Mẹo hay miếng dán giảm đau ung thư [Đầy Đủ Nhất 2023]

Khi một người nói rằng họ đang bị đau, điều đó thường có nghĩa là họ đang bị thương tổn ở vị trí nào đó trên cơ thể. Tuy nhiên, điều này cũng có thể cho thấy người đó có cảm giác thoải mái. Cảm giác bị đau có thể tồi tệ hơn nếu người bệnh đang buồn, lo lắng hay chán nản. Một số người bệnh khó diễn tả cảm giác đau của mình. Việc báo cho bác sỹ về bất cứ cảm giác đau nào bạn có là hết sức quan trọng.

Phòng khám gia đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc cung cấp dịch vụ bác sĩ gia đình khám bệnh tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Nếu bạn bị đau và cần bác sĩ tới nhà khám có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline Hà Nội: 1800 6896, Hồ Chí Minh : 1800 6894

Đọc thêm bài viết:

>> Dịch vụ bác sĩ gia đình, khám bệnh tại nhà

>> Dịch vụ điều dưỡng chăm sóc tại nhà

Cảm giác đau có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc uống. Thuốc giảm đau phát huy hiệu quả tốt nhất đối với cơn đau mãn tính (kéo dài) nếu được sử dụng đều đặn trước khi cơn đau trở nên nặng hơn. Cần sử dụng nhiều thuốc hơn với cơn đau trầm trọng, do đó tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sỹ. Người bệnh sẽ muốn giảm đau ngay khi cơn đau bắt đầu. Nếu có thể phát hiện ra nguyên nhân và có cách xử lý, thuốc sẽ được giảm từ từ và không cần dùng đến cho đến khi nguyên nhân được xử lý hoàn toàn.

Cơn đau do ung thư di căn hoặc ung thư kéo dài có thể khiến người bệnh kiệt sức. Các cơn đau mãn tính kéo dài có thể cản trở người bệnh thực hiện những điều mong muốn. Thậm chí ngay cả khi uống thuốc đều đặn, cơn đau cũng có thể xuất hiện giữa các liều thuốc. Lúc này cần uống một loại thuốc giảm đau khác cùng với thuốc thông thường. Đừng ngạc nhiên khi bạn cần uống đến hai loại thuốc để kiểm soát cơn đau. Luôn trao đổi với bác sỹ về hiệu quả của thuốc để điều chỉnh liều khi cần thiết.

Điều gì sẽ xảy đến với người bệnh khi có cảm giác đau

– Cơn đau không có chiều hướng thuyên giảm hoặc thuyên giảm nhưng quay trở lại trước khi uống liều thuốc kế tiếp (Việc này có thể khiến kế hoạch uống thuốc bị thay đổi)

– Người bệnh khó ngủ

– Không còn hứng thú với những sở thích trước đó

– Đau ở vị trí mới

– Giảm khả năng di chuyển xung quanh

Người bệnh khi có cảm giác đau có thể làm gì

– Trao đổi với bác sỹ về cơn đau của bạn – vị trí đau, bắt đầu khi nào, đã kéo dài bao lâu, cảm giác đau như thế nào, khi nào đau nặng hơn, khi nào nhẹ hơn và cơn đau ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào.

– Cho bác sỹ biết khi các loại thuốc giảm đau không phát huy tác dụng như mong đợi.

– Dùng thang đo mức độ đau để đánh giá. Sử dụng kết quả để diễn đạt mức độ đau.

– Dùng thuốc theo đúng đơn do bác sỹ kê (đối với cơn đau mãn tính, thuốc phải được sử dụng đều đặn đúng giờ). Trao đổi với bác sỹ nếu cần điều chỉnh lịch uống thuốc.

– Khi thuốc phát huy tác dụng giảm đau, hãy tăng cường độ hoạt động.

– Đừng chờ cho đến khi cơn đau trở nên nặng hơn trước khi sử dụng thuốc giảm đau.

– Tránh ngưng sử dụng thuốc giảm đau đột ngột. Thay vào đó, giảm liều từ từ. Hỏi ý kiến bác sỹ trước khi giảm dùng thuốc hoặc khi có bất cứ thắc mắc nào.

– Một số người bệnh cảm thấy buồn nôn ngay cả khi họ uống đúng liều thuốc giảm đau. Nếu thuốc giảm đau khiến bạn khó chịu, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để thay đổi hoặc có biện pháp để kiểm soát chứng buồn nôn.

