Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn về màu sắc khi thiết kế làm bảng hiệu và độ tương phản trong quá trình thiết kế cần lưu ý. Bạn sẽ được biết về tỷ lệ độ tương phản để hiển thị nội dung trên màu nền bảng hiệu quảng cáo sao cho phù hợp nhất.
Độ tương phản màu sắc
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá ý nghĩa của màu sắc và cách để phân biệt thông tin trên các lớp thông tin khác nhau.
Sự tương phản giữa màu nền trên bảng hiệu so với màu sắc xung quanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng dễ đọc. Nếu như màu sắc của văn bản trên bảng hiệu được sử dụng quá sáng, thì độ tương phản sẽ bị phá vỡ – trong trường hợp màu nội dung trên bảng hiệu là màu sáng và màu nền bảng hiệu là màu tối. Đối với bảng hiệu quảng cáo và biển tên phòng, màu sắc chính là yếu tố kết hợp quan trọng để làm hài hòa chiếc biển hiệu so với môi trường xung quanh. Đối với mỗi kiểu môi trường đặt bảng hiệu sẽ có những khung màu sắc khác nhau để truyền tải thông điệp đến khách hàng – mà họ không cần phải hiểu quá nhiều về nội dung có trên bảng hiệu.
Các nhóm màu sắc cơ bản: bánh xe màu sắc
Ngày xưa, họa sĩ và nhà thiết kế người Thụy Sỹ Johannas đã sáng tạo ra bánh xe màu sắc được tổ chức thành 12 màu sắc riêng biệt – nằm trên 1 vòng tròn thể hiện mối quan hệ của màu sắc. Màu sắc được thể hiện theo những cách sau đây:
- Những màu sắc cơ bản: xanh da trời, đỏ và vàng
- Các màu sắc phụ: xanh lá cây, cam và tím
- Các màu sắc bổ sung: đỏ-cam, đỏ-tím, vàng-cam, vàng-xanh lá cây, xanh da trời-tím và cuối cùng là xanh da trời-xanh lá cây.
Bánh xe màu sắc được tổ chức nhằm mục đích minh họa một cách trừu tượng màu sắc xung quanh một hình tròn cho thấy mối quan hệ giữa các màu sắc cơ bản, màu sắc phụ và các màu sắc bổ sung. Biết được mối quan hệ giữa các màu sắc là bước đầu tiên trong việc phát triển bảng màu được sử dụng trong bảng hiệu quảng cáo cũng như bảng tên phòng.
Khoa học về độ tương phản màu sắc
Arthur & Passini là 2 người đã từng mô tả trong cuốn sách The wayfinding của họ vào năm 1992 – một phương pháp tính toán độ tương phản giữa 2 màu sắc. Công thức được dựa trên chỉ số phản xạ ánh sáng (LR) theo tỷ lệ phần trăm cho mỗi 2 màu liên quan đến nhau. Bằng cách trừ màu tối từ màu sáng, chia cho chênh lệch của màu sáng hơn và nhân cho 100. Chúng ta sẽ có được độ chênh lệch sáng. Khi độ chênh lệch sáng từ 70% trở lên, thì khi đó mức độ dễ đọc trên bảng hiệu sẽ được đảm bảo. Còn ít hơn con số 70% đó, khả năng đễ đọc trên bảng hiệu sẽ bị giảm xuống và những màu sắc đó không nên được sử dụng để kết hợp với nhau.
Ví dụ về phối hợp màu sắc
Màu đen
Màu đen thường được gắn liền với sự trang trọng, sức mạnh, sự tao nhã, hình thức, cái chết, địa ngục và sự bí ẩn.
Khi sử dụng màu nền cho bảng hiệu là màu đen, nội dung trên bảng hiệu thường có xu hướng nổi bật hơn rất nhiều so với các màu sắc khác. Màu đen là một trong số ít các màu sắc có thể giúp cho nội dung trên bảng hiệu được sử dụng hiệu quả.
Khi phối hợp màu sắc, cẩn thận sử dụng những kiểu chữ có kích cỡ nhỏ với độ tương phản quá lớn (chữ trắng), những vấn đề như vậy sẽ khiến cho biển quảng cáo trở nên cực kỳ khó đọc vì nền quá lớn. Với chữ trắng lớn trên nền màu đen, khi đó bảng quảng cáo sẽ trở nên cực kỳ tuyệt vời hơn bao giờ hết. Ngoài ra màu vàng và màu đen cũng là sự kết hợp màu sắc khá phù hợp.
Những hình thức kinh doanh nên sử dụng màu nền đen: sử dụng bảng hiệu trong sân bay, biển tên phòng, bảng hiệu trong nhà, bảng hiệu khác sạn.
