Làm thế nào để nhiều sữa cho con bú?

Làm gì để nhiều sữa cho con bú là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các bà mẹ cũng vì mong ước này mà nhiều mẹ lo lắng dẫn tới stress khi không đủ sữa cho con bú. Vậy làm thế nào để có được nguồn sữa dồi dào sau khi sinh? Các mẹ cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Làm thế nào để nhiều sữa cho con bú? 1

Vì sao mẹ lại ít sữa?

Tại sao có mẹ nhiều sữa có mẹ lại ít sữa, tại sao nhiều mẹ đẻ thường mà ít sữa trong khi có mẹ sinh mổ con còn chưa được ti trực tiếp ngay nhưng sữa mẹ vẫn dồi dào? Có thể là vì một số nguyên nhân dưới đây:

Trước tiên mẹ ít sữa có thể vì cơ địa của mẹ. Nhiều mẹ dưới 18 tuổi, tuyến vú chưa phát triển nên cũng ít có khả năng tiết sữa. Hoặc nhiều mẹ do cấu trúc của cơ thể cũng không có khả năng tiết sữa. Lúc này mẹ có ăn nhiều cháo móng giò cũng chỉ béo mẹ mà chẳng thấy sữa đâu.

Mẹ có thể ít sữa vì sau sinh, mẹ chậm cho con bú : Thông thường, sau khi sinh 30 phút, mẹ nên cho con bú để con ăn được sữa non và kích thích “gọi” sữa về. Những bà mẹ nào mà sau khi sinh 2 – 3 ngày mới cho con bú thì lượng sữa về cũng ít hơn hẳn so với các bà mẹ cho con bú ngay sau sinh.

Mẹ ít sữa do không cho con bú thường xuyên: Cho con bú quá ít sẽ không kích thích được tuyến yên giải phóng hóc môn prolactin vào trong máu. ( Đây là loại Hóc môn prolactin kích thích vú sản xuất ra nhiều sữa hơn)

Ít sữa do mẹ cho trẻ uống sữa ngoài quá sớm: Nhiều người mẹ thì cho rằng mình không đủ sữa, trẻ bị đói nên sẽ cho trẻ bú thêm sữa ngoài, Sữa ngoài thường lâu tiêu hơn sữa mẹ trẻ không đói, sẽ bú mẹ ít hơn do đó lượng sữa mẹ sẽ giảm.

Mẹ ít sữa do mẹ cho con bú không đúng cách: Đôi khi các bà mẹ trẻ cũng chưa có kinh nghiệm nên cho trẻ bú sai kỹ thuật. Trẻ ngậm không hết quần vú sẽ không mút được sữa và không kích thích được phản xạ xuống sữa.

Ít sữa do người mẹ có dinh dưỡng kém: Dinh dưỡng sau sinh của mẹ cũng quan trọng không kém khi mang thai, việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ kém có thể dẫn tới lượng sữa bị giảm và lượng chất béo trong sữa sẽ ít hơn.

Ít sữa do mẹ đang mắc phải một số bệnh lý như bệnh tim, thiếu máu, suy dinh dưỡng, hay đang dùng thuốc kháng sinh nào đó cũng làm giảm khả năng tiết sữa.

Ngoài ra, sữa mẹ ít còn có một phần khác là nguyên nhân từ bé, khi bé có những khiếm khuyết về răng miệng hoặc khi mới sinh nhưng mẹ đã cho bé bú bình ngay cũng có thể cản trở quá trình bú sữa mẹ sau đó kém thuận lợi hơn, sữa mẹ sẽ về ít hơn.

Khi thấy mình ít sữa, các mẹ đừng quá lo lắng mà hãy tìm hiểu nguyên nhân để có hướng điều trị cho phù hợp.Việc lo lắng hay sốt ruột sẽ không giải quyết được gì mà sẽ khiến mẹ mệt mỏi hơn, sữa mẹ càng về ít hơn.

Dưới đây là những lời khuyên giúp mẹ nhiều sữa, giúp hành trình nuôi con từ sữa mẹ được thuận lợi hơn.

Làm thế nào để sữa về nhiều?

