào môn Văn, đây cũng là môn học cần thiết cho quá trình diễn xuất của bạn. Khi bạn làm diễn viên sẽ phải đọc thoại rất nhiều nên khi nắm được những kiến thức về môn Văn sẽ giúp bạn trải chuốt câu từ hơn vậy nên hãy chú trọng đầu tư kỹ năng và ôn luyện Năng khiếu điện ảnh cũng như Văn học để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nhất.

Ngoài các cơ sở đào tạo chính quy thì cũng có rất nhiều học viện dạy diễn xuất để rèn luyện cho các bạn những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Nếu thực sự đam mê với nghề diễn viên thì bạn hãy tìm hiểu thật kỹ và chọn ngôi trường phù hợp với năng lực cũng như mong muốn của mình để theo đuổi giấc mơ.

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển và bắt đầu có cái nhìn thoáng hơn về những ngành nghề thiên hướng nghệ thuật như diễn viên. Đây là một công việc có thu nhập cực cao nếu bạn thành công trên con đường sự nghiệp nhưng để làm được điều đó thì không phải điều dễ dàng, tỷ lệ canh tranh cho một vai diễn cho mỗi bộ phim cực kỳ khốc liệt nếu bạn không có đủ khả năng thì sẽ dễ bị loại ngay từ vòng casting. Vậy nên bạn phải luôn không ngừng học hỏi những kỹ năng diễn xuất từ những tiền bối trong nghề và kiến thức cần thiết để giúp các bạn phân tích và hòa nhập vào vai diễn tốt hơn thì như vậy mới có thể trụ vững với nghề lâu.

Sau những ánh hào quang của một diễn viên là những khó khăn, thử thách, những hy sinh mà họ phải đánh đổi. Bạn có thể trở nên nổi tiếng với một vai diễn nhưng nếu những bước tiến sau của bạn không mang lại tiếng vang lớn thì sẽ bị khán giả lãng quên. Đó cũng chính là áp lực của nghề diễn viên nếu thực sự muốn cống hiến cho nghề lâu dài thì nhất định phải có năng lực và phẩm chất nhất định. Dưới đây sẽ là những tố chất mà một diễn viên cần có.

Xem thêm: Bật mí bí mật liên quan đến mô tả công việc diễn viên đóng thế

2. Những kỹ năng nghề nghiệp diễn viên cần có

2.1. Sáng tạo trong các vai diễn

Bạn không thể diễn mãi một cảm xúc trong một bộ phim như vậy sẽ khiến cho nhân vật của bạn bị “đơ” hoặc sẽ gây nhàm chán cho khán giả vì bạn không có sự thay đổi và mới mẻ trong con đường sự nghiệp của mình. Đây là phẩm chất cực kỳ quan trọng và cần thiết với diễn viên. Mỗi nhân vật sẽ có những tính cách và cảm xúc khác nhau trong từng tình huống, bạn có thể đóng vai phản diện, vai tốt, vai chính nghĩa,… cần phải có sự sáng tạo trong mỗi nhân vật để thể hiện được tròn vai trong bộ phim.

Có thể chỉ có từng đấy loại nhân vật những nếu bạn biết tạo ra những cảm xúc mới cho nhân vật bằng sự nhạy bén và tìm hiểu của mình thì bạn sẽ hòa nhập vào vai diễn tốt hơn thể hiện cho khán giả thấy rõ nhân vật bạn đang đóng là gì. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần đọc lời thoại trong kịch bản là được nhưng nếu bạn không thổi hồn vào đó thì sao có thể truyền tải thông điệp tới khán giả vậy nên phải thực sự đam mê với nghề, không ngừng học hỏi và rèn luyện tính sáng tạo trong vai diễn thì khó có thể tồn tại.

Ngoài ra, một những kỹ năng cần thiết của diễn viên chính là điều chỉnh giọng nói sao cho có phát âm chuẩn, rõ nghe nhất. Nếu như có thể bắt chước được các giọng vùng miền thì bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn khi có thể hòa vào nhiều vai diễn đa dạng.

2.2. Biết lắng nghe và xử lý tình huống nhanh nhẹn

Trong quá trình diễn xuất bạn phải lắng nghe và tiếp thu những yêu cầu từ đạo diễn, tiền bối, bạn diễn của mình để có thể hoàn thành vai diễn một cách hoàn hảo nhất. Đây là kỹ năng nghề nghiệp bắt buộc đối với diễn viên khi muốn tồn tại trong nghề lâu. Dù bạn có thâm niên trong nghề thì cũng luôn phải giữ thái đọ chuyên nghiệp, “biết mình biết ta” lắng nghe những ý kiến của người khác thì mới có thể phát triển sự nghiệp diễn xuất trong tương lai.

