Chúng ta cần phải hiểu rõ như vậy để chọn lựa con chim hội đủ cả ba tiêu chuẩn trên, đạt hạng xuất sắc mới có thể tranh tài với những chim khác được.
Vóc dáng thì không thể sửa đổi vì đó là do bẩm sinh. Tài nghệ của chủ nuôi chỉ có thể giúp chim có được một bộ lông mượt mà do tạo được chế độ ăn uống hợp lý. Vì vậy, nếu chim có vóc dáng đẹp thì ta mới chọn cho dự thi.
>>> Xem thêm:Những câu hỏi thường gặp khi nuôi chim khướu
Nhưng, con Khướu có vóc dáng đẹp cũng chưa đủ, nó còn phải có điệu bộ tốt.
Điệu bộ tốt cũng do tính bẩm sinh của Khướu. Vì không nghệ nhân nào có đủ tài để tập cho Khướu biết múa đuôi múa cánh được. Khướu mà không có tài múa đuôi múa cánh thì tốt hơn hết đừng cho nó dự thi, vì trong điệu hộ, Khướu chỉ tranh điểm với nhau ở phần này: không biết múa, hoặc múa tồi là thua điểm người ta, thì làm sao hy vọng đạt được hạng cao?
Thường những chim dự thi là những chim thuộc vào hạng xuất sắc về điệu bộ. Khướu có điệu bộ lầm thường không ai dám đăng ký dự thi.
Nếu mình tin là có thể vượt qua được thiên hạ cả hai phần vóc dáng và điệu bộ thì có nhiều hy vọng được thắng giải.
Vấn đề còn lại là phần giọng hót của chim.
Giọng hót của chim cũng do bẩm sinh mà có. Vì đâu phải trời sinh con Khướu nào cũng biết hót hay. Chỉ cần trong tay có con Khướu siêng hót, còn giọng không hay chưa phải là chuyện đáng lo. Vì ta có thể tập luyện được.
Con Khướu siêng hót là con Khướu “mau mồm mau miệng”, nó vốn là con chim khôn, chim này mà được tập dượt đúng phương pháp dễ trở thành con chim có giọng hót thật hay.
Phương pháp nuôi thi hót của Khướu thì mỗi người có một cách, không ai giống ai, nhưng thưòng thì mỗi người đều tự hào về bí quyết của mình, và ít ai chịu hé răng ra cho người khác biết!
Những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm phối hợp những cách sau đây để tập luyện cho Khướu hót hay:
Cách nuôi dưỡng: Muốn cho Khướu hót hay, điều cần là giúp cho Khướu được căng lửa. Chim căng lửa là chim trong thời kỳ sung sức nhất, nó không thể thu mình một chỗ để sống cách thục động, mà lúc nào cũng tỏ ra xăng xái, hết cắn bố lồng lại tên cầu đứng hót, cơ hồ như không hề biết mệt mỏi. Khướu mà nuôi chưa đủ lửa thì không thể đêm ra thi thố tài năng với ai được, vì nó sẽ nhút nhát, chưa mở miệng đã bị chim khác đè cho hết hồn vía rồi!
Muốn chim được sung thì trưức hết phải cho ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, hằng ngày không thể thiếu cào cào, sâu tươi. Mặi khác phải chăm sóc chim theo một thời dụng biểu đã nghiên cứu sẵn: giờ nào phơi nắng, giờ nào tắm nước, giờ nào cho chim đi dượt, giờ nào cho chim ngủ…
Con Khướu mà được sống trong sự chăm nom cẩn thận như thế không thể nào sa sút sức khỏe được! Nhưng chuyện nuôi dưỡng này cũng đòi hỏi phải có đủ thời gian cần thiết chứ không phải chỉ trong tuần trước tuần sau là thu đạt được kết quả như ý được!
Cho Khướu mái thúc: Khướu trống nuôi trong lồng lâu ngày, nhất là trong thời kỳ căng lửa, chắc quí vị cũng thừa biết nó đang khao khát đến điều gì? Chỉ cần loáng thoáng nghe được giọng Khướu mái hót từ xa, Khướu trống đã rạo rực bồn chồn, cất cao tiếng hót như điên như dại. Tiếng mái thúc đủ sức làm cho chim trống hăng lên, và khi hăng thì nó hót liên tục, gần như không ngừng nghỉ.
Tuy vậy, cũng không nên lạm dụng sự hiện diện, dù là chỉ giọng hót của chim mái quá mức, vì có thể đem lại sự phản tác dụng. Một là trống sẽ lờn tiếng mái mà không sung lên nữa, hai là do hót quá mức nên trống bị kiệt sức. Dù hai chim Khướu trống Khướu mái không hề được chủ nuôi cho thấy mặt nhau (chỉ treo khuất để cho nghe giọng của nhau mà thôi), nhưng câu “Tốt mái hại trống” vẫn đúng trong trường hợp này. Vì hễ Khướu mái cất tiếng kêu ro ro là Khướu trống cảm thấy như được mời gọi nên to tiếng hót trả lại cả hơi dài… Nếu Khướu mái ro ro như vậy từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác, thì liệu sức lực nào còn ở chim trống nữa?
