Đừng bỏ lỡ lá mơ tròn có tác dụng gì [Hot Nhất 2023]

Tên khác

Tên dân gian: Mơ tròn, Thúi dịt, Cây lá mơ

Tên khoa học: Paederia foetida L.

Họ khoa học: Thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.

Cây lá mơ

(Mô tả, hình ảnh cây mơ tròn, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Hình ảnh cây thuốc mơ tròn, mơ trònMô tả:

Cây mơ tròn, cây lá mơ không chỉ là loại rau gia vị quen thuộc mà còn là một cây thuốc quý. Cây mơ tròn dạng dây leo bằng thân quấn. Lá mỏng, mọc đối, hình bầu dục hay thon, nhọn ở chóp, tròn ở gốc, không lông, cuống mảnh; lá kèm 2-3mm. Hoa màu tím nhạt, không cuống, mọc thành thùy dài đến 35cm ở nách lá hay ở ngọn. Quả gần hình tròn, hơi dẹt, có vỏ quả mỏng màu vàng, 2 nhân dẹp, có cánh rộng màu nâu đen. Toàn dây khi vò ra có mùi rất thối.

Bộ phận dùng: Lá – Folium Paederiae Foetidae.

Nơi sống và thu hái:

Cây của phân vùng Ấn Độ – Malaixia, Ở Việt Nam cây mọc hoang ở lùm bụi, hàng rào. Cũng thường được trồng lấy lá để làm gia vị và làm thuốc. Lá có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học:

Cây chứa một tinh dầu rất hăng mùi của bisulfur carbon và alcaloid và paederin. Mùi thối là do methyl mercaptan.

Vị thuốc mơ tròn

(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh…)

Tính vị, tác dụng:

Mơ tròn có vị nhạt, đắng, hơi mặn, mùi hôi, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

Công dụng:

Thường dùng trị lỵ trực tràng, chữa sôi bụng, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột. Còn dùng trị ho gió, ho khan, mệt ít ngủ, thiếu sữa và dùng bó gãy xương.

Liều dùng:

Dùng 10-20g

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc mơ tròn

Ðể trục giun kim và giun đũa

Dùng lá Mơ Tam thể giã nhỏ, cho tí muối ăn sống hoặc vắt lấy nước uống, uống liền 3 buổi sáng vào lúc đói thì giun ra. Ðể trừ giun kim, ngoài cũng dùng lá Mơ lông một nắm 30g, chế vào 50ml nước chín, vắt lấy nước cốt bơm thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 20 phút vào lúc 19-20 giờ trước khi đi ngủ, giun sẽ bò ra.

Nếu bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50 g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.

Nếu bị nhiễm giun kim thì cũng uống nước cốt lá mơ như trên, ngoài ra lấy khoảng 30 g rau mơ (cả lá, ngọn), rửa sạch, giã nát rồi cho thêm vào 500 ml nước sôi để nguội, dùng bơm thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ khoảng 2-3 phút, giun sẽ bò ra.

Trị viêm tai

Lá Mơ tươi đem nướng rồi nhét lỗ tai trị viêm tai chảy máu mủ, nước vàng.

Theo Đông y, rau mơ vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn.

Chữa kiết lỵ mới phát

Biểu hiện: Đi đại tiện nhiều lần, trong phân có máu và chất nhầy như nước mũi, có trường hợp sốt nhẹ.

Lấy một nắm lá mơ tươi lau sạch (bằng khăn sạch) thái nhỏ, đập vào một quả trứng gà trộn đều, lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín đều để ăn. Ăn ngày 3 lần và ăn liên tục vài ngày là khỏi. Nếu bị chứng lỵ mới phát do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen, cả hai rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vẩy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Uống 2-3 lần.

Chữa tiêu chảy do nóng

Nếu mắc chứng tiêu chảy do nhiệt với triệu chứng khát nhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu môn nóng rát, có thể dùng lá mơ 16 g, nụ sim 8 g sắc cùng với 500 ml nước còn 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa sôi bụng, ăn khó tiêu

Khi ăn vào thấy bụng sôi, khó tiêu hóa thì lấy một nắm lá mơ tươi ăn kèm trong bữa cơm hoặc giã nát vắt lấy nước uống, ăn như vậy trong khoảng 2-3 ngày là thấy kết quả.

Chữa đau dạ dày.

Bị chứng đau dạ dày thì lấy khoảng 20-30 g lá mơ rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống 1 lần trong ngày. Sau nhiều ngày dùng như thế thì có hiệu quả.

Chữa bí tiểu tiện

Nếu bị sỏi thận gây bí tiểu tiện, lấy rau mơ sắc uống ngày vài lần rất hiệu nghiệm.

Tham khảo

Kinh nghiệm dân gian dùng lá Mơ nhồi với bột gạo nếp, cho ít nước xào nóng, đắp lên hai vú sau một giờ để có sữa cho con bú. Bột dây Mơ cho thêm phèn chua (1/10) hoà với mật ong cho sền sệt, bôi miệng đen trẻ em.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************