Nhiều mẹ vẫn luôn thắc mắc, không hiểu sao gần đây trong các gói dịch vụ tắm bé lại có thêm bước hơ lá trầu không cho bé sau khi tắm xong, không biết điều này có mang đến kết quả tốt hay không nữa. Bài viết này chính là lời giải thích cho thắc mắc ấy mẹ nhé!
Kết quả của các nghiên cứu hiện đại đã cho thấy, trong 100g lá trầu không có chứa khoảng 2,4% tinh dầu, có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtilis…
Lá trầu không có những tác dụng gì đối với đời sống?
Trong đời sống hàng ngày, lá trầu không cũng được xem là một trong những loại “thảo dược” dân gian, giúp chúng chữa được nhiều bệnh.
Bởi bản thân lá trầu không có chứa Chavivol – một hoạt chất Phenol giúp giảm đau, chống viêm, nhanh lành vết thương, nhất là cực kỳ phù hợp trong việc điều trị đau khớp,…
Ngoài ra, trong trường hợp bị ho dai dẳng, viêm phế quản chúng ta cũng có thể sử dụng lá trầu không kết hợp với nụ đinh hương và nhục đầu khấu để giúp tan đờm.
Hoặc đối với mẹ sau sinh không may bị tắc tia sữa cũng có thể dùng lá trầu không hơ nóng vừa phải rồi đắp vào bầu ngực để giúp sữa xuống, giảm đau nhức.
Đối với trẻ sơ sinh lá trầu không có tác dụng gì?
Lá trầu không có thể dùng để chữa chứng đầy bụng, khó tiêu cho bé. Tất nhiên, khi sử dụng mẹ nhất định phải chú ý không hơ quá nóng tránh làm bỏng trẻ, mẹ nhé.
Hơn nữa, việc dùng lá trầu không để hơ cho trẻ sơ sinh có rất nhiều tác dụng, cụ thể như:
- Làm cứng vùng xương mỏ ác cho bé
- Phòng chống bệnh cảm cúm và đường hô hấp
- Giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, tiêu hóa tốt, bé không bị đau bụng, chướng bụng,…
Hướng dẫn hơ lá trầu không cho trẻ đúng cách, an toàn
Để việc hơ lá trầu không cho bé có kết quả tốt nhất và đảm bảo an toàn, mẹ nên lưu ý làm đúng theo các bước như sau mẹ nhé:
Bước 1: Chuẩn bị lá trầu không trước khi hơ
Mẹ nên tìm chọn những lá trầu có nguồn gốc đảm bảo an toàn, không bị phun thuốc trừ sâu rồi mẹ có thể ngâm nước muối loãng, để ráo nước trước khi hơ.
Bước 2: Hơ lá trầu không cho bé
Mẹ hơi vò nhẹ lá trầu không để lấy tinh chất rồi hơ lá trong khoảng 1 – 2 phút trên bếp (mẹ nên dùng bếp điện).
Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ lá trầu trước khi hơ cho bé
Mẹ nên đặt lá trầu lên phần cổ tay của mình để kiểm tra nhiệt độ, đảm bảo độ nóng của lá trầu không ảnh hưởng đến da bé.
Bước 4: Thực hiện hơ lá trầu cho bé
Mẹ có thể hơ vùng bụng, bẹn, ngực và lưng cho bé. Mẹ cũng cần lưu ý, không hơ trực tiếp lá trầu không lên vùng da mà trẻ bị trầy xước trước đó. Và cũng không vừa hơ lá trầu không cho bé lại vừa thoa dầu nóng cho con.
Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây Home Care đã giúp mẹ giải đáp được những thắc mắc của mình và có thêm kinh nghiệm trong việc chăm nuôi con trẻ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!