Lost and found là thuật ngữ chỉ tình huống khách để quên đồ dùng, vật dụng cá nhân tại khách sạn và được khách sạn tìm thấy sau khi họ đã rời đi. Quy trình xử lý lost & found trong khách sạn ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết này!
Lost and found là gì?
Lost and found có nghĩa là “mất và được tìm thấy”. Trong ngành Nhà hàng – Khách sạn (NHKS), lost and found là thuật ngữ dùng để chỉ tài sản, vật dụng, đồ dùng cá nhân khách bỏ quên và được khách sạn tìm thấy sau khi khách đã trả phòng.
Thông thường, nhân viên khách sạn có trách nhiệm kiểm tra phòng khi khách check-out. Nếu phát hiện bất cứ hành lý, vật dụng cá nhân nào của khách bỏ quên, nhân viên sẽ báo với cấp trên và có quy trình xử lý thích hợp và kịp thời.
(Ảnh: Internet)
Bản ghi chép thông tin đồ lost & found
Khi phát hiện khách bỏ quên tài sản cá nhân, nhân viên phụ trách cần ghi chép cẩn thận thông tin đồ lost & found để hoàn trả cho khách như sau:
- Thời gian phát hiện
- Địa điểm phát hiện
- Đặc điểm đồ vật được phát hiện
- Người phát hiện
- Người nhận
- Người lập phiếu
Bản ghi chép sẽ được in thành 2 bản (1 bản gốc và 1 bản sao). Bản gốc sẽ được gắn vào đồ vật cùng giấy ghi thông tin do nhân viên phụ trách điền, còn bản sao có đánh số thứ tự sẽ được khách sạn giữ lại.
Phiếu ghi chép thông tin đồ lost & found. (Ảnh: Internet)
Quy trình xử lý lost & found trong khách sạn
- Khi phát hiện khách để quên đồ dùng, vật dụng cá nhân thì nhân viên phải thông báo ngay cho trưởng bộ phận buồng phòng. Lúc này, trưởng bộ phận buồng phòng sẽ liên hệ với lễ tân để xác nhận khách đã rời đi hay chưa. Nếu khách chưa rời khỏi, lễ tân cần xác minh vật dụng và nếu đúng thì tiến hành trao trả cho khách theo quy định của khách sạn.
- Nếu khách đã rời đi, tất cả đồ vật tìm thấy trong phòng khách và những khu vực công cộng phải chuyển ngay cho bộ phận an ninh để ghi lại.
- Những đồ vật có giá trị lớn quy đổi ra tiền như đồ trang sức, tiền mặt, đồng hồ, máy ảnh và những vật dụng tương tự phải được niêm phong và bảo quản trong két sắt tại quầy lễ tân. Việc để vật dụng thất lạc vào hay lấy ra khỏi két, phải có sự chứng kiến của nhân viên an ninh và được ghi lại. Chìa khóa két cho vào phong bì niêm phong và được trưởng bộ phận an ninh giữ.
- Thẻ tín dụng được giữ cẩn thận trong vòng 24 giờ, trước khi báo cho công ty cung cấp thẻ. Theo đó, công ty cung cấp thẻ phải gửi fax cho khách sạn thư yêu cầu hủy thẻ.
- Đồ thất lạc sau 90 ngày không có ai đến xác nhận được đưa cho nhân viên phát hiện ra đồ vật đó. Danh sách đồ vật phải thông qua trưởng bộ phận buồng phòng.
- Đồ thất lạc sau 180 ngày không có ai đến xác nhận được xin ý kiến của Tổng giám đốc để đưa lại cho người phát hiện ra món đồ theo đúng thủ tục.
- Đồ thất lạc là đồ uống ví dụ như nước ngọt đóng lon không phải là đồ khách sạn đặt trong tủ lạnh ở phòng khách sẽ được giữ 3 ngày trước khi đưa lại cho người phát hiện. Những đồ uống đã mở sẽ được bỏ đi, không đưa lại cho người phát hiện.
- Đồ hộp cũng sẽ được giữ 3 ngày trước khi đưa lại cho người phát hiện. Những đồ hộp thức ăn đã bóc tem được mang đi hủy
Những loại thực phẩm như rau củ được giữ lại 1 ngày trước khi đưa cho người phát hiện. (Ảnh: Internet)
Lost & found là tình huống thường xuyên xảy ra tại khách sạn. Do đó, nhân viên khách sạn cần nắm vững quy trình xử lý lost & found nhằm mục đích xây dựng hình ảnh khách sạn chuyên nghiệp. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích về chuyên ngành NHKS. Đừng quên theo dõi và đón chờ những thông tin mới nhất từ Hướng Nghiệp Á Âu nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!