Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Những món canh, cháo, chiên xào thơm ngon, mềm, dễ ăn và bổ dưỡng dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn “Người già răng yếu nên ăn gì?”. Đừng quên xem hết bài chia sẻ để giúp người già ăn ngon miệng và khỏe mạnh hơn!
1. Nguyên tắc ăn uống cho người già răng yếu
Răng và hệ tiêu hóa của người già đều không khỏe như người trẻ. Vì thế, người già răng yếu nên ăn gì dựa theo các nguyên tắc sau:
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để giúp giảm lượng thức ăn mà mỗi lần người già phải nhai từ đó giảm áp lực lên răng và hệ tiêu hóa.
- Giảm thịt, giảm chất béo và giảm muối nhằm làm răng không phải hoạt động nhiều, hạn chế cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo, lượng Cholesterol xấu và ngăn ngừa các bệnh về huyết áp, tim mạch.
- Nên ăn các thức ăn thực vật mềm và dễ ăn như vừng, lạc, đậu đỗ, rau xanh,… Chất đạm, chất xơ trong dạng thức ăn này tốt cho hệ tiêu hóa và giúp bù lại lượng chất đạm thiếu hụt, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư, thải Cholesterol.
- Ăn nhiều rau tươi, quả chín sẽ giúp người già dễ nuốt và ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này cũng giàu chất xơ nên sẽ giúp kích thích nhu động ruột, tiêu hóa dễ dàng.
- Uống đủ nước theo nhu cầu: Nước rất dễ hấp thụ, không đòi hỏi răng và hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều. Hơn nữa, nước còn giúp đào thải các chất độc hại và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Lựa chọn thực phẩm mềm để người già dễ nhai, dễ nuốt và dễ hấp thu hơn.
Lưu ý khi nấu: Để giữ được trọn vẹn dưỡng chất và phù hợp hơn với sức khỏe răng của người già, bạn nên nấu các món hấp, luộc, hầm và thái nhỏ, nấu kỹ.
2. 3 món canh cho người già răng yếu
Đối với người già răng yếu thì các món canh là lựa chọn hàng đầu. Trong đó, có một số món canh đặc biệt tốt cho răng, hệ tiêu hóa của người già như canh bí đỏ nấu đậu xanh và thịt, canh đậu hũ cà chua, canh khoai mỡ thịt,…
2.1. Canh bí đỏ nấu đậu xanh và thịt
Giá trị dinh dưỡng
Canh bí đỏ nấu đậu xanh và thịt được ninh nhừ, mềm rất dễ ăn chính là món người già răng yếu nên ăn. Bí đỏ chứa Vitamin K, C, E, B6, Protein, Đồng, Mangan, Sắt, Kali giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đậu xanh bổ sung thêm Canxi giảm hiện tượng mất Canxi ở răng. Không những thế, thịt có nhiều Protein, Phospho góp phần giúp răng chắc khỏe hơn.
Cách chế biến canh bí đỏ đậu xanh nấu thịt
Để nấu món canh bí đỏ đậu xanh, bạn chỉ cần làm theo 4 bước sau:
- Bước 1: Gọt vỏ, cắt bí đỏ thành miếng nhỏ vừa ăn; ngâm đậu xanh trong nước nóng. Hành, ngò thái nhỏ. Thịt xay nhuyễn và trộn với đầu hành băm nhỏ cùng gia vị.
- Bước 2: Đun nước sôi rồi thả từng viên thịt vào.
- Bước 3: Khi nước sôi lại, cho thêm đậu xanh, bí đỏ vào và nấu mềm.
- Bước 4: Rắc rau ngò, hành lá đã thái nhỏ lên trên.
Lưu ý: Khi nấu cho người già răng yếu bạn nên xay nhuyễn thịt. Việc này vừa giúp rút ngắn thời gian nấu vừa giúp người già dễ nhai, nuốt và tiêu hóa hơn.
2.2. Canh đậu hũ cà chua
Giá trị dinh dưỡng
Người già răng yếu nên ăn gì thì canh đậu hũ, cà chua đều là hai thực phẩm mềm, dễ ăn, dễ nuốt. Hơn nữa, đậu hũ chứa nhiều Canxi, không chứa Cholesterol, Gluten nên vừa tốt cho răng vừa tốt cho sức khỏe tổng thể. Cà chua có thêm giàu Vitamin C, chất chống oxy hóa Lycopene,… làm răng thêm chắc khỏe, tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế các bệnh về răng miệng.