– Một số loại thuốc giảm đau khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hoặc choáng. Tình hình thường được cải thiện hơn sau vài ngày, tuy nhiên người bệnh cần tỉnh dậy hoặc đi bộ. Đừng cố lái xe hoặc làm thứ gì đó nguy hiểm cho đến khi kiểm soát được các triệu chứng.

– Táo bón là một tác dụng phụ thường gặp của thuốc giảm đau. Do đó một số người bệnh thường được kê thêm thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân khi sử dụng thuốc giảm đau.

– Theo dõi bất cứ tác dụng phụ nào khác của thuốc và trao đổi với bác sỹ.

– Đừng nghiền hoặc làm vỡ thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sỹ. Nếu thuốc được bào chế ở dạng phóng thích theo giờ, việc dùng thuốc bị vỡ có thể gây nguy hiểm.

– Nếu thuốc giảm đau không thể giúp bạn kiểm soát cơn đau, hãy trao đổi về các biện pháp khác với bác sỹ.

– Luôn chuẩn bị trước thuốc uống cho tuần tiếp theo. Hầu hết các thuốc giảm đau thường phải được kê theo đơn.

Xem thêm bài viết:

>> Dịch vụ tiêm tại nhà, truyền tại nhà

>> Dịch vụ đặt sonde dạ dày tại nhà

Người chăm sóc người bệnh có cảm giác đau có thể làm gì

– Theo dõi các dấu hiệu đau ở người bệnh. Hỏi người bệnh khi phát hiện ra các dấu hiệu như nhăn nhó, rên rỉ, căng thẳng hoặc không muốn di chuyển xung quanh.

– Thử tắm nước ấm hoặc lau bằng khăn ấm lên vùng bị đau (tránh lau lên vùng đang xạ trị). Nếu không đỡ, hãy thử chườm lạnh. Mát xa nhẹ cũng có thể giúp giảm đau.

– Theo dõi xem sau khi sử dụng thuốc mới hoặc thay đổi liều người bệnh có bị rối loạn hay chóng mặt hay không. Giúp người bệnh đi lại cho đến khi họ tự đi lại được bình thường.

– Đề xuất các hoạt động thú vị để đánh lạc hướng người bệnh khỏi cơn đau.

– Lên kế hoạch các hoạt động khi người bệnh thoải mái và tỉnh táo nhất

– Cho người bệnh dùng nhiều nước và thực phẩm giàu chất xơ

– Nếu người bệnh hay quên, hãy theo dõi thời điểm dùng thuốc của người bệnh để tránh thiếu liều hoặc quá liều.

– Nhắc người bệnh dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân để phòng táo bón.

– Nếu người bệnh gặp khó khăn khi uống thuốc viên, hỏi ý kiến bác sỹ để sử dụng các thuốc ở dạng chất lỏng, viên ngậm, miếng dán hoặc các hình thức khác.

– Hỏi ý kiến bác sỹ cho người bệnh trước khi nghiền hoặc hòa tan thuốc giảm đau để dễ nuốt. Một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm nếu bị vỡ.

– Trao đổi với bác sỹ để hiểu rõ tác dụng và cách thức sử dụng các loại thuốc giảm đau.

– Đảm bảo có danh sách các loại thuốc người bệnh đang sử dụng, bao gồm cả thuốc giảm đau.

– Nếu miếng dán giảm đau được sử dụng cho người bệnh, hãy chắc chắn bạn biết cách dán, gỡ băng và tránh chạm vào phần thuốc giảm đau ở trên băng.

– Để thuốc giảm đau ở xa tầm trẻ em và vật nuôi.

– Khi chăm sóc người bệnh đang bị đau, hãy sắp xếp thời gian giải trí và tự chăm sóc cho bản thân.

Gọi ngay bác sỹ/ điều dưỡng nếu người bệnh có cảm giác đau:

– Bị đau nặng hơn

– Không thể ăn uống, kể cả uống thuốc giảm đau

– Cơn đau không giảm đi, hoặc thời gian không duy trì đủ

– Khó khăn khi thức dậy, hoặc khó giữ tỉnh táo

– Bị táo bón, buồn nôn hoặc nhầm lẫn

– Có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến cách sử dụng thuốc

– Xuất hiện triệu chứng mới (chẳng hạn, không thể đi bộ, ăn hoặc đi tiểu).

Hãy gọi Phòng Khám Gia Đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc, Hotline Hà Nội 1800 6896 , Hotline Hồ Chí Minh 1800 6894 nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào.

(Theo Phòng khám Gia đình Việt Úc)