1. Nếu có thể hãy sinh thường để sữa về sớm và nhiều

Khi mẹ sinh mổ, bắt buộc phải dùng thuốc kháng sinh được dùng để tránh nhiễm trùng trong quá trình sinh mổ và nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa sau khi sinh. Nếu mẹ được sinh thường thì hàm lượng prolactin đủ để kích thích sữa về nhanh và nhiều hơn, chính vì lý do này mà nhiều bà mẹ cố gắng sinh thường để có nhiều sữa cho con bú hơn.

2. Hãy cho con bú ngay sau sinh

Sữa non có sẵn trong ngực mẹ nên sữa có thể về bất kỳ khi nào, vì vậy bạn nên cho bé bú ngay sau sinh nếu có thể, và liên tục trong ngày để con hấp thụ được nguồn sữa non quý giá. Hãy ở cạnh con và cho bé bú khi theo nhu cầu sẽ tạo nên phản ứng tự nhiên của cơ thể mẹ để sản xuất sữa.

Với các mẹ sinh mổ, lý tưởng nhất là cho con bú ngay giờ đầu tiên, nhưng tùy tình trạng của mẹ nên điều đó cũng khó mà thực hiện được, tuy nhiên các mẹ lưu ý không để bé bú trễ hơn từ 4 -6 giờ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra nếu kéo dài thời gian này bé sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bú mẹ và tắc sữa ở mẹ. Nếu bé phải xa mẹ hơn 6 giờ có thể mẹ nên hút sữa cho bé bằng máy hút sữa chuyên dụng để có kết quả tốt.

Nếu sữa có về chậm, mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy cho con bú càng nhiều càng tốt, dù ban đầu chưa có nhiều sữa nhưng sau đó sữa sẽ nhanh chóng nhiều hơn. Việc cần làm lúc này không phải là lo lắng, stress vì không có sữa mà mẹ cần quan sát bé xem bé đã bú đúng cách chưa, trong những ngày đầu bé có thể tự bú rất tốt lượng sữa non vì đó là bản năng có sẵn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cho con bú đúng cách

3. Cho con bú càng nhiều càng tốt

Thông thường sữa mẹ sản xuất theo nguyên lý cung – cầu. Mẹ càng cho con bú thường xuyên thì sữa tiết ra càng nhiều. Chính vì vậy mẹ cứ thoải mái cho con bú mà không cần phải tuân theo bất kỳ thời gian biểu được đặt ra.

Vì vậy mỗi khi bé muốn bú mẹ thì bạn nên cho bé bú ngay lập tức. Việc tích cực cho con bú sẽ nhanh chóng giúp bạn ổn định nguồn sữa và kích thích lượng sữa được tiết ra. Nếu như sữa mẹ nhiều hơn so với nhu cầu của trẻ bạn có thể dùng máy hút sữa hút ra rồi để ngăn đá dùng dần.

Nhiều mẹ vẫn nhầm tưởng nên dùng máy hút sữa ngay sau mỗi cữ bú của con vì nghĩ rằng việc này sẽ kích thích sản xuất sữa nhiều hơn. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, thói quen này nếu có ở những tuần đầu sau sinh sẽ làm mất đi sự cân bằng tự nhiên giữa lượng sữa mà mẹ sản xuất với lượng sữa mà bé cần.Thậm chí dẫn đến tính trạng căng ngực hoặc áp xe vú do sữa quá nhiều. Hãy tìm hiểu để sử dụng máy hút sữa đúng cách, không nên lạm dụng quá mức mẹ nhé

4. Tích cực kích sữa

4. Tích cực kích sữa 1

Việc kích sữa bằng máy hút sữa đều đặn, đủ số lần từ 8-10 lần/ngày sẽ giúp sữa về đều đặn hơn nếu bạn thực hiện đúng và liên tục trong một tháng. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu để biết cách hút sữa đúng. Một khi đã làm đúng cách thì bạn có thể có một nguồn sữa mẹ dồi dào mà không cần lo sợ cơ địa hay kích thước của mình có thể ít sữa hay không.

