Mẹo hay index là gì trong tiếng anh hot nhất hiện nay 2023

Chỉ số index là gì? Chỉ số chứng khoán là gì?

Stock index là chỉ số chứng khoán đại diện cho một nhóm cổ phiếu nhất định.

Stock index (chỉ số index) tổng hợp và tính toán giá cổ phiếu trung bình của các công ty lớn nhất trong nhóm cổ phiếu. Nó thể hiện giá trị của nhóm cổ phiếu này, cũng như hiệu suất hiện tại và trước đó của chúng.

Chỉ số chứng khoán cho phép trader đầu tư vào một thị trường, một lĩnh vực, hay khu vực kinh tế thay vì đầu tư vào từng cổ phiếu riêng lẻ. Do đó, chỉ số chứng khoán thể hiện hiệu suất hoạt động của nhiều thực thể khác nhau, như:

  • Quốc gia: Chỉ số chứng khoán Đức DAX30, Chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500, Chỉ số chứng khoán Pháp CAC40, Chỉ số chứng khoán Nhật JP225 (Nikkei 225)
  • Lĩnh vực kinh tế: Chỉ số chứng khoán NASDAQ đại diện cho cổ phiếu và các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ

Các nhà kinh tế, chính trị hoặc phân tích có thể sử dụng chỉ số chứng khoán để xem các công ty và thị trường tài chính trong lĩnh vực đó đang hoạt động như thế nào.

Để học cách giao dịch chỉ số chứng khoán, tốt nhất trader nên sử dụng tài khoản demo. Tài khoản demo của Admirals cho phép trader giao dịch trên thị trường thực với tiền ảo. Nhờ đó, trader được kiểm thử chiến lược giao dịch, học cách hoạt động của thị trường mà không lo rủi ro tiền vốn. Hãy click vào banner dưới đây và bắt đầu giao dịch chỉ số ngay hôm nay!

Stock index là gì: Cách tính chỉ số chứng khoán

Cách tính chỉ số chứng khoán dựa trên giá

Đây là cách tính chỉ số chứng khoán theo số trung bình cộng của giá hiện tại. Giá chỉ số chứng khoán thay đổi theo giá của các cổ phiếu nằm trong nó. Hiện nay, chỉ số chứng khoán DJIA và Nikkei đang được tính theo phương pháp này.

Nhược điểm của cách tính chỉ số chứng khoán này là nó không tính cổ phiếu chia tách. Cổ phiếu có giá cao hơn sẽ có trọng số lớn hơn trong chỉ số chứng khoán cho dù đó là công ty mới mở với giá trị vốn hóa nhỏ hay là một công ty to với tốc độ tăng trưởng mạnh.

Cách tính chỉ số chứng khoán dựa trên giá trị thị trường

Cách tính chỉ số chứng khoán này tính giá trị thị trường ban đầu (giá trị vốn hóa) của các cổ phiếu nằm trong chỉ số chứng khoán. Sau đó, sử dụng giá trị này làm giá trị ban đầu của chỉ số. Cổ phiếu của các công ty có vốn hóa lớn sẽ có nhiều tác động đến giá trị chỉ số chứng khoán hơn là cổ phiếu của các công ty nhỏ.

Cách tính chỉ số chứng khoán không dùng trọng số

Với cách tính chỉ số chứng khoán này, chúng ta không sử dụng trọng số. Tất cả cổ phiếu trong chỉ số index sẽ có giá trị tương đương nhau, dù mức giá hay giá trị thị trường của chúng cao thấp khác nhau. Do đó, số tiền đầu tư cho mỗi cổ phiếu trong chỉ số index cũng bằng nhau.

Sự thay đổi của chỉ số chứng khoán theo số trung bình cộng của các phần trăm thay đổi trong giá cổ phiếu. Dù giá của các cổ phiếu này như thế nào, thì phần trăm thay đổi của chúng vẫn giống nhau. Trader có thể tính chỉ số chứng khoán với số trung bình cộng hoặc trung bình nhân của từng phân trăm thay đổi giá.