Cách chế biến canh đậu hũ cà chua
Để nấu món canh cà chua đậu hũ, bạn cần làm theo 4 bước sau:
- Bước 1: Thái đậu hũ thành miếng vừa ăn. Cà chua thái múi cau. Hành củ thái mỏng. Rau mùi, hành lá thái nhỏ.
- Bước 2: Phi hành thơm rồi cho cà chua, ít bột nêm, nước mắm vào đảo cùng.
- Bước 3: Khi cà chua đã mềm, cho thịt xay vào đảo đều và chưng 3 phút thì đổ nước vào.
- Bước 4: Nước sôi thì thả đậu hũ vào, nếm gia vị cho vừa ăn và cho hành lá, rau mùi vào.
Lưu ý: Nên xay nhuyễn thịt để nhanh chín và nấu nhừ để người già dễ nuốt hơn.
2.3. Canh khoai mỡ thịt
Giá trị dinh dưỡng
Nếu như thịt chứa nhiều Protein, Phospho thì khoai mỡ lại giàu Canxi, Mangan. Sự kết hợp giữa khoai mỡ, thịt bằm mang đến một món ăn ngon, góp phần bảo vệ răng và ngăn ngừa các bệnh về xương.
Cách chế biến canh khoai mỡ thịt
- Bước 1: Khoai mỡ cắt khúc vừa ăn. Còn hành lá, ngò ôm cắt khúc dài 1 ngón tay.
- Bước 2: Ướp thịt băm với hạt nêm, bột ngọt khoảng 15 phút cho thấm vị.
- Bước 3: Nấu khoai mỡ với nước khoảng 10 phút cho chín mềm rồi cho thịt xay vào, đun thêm 3 – 5 phút nữa.
- Bước 4: Nếm gia vị cho vừa ăn và cho hành lá, ngò ôm vào để tăng thêm hương vị.
Lưu ý: Khoai mỡ cắt miếng nhỏ, thịt xay nhuyễn để món ăn nhanh chín và người già dễ nhai nuốt hơn. Tránh ăn quá nhiều khoai mỡ vì nếu dung nạp quá nhiều thực phẩm này có thể gây đau đầu, buồn nôn. Nếu người già bị bệnh thận, thiếu Protein S thì không nên ăn.
3. 3 món cháo bổ dưỡng cho người già răng yếu
Bên cạnh canh thì các món cháo như cháo cá chép/cá hồi, cháo củ mài, cháo hoàng kỳ,… cũng là sự lựa chọn lý tưởng cho người già răng yếu.
3.1. Cháo cá chép/ cá hồi
Giá trị dinh dưỡng
Cá chép, cá hồi chứa nhiều Canxi, Omega-3, Protein tốt (Histones, Transferrin) không chỉ giúp răng chắc khỏe mà còn bồi bổ sức khỏe tổng thể. Khi nấu một trong hai loại cá này thành cháo lại rất ngon miệng và cực kỳ hợp với người già răng yếu.
Cách chế biến cháo cá chép/cá hồi
Gạo nếp, gạo tẻ trộn chung với nhau và ngâm 30 phút trước khi nấu. Đun sôi nước gừng rồi luộc chín cá. Sau đó, bạn tách xương và thịt cá ra. Phần thịt cá ướp với mắm, muối, đường, hạt tiêu cho vừa ăn và xào chín. Khi cháo chín nhừ, bạn cho thêm phần thịt cá đã xào vào và đun khoảng 10 phút. Khi ăn, bạn cho thêm hành lá, thì là, tiêu xay lên trên.
Lưu ý: Người già mắt thường không tinh, món cháo lại dễ nuốt. Vì thế, bạn cần nhặt kỹ xương và lọc nước cốt cá để tránh bị hóc xương.
3.2. Cháo củ mài
Giá trị dinh dưỡng
Củ mài chứa nhiều chất dinh dưỡng như tinh bột, Protein, Lipid, Allantoin,… góp phần vào sự phát triển của các mô lợi. Cháo củ mài nấu nhừ, dễ ăn, đặc biệt với người có răng yếu, người cao tuổi có tỳ vị và khí huyết hư, chán ăn.
Cách chế biến cháo củ mài
Cách nấu cháo củ mài lại cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần cho củ mài nấu với gạo nếp nấu nhừ rồi nêm nếm thêm muối hoặc đường là được.
