Kết thúc bài thơ Tràng Giang, Huy Cận viết: Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Ý thơ này Huy Cận đã kế thừa của ai, trong câu thơ nào? Và đâu là sáng tạo của nhà thơ? Phân tích làm rõ cái hay của hai câu thơ cuối

DÀN BÀI CHI TIẾT

I. Mở bài

Ai đã đọc bài Tràng Giang của Huy Cận, dù chỉ một lần, cũng không thể nào quên được hai câu thơ kết thúc tác phẩm như một điểm nhấn nghệ thuật cho bài thơ về con sông buồn của mình:

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Cô đơn trống vắng giữa cảnh trời nước mênh mang

II. Thân bài

1. Ý thơ này Huy Cận đã kế thừa của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc lâu nổi tiếng, cũng ở hai câu thơ cuối tác phẩm:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

(Tản Đà dịch: Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)

2. Huy Cận có học Thôi Hiệu nhưng lại thêm cho Thôi Hiệu một ý thơ mới. Với Thôi Hiệu phải có “khói sóng trên sông” (“Yên ba giang thượng”) mới gợi nên nỗi buồn trong lòng người; còn với Huy Cận thì “không khói hoàng hôn” mà nỗi nhớ nhà vẫn dâng lên thăm thẳm. Hóa ra nồi nhớ nhà ấy đã đầy ắp trong lòng thi nhân, cứ thế mà trào ra, không cần đến ngoại cảnh. Đó là phần sáng tạo của nhà thơ, khiến cho ý thơ thêm mạnh, cảm hứng thêm sâu, chủ đề bài thơ nổi bật.

3. Ớ vị trí cuối bài thơ, mạch thơ đi đến cao trào, câu thơ như một sự dồn nén cảm xúc của thi nhân để bật ra tư tưởng của thi phẩm. Trước Tràng Giang mênh mang, nhà thơ cô đơn trống rỗng và cảm nhận về “cái không” dâng lên tràn ngập trong lòng. Từ “không đò”, “không cầu” trên một dòng sông khdhg người, đến âm thanh của sự sống cũng không còn (“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”), tất cả là để đi đến một cái không cuôì cùng, quan trọng nhất: không còn biểu tượng của sự sống:

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Không còn gì cả, vậy mà nỗi nhớ nhà vẫn dâng lên thăm thẳm thì đó mới đúng là nỗi nhớ nhà của Huy Cận lúc này – một thi nhân mất nước một mình cô đơn trống vắng giữa cảnh trời nước mênh mang, vũ trụ bao la vô cùng vô tận.

4. Cái hay của câu thơ còn ở âm điệu, nhạc điệu, một nhạc điệu buồn rất đặc trưng của Huy Cận – một hồn thơ “mang mang thiên cổ sầu”. Trong câu thơ có nhịp điệu dập dềnh của sóng nước, cũng là nhịp điệu dập dềnh của nỗi buồn nhớ nhà trong lòng người:

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn củng nhớ nhà.

III. Kết bài

Câu thơ khép lại bài thơ rồi mà dư ba vẫn còn mãi trong lòng người đọc từ bấy đến nay. Sóng vẫn dập dềnh trên sông cùng với nỗi buồn sâu lắng mà thi nhân đã gửi hồn mình vào Tràng Giang. Đó là một câu thơ để đời của Huy Cận, cũng là một trong những câu thơ hay nhất của phong trào Thơ mới.