Trong các công trình xây dựng hay công trình giao thông và một số các công trình khác, thì việc sử dụng bu lông để liên kết và giữ cho kết cấu của công trình chắc chắn hơn là một việc không còn xa lạ gì. Có lẽ vì thế mà đa phần những người trong ngành đã quá quen với cách đọc ký hiệu bu lông để có thể sử dụng chúng đúng mục đích và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Vậy nhưng, bộ phận người không liên quan đến mảng này có lẽ không rõ lắm đối với cách đọc các ký hiệu trên bu lông sao cho chuẩn không cần chỉnh. Cũng như hiểu rõ về ý nghĩa các ký hiệu trên bu lông vẫn còn là một khó khăn. Bài viết dưới đây, Bulong Cường Thịnh sẽ hướng dẫn mọi người cách đọc ký hiệu trên bu lông chuẩn nhất, hãy cùng theo dõi nhé!
Cấp bền của bu lông
Dựa vào cấp bền của bu lông mà người ta chia ra tương ứng 2 cấp là bu lông hệ mét và bu lông hệ inch. Mỗi cấp sẽ có cách đọc và ý nghĩa các ký hiệu khác nhau.
Định nghĩa cấp độ bền của bu lông chính là khả năng chịu lực của lông, khả năng này bao gồm lực xiết, lực kéo, lực cắt và các lực khác… trong mối ghép liên kết.
Cấp bền của bu lông được thể hiện một cách rõ ràng qua các chỉ số về giới hạn chảy và giới hạn bền.
>>> Xem thêm: Hình ảnh bu lông ốc vít trong các ứng dụng đời sống
Hướng dẫn cách đọc ký hiệu bu lông
Hiện nay trên các đầu bu lông thường sẽ được ký hiệu từ 2 – 3 số latinh. Với từng con số sẽ biểu thị từng cấp của bu lông. Vậy chúng ta sẽ đọc ký hiệu bulong như thế nào?
Cách đọc ký hiệu bulong có dạng: XX.X
Trong đó, những ký hiệu XX trước dấu “.”, mang ý nghĩa 1/100 độ bền kéo của bu lông. Trong khi đó, độ bền tối thiểu đang có đơn vị là N/mm2.
Tiếp đó, con số sau dấu chấm biểu thị giá trị của giới hạn chảy bằng 1/10 giá trị độ bền kéo tối thiểu, đơn vị là N/mm2.
Ví dụ: Bulong ký hiệu CTEG 8.8 được hiểu là:
- ABC là CTEG ký hiệu của nhà sản xuất
- Ký hiệu 8.8 được hiểu là, với số 8 đầu tiên: 8×100 = 800 N/mm2 là độ bền kéo tối thiểu đạt được
- Số 8 kế tiếp sau dấu chấm là 8/10 x 800 = 640 N/mm2 là giới hạn chảy tối thiểu đạt được
Cách đọc ký hiệu bulong có dạng: Ax.X
Đây là ký hiệu của bulong thép không gỉ, với các nhóm thép Austenitic, Martensitic, Ferritic, được ký hiệu bằng các chử cái đầu tiên là A, C, F. Nhóm thép Austenitic được sử dụng phổ biến nhất do tính cơ tính của nó.
Với chữ x nhỏ kế tiếp là được hiểu là dạng thép (steel grade). Loại thép này có 5 dạng từ 1 – 5, trong đó thép grade 2 và 4 là phổ biến nhất.
Với dấu X lớn sau dấu chấm, được hiểu là cấp bền của bulong.
>>> Xem thêm: Bảng Báo Giá Bu Lông Cường Độ Cao Mới Và Chi Tiết Nhất
Ví dụ: Bulong ký hiệu CTEG A2 – 80 được hiểu là:
- ABC là CTEG ký hiệu của nhà sản xuất
- Ký hiệu A2 – 80 được hiểu là, A2 là nhóm thép Austenitic, grade 2 (SUS 304)
- Số 80 kế tiếp sau dấu chấm là 800 N/mm2 là độ bền kéo tối thiểu.
Hiện nay, các cấp độ bền của bu lông hệ mét được ký hiệu từ 4.6 đến 12.9. Đối với các ngành công nghiệp cơ khí, bu lông sẽ có cấp độ bền từ 8.8 đến 12.9, người ta hay gọi đây là các bu lông cường độ cao.
Một bu lông cường độ cao hệ mét sẽ được phân cấp khi có kích thước từ M6 trở lên và/hoặc từ cấp 8.8 trở lên, trong trường hợp không có ký hiệu đánh dấu trên đầu bu lông thì nhà sản xuất sẽ đánh ký hiệu đặc biệt lên phụ kiện để người dùng có thể nhận biết và sử dụng chúng hiệu quả.
Cấp của đai ốc
Cũng tương tự như cách đọc ký hiệu trên đầu bulong. Cấp của đai ốc cũng được ký hiệu bằng số Latinh. Con số này cho biết 1/100 giá trị thử bền danh định quy ước của đai ốc tương ứng tính bằng N/mm2 – giá trị này tương ứng với giá trị bền kéo của bu lông (proof load). Nói cách khác, cấp độ của đai ốc cho ta biết nó phù hợp với bu lông thuộc cấp nào.
Ví dụ 1: Đai ốc CTEG 8 thép cacbon
- CTEG: là đơn vị sản xuất
- Số 8 là ứng suất bền tối thiểu của đai ốc, được hiểu là proof load = 8×100 = 800 N/mm2
Ví dụ 2: đai ốc CTEG A2 – 80
- CTEG là đơn vị sản xuất
- A2: là nhóm thép Austenitic, grade 2 tương ứng inox SUS 304
- 80 là ứng suất bền kéo tối thiểu proof load 80×10 = 800 N/mm2
>>> Xem thêm: Các Thông Số Kỹ Thuật Bu Lông Nở Cần Lưu Tâm Khi Chọn Mua Sản Phẩm
Cường Thịnh – Công ty sản xuất bulong đai ốc hàng đầu tại HCM
Trên đây là những thông tin của cteg.vn về cách đọc các ký hiệu trên bu lông đúng cách. Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại bu lông, khách hàng có thể liên hệ Bu lông Cường Thịnh – một trong những công ty phân phối bu lông hàng đầu tại TPHCM.
Cường Thịnh là đơn vị phân phối rất nhiều vật tư liên kết trọn gói cho công trình kết cấu thép từ Bu lông neo (móng), bu lông liên kết, cáp, tăng đơ, ốc, ty,… Ngoài ra, Công ty chúng tôi còn cung cấp các vật tư liên kết cho ngành cơ khí, chế tạo máy, thang máy, xây dựng, giao thông, công nghiệp, dân dụng, …
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, sẵn sàng tư vấn và phân phối cho khách hàng đến những sản phẩm khách hàng ưng ý nhất.
Liên hệ Hotline: 0914 117 937 để được nhân viên của công ty tư vấn và giải đáp thắc mắc kỹ hơn nhé!
Trên đây là những chia sẻ của cteg.vn về cách bu lông đai ốc, hy vọng sẽ giúp cho các đọc giả có thể lựa chọ đúng loại bu lông chất lượng và phù hợp với từng loại công trình mà mình đang và sẽ thực hiện trong tương lai nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!