Vậy, tốt hơn hết, cách ba bốn ngày một làn, và mỗi lần chừng mười lăm phút, ta treo lồng chim Khướu mái gần (mà khuất) Khướu trống để chúng có dịp “tâm sự” với nhau trong khoảnh khắc, rồi đem chim mái đến một nơi khác thật xa để chúng không còn nghe tiếng của nhau nữa.
Cái cách “nhử mái” như vậy sẽ giúp trống “yêu đời” hơn, sung sức hơn, và hót hay hơn.
Ra trường dự thi với một con chim sung sức thì hy vọng giật giải vẫn có cơ thực hiện được.
Năng dượt chim: Có nhiều con chim “khôn nhà dại chợ”: ở nhà thì hót rất căng, nhưng khi đến nơi có nhiều chim đông đúc thì khép nép sự sệt, đã không chịu hót mà có khi còn kêu ro ro nho nhỏ như… Khướu mái khiến chủ nuôi phải buồn lòng!
Con chim nhút nhát như vậy cũng chưa hẳn là chim tồi, có thể do nó chưa quen “trận mạc” mà thôi. Với những con chim này, ta nên cho nó đi tập dượt thường xuyên ở các tụ điểm chơi chim để nó tập quen dần với không khí náo động ồn ào trước cả rừng chim đủ loại.
Những ngày đầu tiên treo lồng cách xa những chim khác để nó tập làm quen với quang cảnh khác lạ chung quanh. Sau đó, treo lồng nhích gần lại những chim cùng giống nhưng đang yếu lửa hơn nó, mục đích là làm tăng hào khí của nó lên. Chỉ chừng nào thấy con Khướu của mình lấy được sự tự tin, bình tĩnh cất cao giọng hót giữa “chốn ba quân”, thì lúc đó ta mới treo nó gần lồng những chim sừng sỏ, vừa hót vừa múa để thi tài với nhau. Tuy vậy, đừng thấy tự nhiên chim hăng lên mà vội mừng vì có những con chỏ mỏ hót căng lên được một chặp, rồi cũng tự nhiên câm như hến, thái độ lơ lơ láo láo như kẻ mất hồn! Đó là do nó chưa đủ “trình độ” để thi đấu hót tay đôi với những chim dữ. Vì vậy, khi treo chim để dượt, ta phải lưu tâm theo dõi mọi động tĩnh của chim ra sao, để nếu gặp trường hợp xấu như vừa kể thì mang chim đi “lánh nạn” kịp thời, vì để tình trạng sợ hãi đó kéo dài chim sẽ bị rót! Nếu chim bị rót thì chỉ còn cách tập luyện lại từ đầu, phải hao tốn nhiều tiền của, công sức và thời gian…
Sự tập dượt thường xuyên sẽ làm cho chim dạn dĩ, có kinh nghiệm trong đấu hót. Người nuôi chim cần phải theo dõi trực tiếp và thường xuyên để tìm hiểu năng lực của con Khướu mình tiến triển ra sao. Khi biết con chim đã đạt được trình độ cao, thì tìm cách treo nó gần những chim thực sự hung dữ nhất để chim hót tự tin hơn…
Việc tập dượt cần phải thường xuyên, có thể cách nhật, hay vài ba ngày một lần, nhưng điều cần là phải liên tục, chứ không nên kéo dài khoảng cách tập dượt quá xa. Mặt khác, mỗi lần tập dượt phải có giờ giấc hợp lý, cũng như không nên chủ quan tùy hứng, vì con chim thi hót, cũng như ca sĩ đang hát, nêu phải hát bốn năm bài liên tiếp thì hơi sức nào còn, lại rát cổ bỏng họng chứ đâu phải chơi!
Dù trong thời kỳ tập luyện, con Khướu dự thi cũng phải có thời gian để ngơi nghỉ lấy sức. Nhất là tối phải trùm kín áo lồng treo vài nơi yên tĩnh để ngủ sớm. Con chim tối ngủ sớm thì sáng dậy hót sớm. Con chim mà ngủ trễ (do chủ nhà tối chong đòn thức đến khuya thì chim cũng phải thức theo đến khuya thì hôm sau thân xác nó cũng rũ rượi, trí óc cũng bần thần. Chim như vậy thì làm sao hót căng được?
Nếu việc chăm sóc không hợp ]ý, không đúng phép vệ sinh, thì Khướu dễ bị suy; mà con chim bị suy thì làm sao dám dự thi?
Tóm lại, muốn thúc cho con Khướu căng lửa, việc làm đó tuy khó mà dễ. Nhưng muốn giữ độ sung của con Khướu bền vững lại là chuyện khó khăn. Nhử Khướu mái chưa đủ, mà còn phải nhờ vào sự nuôi dưỡng và huấn luyện đúng phương pháp của chủ nuôi nữa…
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!