Lưu ý: Cháo củ mài rất lành tính nên người già răng yếu có thể ăn quanh năm. Khi dùng cháo củ mài, người già nên ăn nóng vào buổi sáng hoặc tối.
3.3. Cháo hoàng kỳ
Giá trị dinh dưỡng
Hoàng kỳ là một loại thuốc quý giúp bổ khí, khắc phục các hiện tượng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ăn yếu. Cháo hoàng kỳ mềm nhừ, dễ ăn, hợp với người cao tuổi bị suy nhược cơ thể, răng yếu, ăn uống Kẽm.
Cách chế biến cháo hoàng kỳ
Để nấu cháo hoàng kỳ, bạn cần hãm hoàng kỳ, nhân sâm thái lát lấy nước. Sau đó, khi cháo chín, cho nước hoàng kỳ, nhân sâm, đường vào đun nhỏ lửa đến khi sôi lại.
Lưu ý: Người già răng yếu có thể ăn cháo hoàng kỳ 2 lần/ngày vào sáng và tối.
Top 10 món cháo cho người già ốm giúp phục hồi nhanh
4. Món ăn chiên xào cho người già răng yếu
Người già răng yếu nến ăn gì? có thể ăn gì ngoài canh và cháo? Và câu trả lời là người cao tuổi răng yếu vẫn ăn được một số món chiên xào mềm như măng tây xào tôm, bông bí xào tỏi,…
4.1. Măng tây xào tôm
Giá trị dinh dưỡng
Măng tây chứa nhiều chất xơ, Folate, Rutin nên có tác dụng chống viêm cho khoang miệng. Còn tôm giàu Canxi, Phospho, Protein, Axit béo,… cải thiện độ chắc khỏe cho răng. Kết hợp giữa măng tây và tôm sẽ tạo ra món ăn rất tốt cho sức khỏe răng và xương.
Cách chế biến măng tây xào tôm
- Bước 1: Lấy phần non măng tây chẻ đôi rồi chần qua nước sôi có muối rồi xả qua nước lạnh. Đồng thời, lột vỏ, bỏ đầu, chỉ đen trên lưng tôm rồi ướp các loại gia vị như muối, mắm, tiêu cho ngấm.
- Bước 2: Phi tỏi cho thơm rồi cho tôm vào xào. Khi tôm gần chín, bạn cho măng tây vào đảo, nêm nếm gia vị cho vừa ăn và rắc thêm một ít hành khô lên.
Lưu ý: Cần bỏ đầu, lột vỏ tôm thật kỹ để tránh người già răng yếu bị hóc khi ăn.
4.2. Bông bí xào tỏi
Giá trị dinh dưỡng
Trong món bông bí xào tỏi, cả bông bí và tỏi đều tốt cho xương, răng. Cụ thể, bông bí có các chất Kali, Magie nên giúp răng, xương thêm vững chắc. Còn tỏi chứa nhiều Canxi, hoạt chất chống viêm và oxy hóa Allicin giúp tiêu diệt vi khuẩn, tăng cường sức khỏe răng, tránh nguy cơ bị nhiệt miệng, viêm lợi, sâu răng, chảy máu chân răng.
Cách chế biến bông bí xào tỏi
Món bông bí xào tỏi cũng rất dễ làm với 3 bước sau:
- Bước 1: Nhặt bỏ cuống già, xơ và nhụy hoa bí. Tỏi băm nhỏ.
- Bước 2: Trần qua bông bí với một ít muối rồi ngâm vào chậu nước lạnh.
- Bước 3: Phi thơm tỏi rồi cho bông bí vào xào và nếm gia vị cho vừa vặn. Bạn có thể rắc thêm chút hạt tiêu cho thơm.
Lưu ý: Khi chần bí, bạn cần vặn to lửa. Sau khi vớt ra, bạn ngâm ngay bông bí vào chậu nước lạnh để bông bí có màu đẹp và không bị nhũn. Khi xào bí, bạn để lửa to và đảo nhanh tay sẽ ngon hơn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “người già răng yếu nên ăn gì?”. Các món ăn mềm, nhừ, dễ nuốt, giàu Canxi, Phospho, chất xơ sẽ là những lựa chọn lý tưởng nhất. Đừng quên bổ sung thêm sữa Nutricare Gold để tăng cường sức khỏe cho người già bạn nhé!
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!