5. Hạn chế sử dụng bình sữa

Chắc các mẹ không biết rằng trẻ sơ sinh sử dụng những cử động lưỡi và hàm rất khác nhau giữa bú mẹ và bú bình? Khi bé mới làm quen với việc bú mẹ nhưng ngay lúc đấy mẹ lại “dạy” bé học thêm bú bình thì việc bú mẹ cũng vô tình ảnh hưởng và theo chiều hướng xấu đi. Do đó mẹ cần hạn chế cho con bú bình, ngay cả nếu đó là sữa mẹ thì cũng không hề tốt. Con sẽ không thích ti mẹ và bỏ ti mẹ.

6. Âu yếm và ở bên con

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy mối liên hệ lớn giữa hành vi chăm sóc của bố mẹ với lượng sữa được tiết ra. Theo đó, những hành động như vuốt ve, âu yếm bé sẽ thúc đẩy nồng độ oxytocin và prolactin tăng lên trong cơ thể mẹ.

Cả hai loại hormone này cần thiết cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Các bà mẹ cho con bú thường có nồng độ oxytocin và prolactin cao hơn trong máu, thúc đẩy gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé và tạo tâm trạng hưng phấn cho việc tiết sữa.

Một điều thú vị nữa, chỉ bằng hành động massage cho bé và địu con trước ngực có thể giúp các bà mẹ cảm thấy tăng cường giao tiếp cảm xúc với con. Việc ngủ cùng con cũng là thuận lợi để tạo điều kiện mẹ cho bé bú thường xuyên vào ban đêm.

7. Dinh dưỡng đầy đủ sau sinh

7. Dinh dưỡng đầy đủ sau sinh 1

Dinh dưỡng sau sinh cũng không kém phần quan trọng không chỉ giúp mẹ có sức khỏe tốt về thể chất lẫn tinh thần để chăm sóc con chu đáo mà còn là nền tảng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của sữa mẹ. Mẹ hãy bổ sung vào thực đơn sau sinh của mình những loại thực phẩm tốt cho việc gọi sữa về và cung cấp thêm nguồn vitamin, khoáng chất và các phytoestrogen có tác dụng kích thích sữa về.

>> Xem: Cách tăng chất lượng sữa mẹ

Dưới đây là một số thực phẩm lợi sữa mà mẹ có thể tham khảo nhé.

  • Cà rốt, củ cải và khoai lang chứa beta-carotene cần thiết cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Riêng cà rốt còn chứa phytoestrogen có tác dụng kích thích sữa về.
  • Các loại rau lá màu xanh đậm như rau cải bó xôi và cải xoăn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, các enzyme và phytoestrogen, tất cả đều cần thiết cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Các loại ngũ cốc như yến mạch và lúa mạch cũng nổi tiếng có khả năng tăng cường sản xuất sữa.
  • Các loại đậu như đậu xanh và đậu lăng không chỉ là một nguồn protein tuyệt vời mà còn tốt cho sữa mẹ.
  • Các loại quả hạch như hạnh nhân và hạt điều thúc đẩy nguồn cung cấp sữa. Mẹ nên chọn các loại hạt thô thay vì hạt đã rang để tận dụng được nguồn dưỡng chất một cách tốt nhất nhé.
  • Tỏi cũng giúp tăng sản xuất sữa và là một chất chống oxy hóa mạnh. Chỉ cần thêm vài tép tỏi vào món rau xào hàng ngày là đủ.
  • Gừng cũng có ích với các mẹ đang cho con bú. Mẹ có thể thêm gừng vào bữa ăn hoặc uống trà gừng, ăn mứt gừng đều được.
  • Ngoài ra mẹ cần uống nhiều nước ấm ( 2-3 lít mỗi ngày) đây là yếu tố then chốt để đảm bảo bạn có đủ nước cho “nhà máy sản xuất sữa” của bạn. Đây cũng là kinh nghiệm dân gian được áp dụng khá thành công, đặc biệt là các loại nước từ lá chè vằng, nụ vối.

Ngoài ra để con phát triển về trí tuệ, khả năng nhìn và hệ miễn dịch vượt trội mẹ nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như DHA, EPA, acid folic, canxi, Iốt các vitamin A,D, vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B9, B12) đặc biệt là DHA, EPA theo đúng chuẩn để giúp tăng cường chất lượng sữa cho con bú.

Theo: Procarevn.vn