Cỡ chữ là gì? Cỡ chữ chuẩn trong word là bao nhiêu? – Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng

Cùng THPT Sóc Trăng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến cỡ chữ, bao gồm: Cỡ chữ là gì, Cỡ chữ chuẩn trong word là bao nhiêu?, cỡ chữ chuẩn trong bài tiểu luận,….

Định nghĩa cỡ chữ là gì

Cỡ chữ được hiểu là độ lớn của chữ in theo phân in (1 p = 0,3759 mm), chiếu từ lưng đến bụng chữ hoặc ngược lại. Thông thường cỡ chữ trùng với thân chữ, như chữ hoặc số dùng sắp các số mũ hoặc chỉ số trong công thức toán, lí và hoá học.

Cỡ chữ chuẩn trong word là bao nhiêu?

Với văn bản hành chính, văn phòng hoặc các văn bản luật thì Nhà nước đều yêu cầu văn bản chỉnh bày trên Word phải tuân theo những thông số như: cỡ chữ và phông chữ chuẩn. Trong bài viết hôm nay, THPT Sóc Trăng sẽ cùng bạn tìm hiểu những mẫu quy định phông chữ, cỡ chữ chuẩn.

Quy định chung về cỡ chữ là gì và phông chữ khi soạn thoạn văn bản word

– Theo thông tư 01/2011/TT-BNV thì phông chữ để soạn thảo văn bản yêu cầu là font chữ Việt thông qua bộ mã Unicode đạt tiêu chuẩn TCVN 6909:2001. Tuy nhiên, theo thông tư mới nhất thì phông chữ yêu cầu cụ thể là phông chữ Times New Roman cùng với bộ mã ký tự Unicode theo chuẩn TCVN 6909:2001.

– Tuỳ theo thể thức văn bản thì kiểu chữ và cỡ chữ có thể khác nhau.

– Số trang văn bản phải dùng kiểu chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 hoặc 14.

Các quy định riêng về thể thức văn bản

Bên cạnh các quy định chung về phông chữ, thể thức văn bản thì văn bản còn quy định cỡ chữ, phông chữ khác nhau trong từng thành phần như quốc hiệu, tiêu ngữ…

Các thành phần, thể chức chính

Thể thức

Quy định về phông chữ, cỡ chữ

Quốc hiệu (CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM)

Bạn đang xem: Cỡ chữ là gì? Cỡ chữ chuẩn trong word là bao nhiêu?

– Dùng chữ in hoa, kiểu đứng. Chữ đậm ở phía trên cùng, bên phải trang đầu của văn bản. – Cỡ chữ 13 hoặc 14.

Tiêu ngữ (Độc lập – Tự do – Hạnh phúc)

– Sử dụng chữ in thường, kiểu đứng, chữ đậm canh giữa dưới Quốc hiệu. Chữ cái đầu tiên viết hoa và giữa các cụm từ có gạch nối. – Cỡ chữ 13 hoặc 14

Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản

– Trình bày với chữ in hoa, kiểu đứng, đậm. – Cỡ chữ 12 hoặc 13

Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp

– Sử dụng chữ in hoa, kiểu đứng – Cỡ chữ 12 hoặc 13

Số văn bản

– Ghi bằng chữ số Ả Rập, in thường, kiểu đứng. Chữ số nhỏ hơn 10 phải thêm số “0” đằng trước. – Cỡ chữ 13

Ký hiệu văn bản

– Sử dụng chữ in hoa, kiểu đứng – Cỡ chữ 13

Thời gian ban hành văn bản

– Sử dụng chữ số Ả Rập. Đối với ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải thêm số “0” vào phía trước. – Cỡ chữ 13 đến 14

Địa danh văn bản

– Trình bày bằng chữ in thường, kiểu nghiêng. Chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa – Cỡ chữ 13 hoặc 14

Tên loại văn bản

– Dùng chữ in hoa, kiểu đứng, đậm – Cỡ chữ 13 hoặc 14

Trích yếu nội dung

– Dùng chữ in thường, kiểu đứng, đậm – Cỡ chữ 13 hoặc 14

Phụ lục sau chữ “V/v”

