Mất khả năng lao động là gì? Phân loại và cách xác định?

Khả năng lao động chính là những khả năng dựa trên sức khỏe của con người phản ánh thực chất nhất đối với khả năng này. Khả năng lao động là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của con người vì khi đã có khả năng lao động thì sẽ tạo ra được của cải vật chất nuôi sống bản thân, gia đình và tạo ra giá trị kinh tế tích cực cho xã hội.

Bên cạnh đó cũng có những trường hợp ngược lại đó là do quá trình lao động và sinh sống họ bị tai nạn nghề nghiệp hoặc mắc các bệnh gây ra hậu quả với sức khỏe và rơi vào tình trạng không đủ sức khỏe lao đông hay không còn tỉnh táo để tự lao động. Hiện nay những câu hỏi thường gặp nhất như Mất khả năng lao động là gì? Phân loại và cách xác định mất khả năng lao động vẫn thường gặp rất nhiều. Vậy hãy theo dõi bài viết này để biết thêm thông tin chi tiết.

Cơ sở pháp lý:

Luật bảo hiểm xã hội 2014

Bộ Luật lao động 2019

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Mất khả năng lao động là gì?

Hiện nay pháp luật hiện hành không đưa ra khái niệm để nêu về mất khả năng lao động là gì, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu mất khả năng lao động là người nào đó không đủ điều kiện đảm bảo về sức khỏe và không thể thực hiện các công việc để kiếm sống và nuôi sống bản thân. Thông qua giám định y khoa có thể biết được người nào đó có khả năng lao động hay không. Căn cứ dựa trên quy định tại điều 45. Giám định mức suy giảm khả năng lao động Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể:

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

Xem thêm: Đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng

2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;

c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

Như vậy pháp luật đã quy định cụ thể đối với việc giám định mức độ suy giảm khả năng lao động, cụ thể có thể hiểu như sau:

Thứ nhất căn cứ dựa trên quy định tại điểm a khoản 1 thì các trường hợp sau khi bị thương tật, bệnh nghề nghiệp lần đầu đã được điều trị ổn định, còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe tức là có khả năng các di chứng này làm ảnh hưởng đến khả năng lao động của người lao động có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của họ sau này. Bởi, một người lao động đã phục hồi sau khi điều trị mà vẫn còn di chứng thì tức là di chứng này không thể phục hồi và có thể rất khó để phục hồi, điều trị tiếp, có thể phải đi theo người lao động cả đời. Theo đó nên khả năng lao động, thời gian lao động của người lao động có sự ảnh hưởng nhất định. Người sử dụng lao động có trách nhiệm giới thiệu người lao động của mình đi giám định suy giảm khả năng lao động trong trường hợp này.

Thứ hai, căn cứ dựa trên điểm b khoản 1 đối với những trường hợp sau khi bị thương thật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định là trường hợp mà người lao động và người sử dụng lao động đã có dấu hiệu phục hồi phần lớn các vấn đề sức khỏe xuất phát từ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không thể hiện di chứng cũng như các vấn đề phát sinh sau khi điều trị về sức khỏe. Khác với trường hợp trên, trường hợp này thương tật, bệnh của người lao động tái phát, tức là đã có vấn đề từ lần điều trị trước dẫn đến tái phát bệnh tật, thương tật, nên đối với lần sau, người lao động phải giám định mức độ suy giảm khả năng lao động nhằm xác định hoặc xác định lại mức suy giảm khả năng lao động.

Ngoài ra thì căn cứ theo khoản 2 như trên đối với các trường hợp này thì đều là đa chấn thương, đa bệnh nên chỉ có giám định tổng hợp mới có thể xác định chính xác mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động.

Xem thêm: Thủ tục giám định lại khả năng lao động đối với người mất sức lao động

2. Phân loại mất khả năng lao động:

Theo như trên thực tế thì chúng ta có thể hiểu khi con người bị ốm đau, tai nạn, bệnh tật có thể dẫn tới những hậu quả không đáng có như là mất khả năng lao động. Chúng ta có thể chia ra 2 loại mất khả năng lao động, bao gồm Mât khả năng lao động tạm thời và mất khả năng lao động vĩnh viễn theo đó có thể hiểu một cách cụ thể nhất như sau:

+ Mất khả năng lao động tạm thời: được hiểu là trạng thái người lao động phải ngừng việc trong một thời gian nhất định do những biến cố sảy ra tron quá trình sinh sống và làm việc ảnh hưởng tới sức khỏe, sau khi điều trị, sức khỏe được phục hồi như ban đầu và tiếp tục quay trở lại làm việc.

+ Mất khả năng lao động vĩnh viễn: được hiểu là trạng thái người lao động do những tác động của sức khỏe phải ngừng việc vĩnh viễn mặc dù đã được điều trị, phẫu thuật nhưng sức khỏe vẫn không thể được phục hồi lại như cũ và vì thế không thể trở lại làm việc vì họ không có đủ sức khỏe và khả năng tiến hành các công việc như bình thường được nữa.

3. Cách xác định mất khả năng lao động:

Mất khả năng lao động vĩnh viễn thông thường sẽ được xác định thông qua giám định y khoa và được tiến hành tại các bệnh viện và được lượng hoá bằng 1 tỉ lệ phần trăm suy giảm sức khỏe cụ thể được quy định là tỉ lệ sức khỏe thấp. Có nghĩa là bị suy giảm bao nhiêu phần trăm sức khỏe mới được coi là mất khả năng lao động vĩnh viễn.

Ví dụ như đối với những nghề nghiệp thông thường, khi người lao động bị suy giảm 41% sức khỏe trở lên được coi là mất khả năng lao động vĩnh viễn. Bên cạnh đó nếu là công nhân khai thác, thợ cơ khí… chỉ cần suy giảm 31% sức khỏe trở nên cũng được coi là người lao động bị mất khả năng lao động vĩnh viễn.

4. Mất khả năng lao động khi bị tai nạn lao động có được hưởng chế độ không?

Căn cứ theo quy định tại điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định cụ thể như sau:

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Xem thêm: Điều kiện và thủ tục xin giám định suy giảm khả năng lao động

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy mất khả năng lao động đối với trường hợp tai nạn lao động sẽ được hương chế độ nếu có đủ các điêu kiện như chúng tôi nêu trên cụ thể là:

+ Tại điểm a khoản 1 có nêu ” Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc” theo đó thì kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh…

+ Theo quy định tại điểm b khoản 1 có nêu điều kiện về ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc được hiểu là khi thực hiện công việc theo yêu cầu của phía người sử dụng lao động giao cho.

+ Cuối cùng đó là bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian hợp lý ví dụ như do công ty quy định giờ làm và giờ tăng ca cụ thể.

Xem thêm: Cách tính lương hưu cho người suy giảm khả năng lao động

Có thể thấy, việc hưởng chế độ tai nạn lao động sẽ phụ thuộc vào thời gian và địa điểm xảy ra tai nạn lao động và mức suy giảm khả năng lao động.Chế độ này không tính đến yếu tố lỗi của người lao động khi không đảm bảo việc chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động dẫn tới bị tai nạn. Bên cạnh đó căn cứ theo khoản 3, Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu thuộc một trong các trường hợp:

– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

– Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Theo đó dựa trên quy định này thì nếu không thuộc các trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động kể trên, người lao động bị tai nạn do lỗi của chính mình nếu đủ điều kiện thì vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định.