Cha đỡ đầu hay mẹ đỡ đầu (còn được gọi là người bảo trợ),[1] trong nhiều hệ phái của Kitô giáo, là người làm chứng cho việc rửa tội của một đứa trẻ và sau đó sẵn sàng giúp đỡ chúng như việc dạy giáo lý, cũng như việc định hình tâm linh suốt đời của chúng.[2] Trước đây, ở một số quốc gia, vai trò mang một số nghĩa vụ pháp lý cũng như trách nhiệm tôn giáo.[3] Theo cả quan điểm tôn giáo và dân sự, cha mẹ đỡ đầu có xu hướng là một cá nhân được cha mẹ ruột lựa chọn để quan tâm đến quá trình nuôi dạy và phát triển cá nhân của đứa trẻ, đưa ra lời khuyên nhủ hoặc yêu cầu quyền giám hộ hợp pháp của đứa trẻ nếu có bất cứ điều gì xảy ra với cha mẹ ruột.[4][5] Người đỡ đầu nam là cha đỡ đầu, và người đỡ đầu nữ là mẹ đỡ đầu. Đứa trẻ được gọi là con đỡ đầu.
Tại sao trẻ em thời xưa cần phải nhận “cha mẹ đỡ đầu” ?
“Bái kết nghĩa” là nhận cha nuôi, mẹ nuôi, là một loại tập tục rất phổ biến thời xưa.
Có vùng gọi là “nhận cha đỡ đầu, mẹ đỡ đầu”, có vùng là “nhận ký phụ, ký mẫu”, tục xưng “bái nhận làm con thừa tự của cha, nhận làm con thừa tự của mẹ” .
Quan hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ nuôi có thể là vĩnh viễn, cũng có thể là tạm thời, nhiều thì 3 hoặc 5 năm, ít thì vội vàng chỉ gặp mặt qua, từ đó về sau đều không liên quan tới nhau nữa.
Đối tượng “bái kết nghĩa” có rất nhiều người. Mục đích của việc nhận cha mẹ nuôi là vì: Thứ nhất là sợ trẻ khó nuôi, hoặc trước kia từng sinh con bị chết yểu, sợ trong mệnh của mình không có con cái, nên “bái kết nghĩa” tiêu tai giải nạn, bảo vệ con cái. Hai là tướng mệnh đứa trẻ không tốt, khắc cha khắc mẹ nên “bái kết nghĩa” để thay đổi tướng mệnh, cầu già trẻ trong nhà hòa thuận, gia cảnh hưng thịnh.
Trong trường hợp nhận cha mẹ nuôi để trẻ dễ nuôi hơn, thường chọn những gia đình nghèo hoặc gia đình đông con để nhận cha mẹ nuôi, vì người xưa quan niệm con nhà nghèo, đông con rất dễ nuôi, hơn nữa con những nhà này thường không được chiều chuộng nên dễ dạy bảo. Nếu trẻ làm con nuôi của những nhà này thì sẽ dễ nuôi, dễ dạy bảo (quan hệ tạm thời).
Đương nhiên, cũng có trường hợp nhận con nuôi là vì mong muốn gia tăng tình cảm giữa 2 nhà. Còn những nhà giàu hiển vinh kia nhận nữ đào kép, vũ nữ làm con gái nuôi, đó là có dụng ý xấu, không nằm trong diện thảo luận của chúng ta.
Tập quán “bái kết nghĩa” tùy vào vùng miền, dân tộc và bối cảnh văn hóa khác nhau, nên phương diện lễ tiết tập tục cũng khác nhau.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thấy một vài điểm chung trong loại tập tục nuôi dưỡng “bái kết nghĩa” này tại các vùng miền, đó là để cho đứa trẻ dễ nuôi và lớn lên được thuận lợi.
Tham khảo

Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!