– Chữ in thường, kiểu đứng – Cỡ chữ 12 hoặc 13

Căn cứ ban hành văn bản

– Chữ in thường, kiểu nghiêng. – Cỡ chữ 13 hoặc 14

“Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương

– Chữ in thường, kiểu đứng, đậm – Cỡ chữ 13 hoặc 14

Tiêu đề của phần, chương

– Chữ in hoa, kiểu đứng, đậm – Cỡ chữ 13 hoặc 14

“Mục”, “Tiểu mục” và số thứ tự của mục, tiểu mục

– Chữ in thường, kiểu đứng, đậm – Cỡ chữ từ 13 đến 14

Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu đề của điều

– Dùng chữ in thường, lùi đầu dòng 1 cm hoặc 1,27 cm. Kiểu đứng, đậm. – Cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn

Nội dung văn bản

– Dùng chữ in thường, kiểu đứng. Khi xuống dòng, chữ đầu dòng lùi vào 1 cm hoặc 1,27 cm – Khoảng cách giữa các đoạn văn tối thiểu 6pt – Cỡ chữ từ 13 đến 14

Họ, tên của người ký văn bản

– Chữ in thường, kiểu đứng, đậm. – Cỡ chữ 13 hoặc 14

Thông tin: số và ký hiệu văn bản; thời gian ký

– Ngày tháng năm; giờ phút giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601 – Dùng phông chữ Times New Roman, in thường, kiểu đứng, màu đen. – Cỡ chữ 10

“Kính gửi” + tên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân

– Chữ in thường, kiểu đứng – Cỡ chữ từ 13 đến 14

Từ “Nơi nhận” + thông tin

– Chữ in thường, kiểu nghiêng, đậm – Cỡ chữ 12

Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản

– Chữ in thường, kiểu đứng. – Cỡ chữ 11

Các thành phần, thể thức khác

Thành phần, thể thức

Quy định về phông chữ, cỡ chữ

Từ “Phụ lục” và số thứ tự của Phụ lục

– Chữ in thường, canh lề giữa, kiểu chữ đứng, đậm – Cỡ chữ 14

Tên Phụ lục

– Chữ in hoa, kiểu đứng, đậm. Căn lề giữa – Cỡ chữ 13 hoặc 14

Thông tin chỉ dẫn kèm theo văn bản trên Phụ lục

– Chữ in thường, kiểu nghiêng. Phông chữ cùng với nội dung văn bản, màu đen. – Cỡ chữ 13 hoặc14

Thông tin: số và ký hiệu văn bản; thời gian ký

– Ngày tháng năm; giờ phút giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601 – Phông chữ Times New Roman, in thường, kiểu đứng, màu đen – Cỡ chữ 10

Chữ “HỎA TỐC”, “THƯỢNG KHẨN” và “KHẨN” trên con dấu

– Chữ in hoa, phông Times New Roman, kiểu chữ đứng, đậm. Sử dụng mực đỏ tươi. – Cỡ chữ 13 hoặc 14

Chỉ dẫn lưu hành như “XEM XONG TRẢ LẠI”, “LƯU HÀNH NỘI BỘ”

– Chữ in hoa, phông Times New Roman, kiểu đứng, đậm. – Cỡ chữ 13 hoặc 14

Tên địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax

– Chữ in thường, kiểu đứng. – Cỡ chữ từ 11 hoặc 12

Cỡ chữ chuẩn trong bài tiểu luận

Tiểu luận là một trong những bài tập mà bất kì sinh viên nào cũng phải làm ít nhất 1 lần. Để đánh giá một bài tiểu luận tốt và chỉn chu hay không, giảng viên không chỉ dựa vào nội dung, mà còn dựa vào cách trình bày tiểu luận trên bản Word, và đây cũng là khó khăn cho nhiều sinh viên. Trong bài viết này, THPT Sóc Trăng sẽ hướng dẫn bạn cách trình bày tiểu luận trong Word sao cho chuẩn đẹp và chuyên nghiệp nhất, giúp bạn đạt được điểm số cao.

