Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng ăn uống

Hiện nay có rất nhiều quán ăn được thành lập để phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người là ăn uống. Các quán ăn sẽ có những món ăn khác nhau, rất đa dạng, được trang trí bắt mắt để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của mọi người. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không thể duy trì được quán ăn đó thì chủ sở hữu sẽ có nhu cầu bán quán ăn đó đi. Khi một bên có nhu cầu mua lại quán ăn sẽ ký với chủ sở hữu quán ăn hợp đồng mua bán quán ăn. Vậy Hợp đồng mua bán quán ăn là gì? Có những lưu ý gì cần thiết khi soạn thảo hợp đồng mua bán quán ăn?

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Dân sự 2015.

1. Hợp đồng mua bán tài sản là gì?

Theo Điều 430, Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”

Tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó. Tài sản được mua bán là bất động sản hoặc động sản.

“Điều 432. Chất lượng của tài sản mua bán

1. Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thỏa thuận.

2. Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.

Trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.”

Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán đất đai, chuyển nhượng nhà đất mới nhất năm 2022

2. Hợp đồng mua bán quán ăn là gì?

Hợp đồng mua bán quán ăn là sự thỏa thuận của bên chủ sở hữu quán ăn và bên có nhu cầu mua quán ăn đó. Hợp đồng mua bán quán ăn chỉ được lập ra khi có sự đồng ý, thống nhất giữa các bên và ghi nhận sự thỏa thuận mua bán quán ăn của các bên trong hợp đồng.

Hợp đồng mua bán quán ăn được lập ra mang giá trị pháp lý cao nhằm đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia kí kết hợp đồng. Đồng thời hợp đồng mua bán cũng chính là căn cứ để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa bên chủ sở hữu quán ăn và bên mua quán ăn.

Nội dung chính của hợp đồng mua quán ăn bao gồm:

– Thông tin của các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng

– Đối tượng của hợp đồng

– Giá cả thanh toán

– Cam kết của các bên

– Điều khoản về vi phạm hợp đồng

Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Các đặc điểm và nội dung?

– Hiệu lực của hợp đồng

3. Mẫu hợp đồng mua bán quán ăn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———***———

………., ngày … tháng … năm ……

HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUÁN ĂN

(Tại địa chỉ ……)

Căn cứ Bộ Luật Dân sự;

Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô, xe máy viết tay và công chứng mới nhất năm 2022

Căn cứ Luật Thương mại;

Căn cứ vào nhu cầu, khả năng của các bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm ……, chúng tôi làm hợp đồng mua bán quán ăn tại địa chỉ … phường … quận ….. thành phố…

Bên A: Ông/Bà

Sinh ngày: …

CMND số: … cấp ngày …. tại…

Hộ khẩu thường trú: …….

Bên B: Ông/Bà ….

Xem thêm: Xử lý trường hợp người mua tài sản trả góp không thanh toán đúng hạn

Sinh ngày: ……

CMND số: …… cấp ngày ……. tại……

Hộ khẩu thường trú: …….

Đồng ý mua bán và nhận mua bán quán ăn có tên … tại địa chỉ … phường …… quận ….. thành phố……với những nội dung thỏa thuận như sau:

Điều 1: Quán ăn chuyển nhượng

Quán ăn mang tên …. thuộc sở hữu hoàn toàn của Bên A, đã hoạt động kinh doanh được … năm, đã đăng ký kinh doanh và có đầy đủ các giấy phép liên quan, nay do không còn nhu cầu sử dụng nên Bên A đồng ý mua bán toàn bộ quán ăn này sang cho Bên B tiếp tục kinh doanh.