Khi tham gia một bộ phim thì công việc của diễn viên ngoài thể hiện vai diễn còn phải có khả năng tư duy nhanh nhạy cũng như đọc và ghi nhớ lời thoại. Vậy nên muốn làm diễn viên thì phải học giỏi môn logic. Đặc biệt trong quá trình quay sẽ có những lúc bạn phải biến đổi lời thoại sao cho phù hợp với hoàn cảnh nên cần phải có kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhạy để không làm đứt mạch cảm xúc của bạn diễn.

Một diễn viên giỏi là người có thể phản ứng tốt với các tình huống phát sinh trong đoàn phim, không nên trông chờ quá nhiều vào việc người khác nhắc thoại như vậy sẽ làm thiếu đi sự chuyên nghiệp và thể hiện bạn không có năng lực. Vì thế bạn phải không ngừng học hỏi và trau dồi các kỹ năng điện ảnh.

Xem thêm: Diễn viên quần chúng: Chênh vênh nhưng được sống với đam mê

2.3. Nắm chắc tâm lý nhân vật để dễ hòa nhập vào vai diễn

Nếu như bạn không hiểu được nhân vật của mình đóng thì sao có thể truyền tải cảm xúc tới người xem. Không chỉ cần hiểu rõ kịch bản mà bạn phải chủ động tìm hiểu vai trò của nhân vật đang đóng để nắm được tâm lý và cảm xúc cần thể hiện.

Trong quá trình quay phim, nếu không chắc về cách diễn thì hãy hỏi ý kiến của đồng nghiệp, đạo diễn hay biên kịch để thể hiện được rõ nhân vật như vậy mới hòa nhập vào vai một cách chính xác và lột tả chân thực nhất cảm xúc nhân vật.

Việc bạn hiểu rõ về nhân vật cũng sẽ giúp bạn học thuộc lời thoại dễ hơn vì nắm được những gì cần phải thể hiện trong cảnh quay, cho dù bạn quên thoại thì bạn vẫn có thể nói theo cách của mình mà vẫn đúng tình huống đang diễn như vậy mới là một diễn viên chuyên nghiệp. Ngày càng có nhiều tài năng trẻ đang theo đuổi nghề diễn viên, nếu như bạn không giỏi sẽ rất dễ bị lãng quên và đào thải, cần phải nỗ lực và cố gắng cho từng vai diễn dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ.

2.4. Có những kỹ năng diễn xuất riêng cho mình

Một diễn viên thực thụ thì cần phải có những ý tưởng diễn xuất riêng cho mình, phải không ngừng sáng tạo ra cách diễn mới để tạo sự phấn khích cho khán giả tránh gây nhàm chán hoặc đi theo các mô típ cũ.

Trước khi bắt đầu quay, bạn nên thử tất cả các kỹ thuật diễn xuất phù hợp với vai diễn và chính bản thân mình sau đó hỏi ý kiến đạo diễn để tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân và tạo ấn tượng về sự chăm chỉ, nỗ lực với từng vai diễn. Mỗi diễn viên sẽ có thần thái diễn xuất khác nhau nên bạn cũng cần chuẩn bị cho mình phong cách trình diễn riêng để tạo sự nổi bật cho bản thân.

Nếu như bạn có thái độ làm việc chuyên nghiệp thì sẽ luôn có những cơ hội mới cho bạn phát triển sự nghiệp, được làm việc với các diễn viên nổi tiếng, thâm niên trong nghề từ đó học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm hơn. Đồng thời phải luôn tôn trọng những người làm trong đoàn phim và làm việc với thái độ nghiêm túc nhất.

Xem thêm: Ngành diễn viên điện ảnh và lớp mặt nạ cảm xúc sau mỗi vai diễn

2.5. Thể hiện thái độ chuyên nghiệp khi xuất hiện trước công chúng

Khi bạn đã có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân thì sẽ nhiều công việc khác như tham gia các sự kiện, xuất hiện và giao lưu với công chúng. Đặc biệt sẽ phải trả lời câu hỏi từ cánh báo chí nên luôn phải có thái độ chuyên nghiệp và tự tin dù gặp phải các tình huống “hóc búa” từ giới truyền thông. Diễn viên thì cần phải nắm chắc các quy tắc trong cách giao tiếp với truyền thông báo chí hoặc khi xuất hiện trước công chúng.

Bên trên là những điều bạn cần phải nắm rõ khi muốn làm diễn viên thì cần học giỏi môn gì? Tất cả những kiến thức về năng khiếu điện ảnh, văn học, logic đều cần thiết với nghiệp diễn xuất. Bạn phải không ngừng trau dồi và phát triển bản thân để trở thành diễn viên giỏi trong tương lai.