Đỏ
Màu đỏ chính là màu sắc đại diện cho lửa và máu, bảng hiệu màu đỏ sẽ gửi cho người khác biết thông điệp cảnh báo, nguy hiểm. Rất nhiều loại biển hiệu cảnh báo sử dụng nền đỏ kết hợp với kiểu chữ màu vàng hoặc trắng, bằng cách sử dụng các dạng biểu tượng cảnh báo mà không cần sử dụng đúng ngôn ngữ, thậm chí với biển hiệu cảnh báo – bạn còn không cần phải thêm vào bất kỳ nội dung nào.
Xem thêm: bộ sưu tập biểu tượng bảng tên phòng
Màu đỏ là màu sắc cực kỳ mạnh mẽ, dễ tạo sự nổi bật ra bên ngoài – đặc biệt là khu vực đám đông. Mình đã từng thấy có rất nhiều đơn vị kinh doanh sử dụng màu đỏ để làm màu nền cho bảng hiệu quảng cáo, nhưng theo mình thì điều đó là không nên. Sẽ cực kỳ hấp dẫn khi bạn kết hợp sử dụng chữ đen, trắng và vàng.
Vị trí thích hợp khi sử dụng màu đỏ làm nền: biển cảnh báo, không gian công cộng, sử dụng trong nhà hoặc ngoài trời.
Xanh da trời
Xanh da trời là màu đắc đại diện cho bầu trời và đại dương. Nó thường được sử dụng để mô tả độ sâu và sự ổn định. Tượng trưng cho sự tin tưởng, sự khôn ngoan, tự tin, thông minh , niềm tin và sự thật.
Màu xanh là một trong những màu sắc yêu thích của nhân loại, như đại diện cho bầu trời, thiên đường, niềm tin và sự hạnh phúc. Màu xanh da trời cực kỳ dễ nhận biết khi được sử dụng kết hợp với nội dung màu trắng. Ví dụ, như khi bạn chạy ngoài đường, hầu như tất cả các loại biển báo đều là màu xanh da trời cả.
Để sử dụng màu xanh da trời làm màu nên trong các loại biển báo, hãy sử dụng nó một cách cẩn thận để tạo ra đủ độ tương phản sao cho bảng hiệu quảng cáo trở nên dễ nhìn nhất. Ví dụ, với màu xanh da trời nhạt, bạn sẽ cần phải dùng nội dung có màu sắc độ tương phản cao hơn như màu đen và màu trắng xanh đậm sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Vị trí thích hợp khi sử dụng màu xanh da trời làm nền: biển hiệu trên đường cao tốc, biển hiệu cửa hàng bán lẻ, không gian ngoài trời.
Màu trắng
Màu trắng thường được gắn liền với ánh sáng, lòng tốt, sự ngây thơ, tinh khiết và trinh tiết. Nó được xem như là sự hoàn hảo.
Màu nền bảng hiệu trắng sẽ cho ra nhiều sự phối hợp màu sắc hoàn hảo nhất, nhưng bạn vẫn nên cẩn thận với màu trắng khi nó tiếp xúc với môi trường xung quanh. chữ màu đen sẽ có xu hướng làm cho bảng hiệu quảng cáo trở nên khó đọc hơn. Chữ có màu sắc tương phản thấp sẽ phù hợp với màu nền trắng là xanh da trời, cam và đỏ.
Nền trắng có thể được dùng trong các dự án bảng hiệu quảng cáo – nơi mà thiết kế đóng vai trò to lớn hơn so với các hình thức làm biển hiệu khác. Ví dụ, sử dụng chữ bạc trên nền bảng hiệu trắng sẽ khiến cho bề mặt bảng hiệu quảng cáo trở nên khó đọc hơn bao giờ hết.
Khu vực thích hợp để sử dụng biển hiệu nền trắng: biển hiệu viện bảo tàng, biển tên phòng ban, bảng hiệu cửa hàng bán lẻ, sử dụng trong nhà và ngoài trời.
Xem thêm:
- Một số mẫu bảng hiệu đẹp
- 4 Mẹo thiết kế biển hiệu đẹp mà bạn cần biết
- Tâm lý màu sắc trong thiết kế bảng hiệu
Kiểu chữ và độ tương phản màu sắc
Không chỉ độ tương phản quan trọng trong thiết kế biển hiệu, mà kiểu chữ hay typography cũng cực kỳ quan trọng không kém – sẽ làm cho bảng hiệu của bạn trở nên hấp dẫn hay xấu xí đi. Khi sử dụng các kiểu chữ quá đậm, văn bản trên đó sẽ trông giống như làm mở rộng nội dung trên bảng hiệu trở nên to thêm – văn bản trên đó sẽ trở nên khó đọc hơn. Cỡ chữ bình thường không phải in đậm thường sẽ là sự lựa chọn tốt nhất để có một chiếc bảng hiệu quảng cáo dễ đọc nhất.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!