Điều 2: Giá cả thanh toán

Toàn bộ chi phí mua bán được tính là: …VNĐ (Bằng chữ: … đồng)

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Chi phí này đã bao gồm toàn bộ tất cả các cơ sở vật chất bên trong quán ăn và tiền nhà đến tháng …

Chi phí này chưa bao gồm các khoản thuế, phí nếu phát sinh, nếu có các bên sẽ cùng nhau đàm phán thỏa thuận

Số tiền sẽ được thanh toán 01 lần ngay khi Bên A chuyển giao và Bên B nhận chuyển giao có biên bản kèm theo.

Điều 3: Cam kết của các bên

Bên A:

Cam kết trung thực, chính xác cho những thông tin mình đưa ra và đảm bảo chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có phát sinh

Bàn giao toàn bộ cho Bên B đầy đủ các thông tin kinh doanh về quán tại thời điểm hiện tại, không được che giấu, làm sai lệch thông tin.

Bên B:

Xem thêm: Các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực pháp luật

Cam kết chịu trách nhiệm với toàn bộ hoạt động của quán sau khi nhận bàn giao

Cam kết thanh toán đầy đủ chi phí cho Bên A theo đúng như thỏa thuận

Điều 4: Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Khi có tranh chấp các bên ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Trong trường hợp không thể thỏa thuận, thì một bên có quyền đưa sự việc ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Các tranh chấp, vi phạm hợp đồng xuất hiện vì lý do bất khả kháng sẽ được tuân theo cách giải quyết của pháp luật tại thời điểm bấy giờ.

Điều 5: Hiệu lực hợp đồng

– Hợp đồng này có hiệu lực ngay từ ngày ký …../…./…..

– Hợp đồng hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng.

Xem thêm: Quy định về hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

– Hợp đồng này được lập bằng tiếng Việt, gồm … trang, thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 bản để thực hiện.

…., ngày ….. tháng ….. năm…..

BÊN A BÊN B

4. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán quán ăn

Phần thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng: Yêu cầu bên chủ sở hữu quán ăn và bên mua quán ăn điền đầy đủ thông tin như tên, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú,… Các thông tin phải thật chính xác, chi tiết giống với những giấy tờ bản gốc có liên quan, đồng thời các bên cũng cần đảm bảo tính trung thực đối với các thông tin đó.

Điều 1. Quán ăn được mua bán: ghi tên của quán ăn thuộc quyền sở hữu quán ăn, đã được hoạt động trong khoảng thời gian bao lâu, và cung cấp giấy đăng ký kinh doanh và các giấy phép có liên quan cho bên mua quán ăn.

Điều 2. Giá cả thanh toán: ghi toàn bộ chi phí mua bán quán ăn bằng cả số và chữ, chi phí này chưa bao gồm các khoản thuế, phí nếu phát sinh, nếu có các bên sẽ cùng nhau đàm phán thỏa thuận. Số tiền sẽ được thanh toán 01 lần ngay khi Bên chủ sở hữu quán ăn chuyển giao và Bên mua quán ăn nhận chuyển giao có biên bản kèm theo.

Điều 3. Cam kết của các bên sẽ được quy định rõ ràng, đầy đủ và chi tiết trong hợp đồng mua bán quán ăn tuân thủ theo quy định của pháp luật và dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Cam kết trung thực, chính xác cho những thông tin mình đưa ra và đảm bảo chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có phát sinh; cam kết chịu trách nhiệm với toàn bộ hoạt động của quán sau khi nhận bàn giao; cam kết thanh toán đầy đủ chi phí cho Bên A theo đúng như thỏa thuận;….

Điều 4. Điều khoản về vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp:

Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa thông dụng, đơn giản mới nhất 2022

Các bên tham gia ký kết hợp đồng sẽ thỏa thuận với nhau để đề xuất những hành vi được coi là vi phạm hợp đồng cùng với trách nhiệm vật chất đối với những hành vi vi phạm hợp đồng đó.

Các bên cần thông báo kịp thời cho nhau về những tranh chấp phát sinh đó để tìm cách giải quyết. Khi có tranh chấp các bên ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Trong trường hợp không thể thỏa thuận, thì một bên có quyền đưa sự việc ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Hợp đồng hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng.