Yêu cầu tổng thể đối với việc trình bày tiểu luận

Về nội dung

  • Phần nội dung của tiểu luận cần đảm bảo trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. Tránh viết lan man, không đúng trọng tâm của bài hoặc trích các dẫn chứng không liên quan.
  • Phần tóm tắt đề tài, lời nói đầu cần trung thực và chính xác với nội dung của đề tài
  • Chú thích, dẫn nguồn chính xác các hình ảnh, hình vẽ, đồ thị

Về hình thức và sử dụng cỡ chữ trong bài tiểu luận

  • Định dạng font chữ:
    • Sử dụng font chữ Times New Roman
    • Cỡ chữ: 13 – 14pt
    • Mật độ chữ bình thường, không co hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các ký tự và các chữ
    • Không sử dụng định dạng gạch chân (Underline) cho những từ ngữ cần nhấn mạnh hoặc các tiểu mục
  • Dãn dòng: Dãn dòng ở chế độ 1,5 lines
  • Căn lề: Căn lề theo thứ tự: Lề trái 3,5 cm (cách khoảng rộng để chừa chỗ đóng gáy); Lề trên: 2,5 cm; Lề dưới: 3 cm; Lề phải: 2 cm. Thông thường, trong Word, đơn vị đo sẽ được để mặc định là Inches. Nếu muốn đổi đơn vị đo sang centimeters để thuận tiện trong các thao tác định dạng trong trình bày tiểu luận, bạn hãy vào thẻ File > Options > Advanced. Ở phần Display, bạn đổi đơn vị đo thành Centimeters ở dòng Show measurements in units of.

  • Đánh số trang. Khi trình bày tiểu luận trong Word, số trang được đánh ở cuối trang, căn lề giữa.

  • Không chèn headers & footers các tiêu đề hoặc tên đề tài ở đầu hoặc cuối văn bản.
  • Tiểu luận được đóng thành quyển, bìa giấy màu. Nội dung tiểu luận và trang bìa phụ được in trên một mặt giấy trắng khổ A4. Để thay đổi khổ giấy trong Word, ta vào thẻ Layout > Size > A4 (210 x 297mm)

Cách trình bày tiểu luận trong Word chuẩn đẹp nhất

Trình bày chương, mục, tiểu mục của tiểu luận

  • Quy tắc ghi số của chương – mục – tiểu mục: Các chương được ghi bằng chữ số thường (1,2,3,..). Dưới chương là mục gồm 2 chữ số (Ví dụ: 1.1). Dưới mục là nhóm tiểu mục gồm 3 chữ số (Ví dụ: 1.1.1). Dưới nhóm tiểu mục là các tiểu mục gồm 4 chữ số. Việc đánh số này giúp người đọc có thể biết được đang đọc tới phần nào của tiểu luận. Ví dụ: 1.2.3.2 nghĩa là tiểu mục số 2, nhóm tiểu mục 3 trong mục 2 của chương 1.

  • Mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục
  • Tên các chương, mục, tiểu mục cần ngắn gọn, rõ ràng, không đa nghĩa
  • Khi trình bày tiểu luận, không để tên chương, mục hoặc tiểu mục ở dòng cuối cùng của trang văn bản. Nếu còn sót lại 1 dòng cuối cùng của trang hiện tại, hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để ngắt trang và bắt đầu ghi tên chương/mục/tiểu mục kế tiếp ở trang tiếp theo.
  • Phụ lục, tài liệu tham khảo: Sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13.

Trình bày bảng biểu, hình vẽ, biểu đồ,…trong tiểu luận

  • Khi trình bày tiểu luận trong Word, cần đánh số cho bảng biểu, hình vẽ, biểu đồ để dễ dàng theo dõi. Số của bảng biểu, hình vẽ, biểu đồ….được đánh theo số chương. Ví dụ: Bảng 2.3 nghĩa là bảng thứ 3 trong chương 2.
  • Tên, đầu đề của bảng biểu được ghi ngay phía trên bảng; Tên, đầu đề của hình vẽ, biểu đồ được ghi ngay phía dưới biểu đồ, hình vẽ.
  • Các hình vẽ, đường viền của bảng, đồ thị cần được trình bày bằng màu đen để dễ dàng nhìn.
  • Trong phần nội dung, khi đề cập đến bảng biểu hoặc biểu đồ nào đó, cần nêu rõ số của biểu đồ, hình, bảng biểu đó (Ví dụ: “…được thể hiện trong hình 2.3”) , không được viết là “…được thể hiện trong hình vẽ dưới đây”

