Thực đơn dành cho người còn băn khoăn viêm loét dạ dày nên ăn gì | Medlatec

Nhiều người vẫn đang rất bối rối khi bị viêm loét dạ dày nên ăn gì cho hợp lý. Bởi vì nhiều món khoái khẩu với hương vị hấp dẫn lại không phù hợp với bệnh nhân đang mắc căn bệnh này. Vậy làm thế nào để xây dựng được một thực đơn lành mạnh, khoa học mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng cho những người bị viêm loét dạ dày tá tràng? Dưới đây là một số gợi ý hữu ích bạn có thể tham khảo.

26/02/2022 | Những cách phòng tránh ung thư dạ dày đơn giản mà hiệu quả không ngờ 26/02/2022 | Các chuyên gia cảnh báo những nguyên nhân gây ung thư dạ dày thường gặp 23/02/2022 | Điểm danh các phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiệu quả ở giai đoạn đầu

1. Top các món ăn dành cho người bị viêm loét dạ dày

Có thể nói vấn đề ăn uống chính là tác nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Vì vậy không ít người băn khoăn bị viêm loét dạ dày nên ăn gì. Một số nguyên tắc cần được đảm bảo khi lên thực đơn cho bệnh nhân bị các vấn đề liên quan tới dạ dày như sau:

Ưu tiên những thực phẩm tốt cho dạ dày:

  • Thực phẩm Pectin: xuất hiện nhiều trong dâu tây, ổi, táo, lê,… giúp cân bằng hệ vi sinh và gia tăng lợi khuẩn;

  • Thực phẩm Probiotic: được tìm thấy từ sữa chua. Đây là món ăn dồi dào lợi khuẩn rất tốt trong việc ổn định hệ tiêu hóa;

  • Rau xanh: rau xanh có nhiều magie và chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả;

  • Ngũ cốc: một số loại ngũ cốc như lúa mì, đậu, yến mạch chứa nhiều chất xơ giúp cân bằng lượng axit dư thừa có trong dạ dày;

  • Thực phẩm bổ sung vitamin: viêm loét dạ dày nên ăn gì? tất nhiên là không thể thiếu các loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin A, B, C, E như thanh long, khoai tây, khoai lang,… những chất này có công dụng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và tái cấu trúc niêm mạc dạ dày;

  • Thực phẩm chống oxy hóa: thường tìm thấy trong đu đủ, nghệ, cà chua, bông cải xanh giúp các vết viêm loét chóng lành.

Khoai lang rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày

Khoai lang rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày

Chọn các món ăn mềm, dễ tiêu:

Những thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp giảm tải gánh nặng cho dạ dày, tránh co bóp mạnh liên tục và tính chất mềm mịn của thức ăn sẽ không làm các vết viêm loét, tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể cho những món ăn này vào danh sách: cháo, bơ, khoai lang, sữa chua,…

Rèn luyện nếp ăn uống khoa học:

Ăn uống khoa học, lành mạnh tức là bạn cần ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn đúng giờ. Ngoài ra không được để bụng quá rỗng hoặc quá no. Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn phương pháp giảm cân khá cực đoan đó là nhịn ăn. Điều này rất có hại cho sức khỏe tổng thể nói chung và gây hại cho dạ dày nói riêng.

Bổ sung đủ nước:

Uống đủ nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, nhất là vào thời điểm buổi sáng sau khi thức dậy, cách bữa ăn khoảng 1 giờ với một ly nước ấm. Không nên uống nước ngay khi vừa ăn xong vì điều này sẽ làm cho thức ăn chưa được nghiền nát kỹ tại dạ dày bị trôi tuột đi, ngoài ra còn làm loãng dịch vị dạ dày, gây khó khăn cho việc phân giải thức ăn.

Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung các loại nước từ canh súp hoặc nước trái cây. Hạn chế sử dụng nước ngọt, nước có gas vì chúng chứa rất nhiều axit và đường, khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Nhóm thực phẩm bệnh nhân viêm loét dạ dày nên kiêng

  • Sữa tươi: loại đồ uống tưởng như vô hại và bổ dưỡng này lại không hề thích hợp cho người bị bệnh về dạ dày vì có thể kích thích tiết nhiều axit hơn và làm tăng mức độ viêm loét;

  • Đồ uống có cồn và chứa chất kích thích: như bia rượu và caffeine rất có hại cho hệ tiêu hóa và đặc biệt là dạ dày;

  • Trái cây họ cam chanh: những loại quả này rất giàu vitamin nhưng cũng chứa một hàm lượng axit khá cao khiến các vết loét dễ bị lan rộng hơn. Do vậy không nên ăn thường xuyên trái cây có nhiều axit vào buổi sáng, đặc biệt vào những lúc bụng đói;

Những thực phẩm không tốt cho dạ dày

Những thực phẩm không tốt cho dạ dày

  • Thực phẩm lên men: không nên ăn quá nhiều đồ muối chua như kim chi, dưa góp, mắm tôm hoặc mắm tép vì chúng có thể làm biến đổi axit trong dạ dày và tiến triển thành ung thư;

  • Đồ cay nóng: gia vị cay và đồ nóng dễ kích thích và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Do đó chúng ta và nhất là bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày nên hạn chế tối đa loại thực phẩm này;

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: vì khi ăn những thực phẩm này dạ dày sẽ tốn rất nhiều thời gian để tiêu hóa, bệnh nhân dễ gặp tình trạng chướng bụng, đau bụng, điều này càng tệ hơn đối với những người bị viêm loét dạ dày;

Nhìn chung, bệnh viêm loét dạ dày nếu không được nhận biết sớm và đi thăm khám, điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, tâm lý cũng như sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh thì bệnh nhân cần đi khám sức khỏe định kỳ và tuân theo phác đồ điều trị do bác sĩ hướng dẫn.

Nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống và tích cực điều trị, viêm loét dạ dày có thể tiến triển thành ung thư

Nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống và tích cực điều trị, viêm loét dạ dày có thể tiến triển thành ung thư

Bài viết trên đã tổng hợp những nhóm thực phẩm dành cho người bị viêm loét dạ dày còn đang băn khoăn không biết viêm loét dạ dày nên ăn gì. Hy vọng rằng với những thông tin do MEDLATEC cung cấp, bạn sẽ chọn lựa được cho mình một thực đơn phù hợp với thể trạng của bản thân và gia đình.

Trong trường hợp cần chẩn đoán và thăm khám bệnh, bạn hãy tìm đến các cơ sở y tế và bệnh viện uy tín để thực hiện. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một lựa chọn hợp lý giúp bạn kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ. Với trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ chuyên gia y tế tay nghề cao và có tâm, Trung tâm xét nghiệm đạt chứng chỉ ISO 15189:2012 được Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận và gần đây nhất là CAP do Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ vinh danh, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ tại MEDLATEC.

Hãy liên hệ và đặt lịch ngay với Bệnh viện chúng tôi thông qua hotline 1900 56 56 56 ngay hôm nay!