Hình thức và nội dung của hợp đồng phải chính xác và đầy đủ với quy định của pháp luật. Từ ngữ, câu văn được dùng trong hợp đồng mua bán quán ăn phải gắn gọn, xúc tích, tránh sai chính tả để đảm bảo thể hiện đúng nội dung của hợp đồng mua bán quán ăn.

5. Hợp đồng chuyển nhượng quán ăn tham khảo:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———***———

………., ngày … tháng … năm ……

HƠP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUÁN ĂN

Xem thêm: Cá nhân có thể ký hợp đồng kinh tế với công ty không?

(Tại địa chỉ ……)

Căn cứ Bộ luật dân sự;

Căn cứ Luật thương mại;

Căn cứ vào nhu cầu, khả năng của các bên

Hôm nay, ngày … tháng … năm ……, chúng tôi làm hợp đồng chuyển nhượng quán ăn tại địa chỉ … phường …… quận …thành phố…

Bên A: Ông/Bà …

Sinh ngày: …

CMND số: …… cấp ngày ….. tại……

Xem thêm: Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại

Hộ khẩu thường trú: ……

Bên B: Ông/Bà ……

Sinh ngày: ……

CMND số: … cấp ngày …….. tại…

Hộ khẩu thường trú: ……

Đồng ý chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quán ăn có tên …… tại địa chỉ …… phường ………… quận …… thành phố……với những nội dung thỏa thuận như sau:

Điều 1: Quán ăn chuyển nhượng

Xem thêm: Quy định bảo lãnh thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Quán ăn mang tên ……. thuộc sở hữu hoàn toàn của Bên A, đã hoạt động kinh doanh được … năm, đã đăng ký kinh doanh và có đầy đủ các giấy phép liên quan, nay do không còn nhu cầu sử dụng nên Bên A đồng ý chuyển nhượng toàn bộ quán ăn này sang cho Bên B tiếp tục kinh doanh.

Điều 2: Giá cả thanh toán

Toàn bộ chi phí chuyển nhượng được tính là: …VNĐ (Bằng chữ: ……..đồng)

Chi phí này đã bao gồm toàn bộ tất cả các cơ sở vật chất bên trong quán ăn và tiền nhà đến tháng …

Chi phí này chưa bao gồm các khoản thuế, phí nếu phát sinh, nếu có các bên sẽ cùng nhau đàm phán thỏa thuận

Số tiền sẽ được thanh toán 01 lần ngay khi Bên A chuyển giao và Bên B nhận chuyển giao có biên bản kèm theo.

Điều 3: Cam kết của các bên

Bên A:

Xem thêm: Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì? Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?

Cam kết trung thực, chính xác cho những thông tin mình đưa ra và đảm bảo chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có phát sinh

Bàn giao toàn bộ cho Bên B đầy đủ các thông tin kinh doanh về quán tại thời điểm hiện tại, không được che giấu, làm sai lệch thông tin.

Bên B:

Cam kết chịu trách nhiệm với toàn bộ hoạt động của quán sau khi nhận bàn giao

Cam kết thanh toán đầy đủ chi phí cho Bên A theo đúng như thỏa thuận

Điều 4: Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Khi có tranh chấp các bên ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Trong trường hợp không thể thỏa thuận, thì một bên có quyền đưa sự việc ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Các tranh chấp, vi phạm hợp đồng xuất hiện vì lý do bất khả kháng sẽ được tuân theo cách giải quyết của pháp luật tại thời điểm bấy giờ.

Xem thêm: Quy định về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Điều 5: Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng này có hiệu lực ngay từ ngày ký …../…./…..

2. Hợp đồng hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng.

3. Hợp đồng này được lập bằng tiếng Việt, gồm … trang, thành 02 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 bản để thực hiện.

…., ngày ….. tháng ….. năm…..

BÊN A BÊN B