Trình bày tài liệu tham khảo và trích dẫn trong tiểu luận

  • Nếu đoạn trích ít hơn 2 câu hoặc 4 dòng chữ đánh máy thì có thể đặt ngay trong phần đoạn văn đang viết và sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu đoạn trích dài hơn thì cần tách phần trích dẫn ra thành đoạn riêng, lùi lề trái 2cm và không cần sử dụng dấu ngoặc kép.
  • Khi trình bày các tài liệu tham khảo, chú thích, cần xếp riêng các tài liệu theo từng ngôn ngữ, theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của mỗi nước.
  • Nếu tài liệu không có tên tác giả mà là tư liệu từ các cơ quan, tổ chức, cần xếp theo thứ tự ABC theo từ đầu tiên của tên cơ quan, tổ chức đó.
  • Nếu tài liệu tham khảo là sách, giáo trình, luận án, báo cáo…, khi trình bày tiểu luận phần liệt kê tài liệu tham khảo, cần ghi đầy đủ các thông tin sau:
    • Tên tác giả (Cá nhân hoặc cơ quan ban hành) (Năm xuất bản)
    • Tên sách, luận án hoặc báo cáo dùng đê trích dẫn (in nghiêng)
    • Nhà xuất bản
    • Nơi xuất bản
    • Ví dụ: Michael Porter (2018), Chiến lược cạnh tranh, NXB Tuổi trẻ, Hà Nội
  • Nếu tài liệu tham khảo là bài báo, tạp chí, khi trình bày tiểu luận phần liệt kê tài liệu tham khảo, cần ghi đầy đủ các thông tin sau:
    • Tên tác giả (Năm công bố)
    • “Tên bài báo/tạp chí” (Đặt trong dấu ngoặc kép)
    • (Số)
    • Các số trang
    • Ví dụ: Đỗ Huy(1990), “ Về bản sắc dân tộc của văn hoá ”, Tạp chí Triết học, (Số 1), tr8
  • Nếu tài liệu được thu thập từ các nguồn trên Internet, khi trình bày tiểu luận phần liệt kê tài liệu tham khảo, cần ghi đầy đủ các thông tin sau:
    • Tên tác giả (Thời gian công bố)
    • Tên tài liệu
    • Địa chỉ website
    • Đường dẫn tới nội dung
    • Thời gian trích dẫn
    • Ví dụ: Gitiho Learning 4 (2021), “Cách thiết lập quyền chỉnh sửa bảng tính”, https://gitiho.com/blog/cach-thiet-lap-quyen-chinh-sua-bang-tinh-tren-google-sheets.html, 26/06/2021.
  • Khi trình bày tiểu luận, phần chú thích tài liệu trong nội dung cần trình bày ngay sau nội dung cần chú thích, trong dấu ngoặc vuông [ ], không được chú thích ở cuối trang.

Những điều cần lưu ý khác khi trình bày tiểu luận trong Word

  • Phần phụ lục: Bao gồm những nội dung để minh họa cho nội dung tiểu luận như Mẫu phiếu khảo sát, bảng thống kê,….
  • Về viết tắt: Không được làm dụng chữ viết tắt khi trình bày tiểu luận. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần xuyên suốt tiểu luận. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Cần có danh mục các chữ viết tắt ở đầu phần nội dung để người đọc có thể nhận biết

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết này, THPT Sóc Trăng đã giới thiệu tới bạn cỡ chữ là gì, những nguyên tắc và lưu ý khi trình bày tiểu luận trong Word. Đây là những nội dung vô cùng quan trọng để bạn có thể trình bày văn bản word, tiểu luận hay khóa luận tốt nghiệp một cách chuẩn, đẹp và chuyên nghiệp nhất. Chúc bạn áp dụng thành công!

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Tổng hợp