Cách tính chỉ số chứng khoán: Ví dụ

Cách tính chỉ số chứng khoán không dùng trọng số: Ví dụ

  • Giả sử ta có 3 công ty: A, B, C. Giá cổ phiếu của 3 công ty này lần lượt là $10, $30 và $50.
  • Để tính giá trị chỉ số chứng khoán, trader chỉ cần cộng giá cổ phiếu của chúng lại với nhau: 10+30+50 = 90
  • Khi giá của một hoặc nhiều cổ phiếu tăng, thì giá trị chỉ số chứng khoán cũng tăng: 12+31+53 = 96. Trong trường hợp này, giá trị chỉ số chứng khoán tăng 6,7%

Cách tính chỉ số chứng khoán dùng trọng số: Ví dụ

  • Trong trường hợp chúng ta cảm thấy cổ phiếu của một công ty có tác động đến tình hình kinh tế nhiều hơn cổ phiếu của các công ty khác thì sao? Nếu thế, chúng ta có thể áp dụng trọng số cho những cổ phiếu này.
  • Nếu cổ phiếu của A và B quan trọng hơn C, ta có thể áp dụng trọng số lần lượt là: 0,4 ; 0,4 và 0,2. Các hệ số này cần có tổng bằng 1 và 100%. Khi đó, công thức tính chỉ số index như sau: 10*0,4 +30*0,4 +50*0,2 = 26
  • Nếu giá cổ phiếu A, B, C thay đổi thành 12, 31 và 53, giá trị cổ phiếu mới sẽ là: 12 *04 +31*0,4 +53*0,2 = 27,8. Như vậy, giá trị chỉ số tăng 6,9% (lớn hơn mức 6,7% ở trường hợp đầu tiên)

Chỉ số index là gì: Phân tích chỉ số chứng khoán

Phân tích chỉ số chứng khoán giúp trader xác định mức độ rủi ro. Nếu chỉ số chứng khoán chính tăng, thì trader đang đầu tư vào các tài sản tương đối rủi ro, tức là đầu tư vào cổ phiếu.

Nếu mức độ chấp nhận rủi ro tăng lên, nhu cầu đầu tư vào các tài sản trú ẩn an toàn như Vàng, đồng Franc Thụy Sỹ hay Yên Nhật có thể giảm.

Chỉ số thị trường chứng khoán tăng cho thấy nền kinh tế của một quốc gia đang ngày càng hấp dẫn, làm tăng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài với tiền tệ của quôc gia đó. Trong trường hợp của nền kinh tế Mỹ thì nhu cầu cho đồng USD đang ngày càng tăng lên.

Vì các chỉ số chứng khoán phản ánh xu hướng thị trường dài hạn, nên sử dụng phân tích cơ bản sẽ hiệu quả hơn. Trader chỉ nên dùng phân tích kỹ thuật để xác định điểm vào và thoát lệnh giao dịch

Một trong những công cụ phân tích cơ bản quan trọng nhất là PMI index. PMI (Chỉ số quản lý thu mua) là chỉ báo nhanh.

PMI – Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin liên quan đến kỳ vọng của các nhà quản lý thu mua trong một phân khúc, điều kiện kinh doanh nhất định (điều kiện làm việc của nhân viên, sản xuất, số lượng đơn đặt hàng mới, lượng hàng dự trữ và giao hàng của nhà cung cấp).

Các khảo sat PMI phổ biến nhất là PMI sản xuất.

Chỉ số PMI được công bố hàng tháng tại Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc – những nền kinh tế quan trọng nhất.

Các chỉ số quan trọng khác:

  • Doanh số bán lẻ
  • Mức tăng lương,
  • Lạm phát,
  • Sức mua,
  • Tâm lý người tiêu dùng.

Trader muốn tìm hiểu chỉ số chứng khoán – stock index là gì, cách giao dịch chỉ số chứng khoán hay giao dịch forex, CFD? Hãy đăng ký khóa học Zero to Hero miễn phí ngay hôm nay!

Tại sao trader nên giao dịch chỉ số chứng khoán?

Các chỉ số trong chứng khoán là lựa chọn thay thế thị trường tài chính tuyệt vời.

Dưới đây là một số ưu điểm của các chỉ số chứng khoán:

  • Giao dịch theo xu hướng của thị trường tổng thể
  • Danh mục đầu tư được tự động đa dạng hóa so với thị trường chứng khoán
  • Có thể áp dụng nhiều chiến lược giao dịch trên nhiều khung thời gian khác nhau
  • Chỉ số chứng khoán là thị trường tài chính lâu đời, khó có thể thao túng giá
  • Giao dịch với các thị trường tài chính nổi tiếng: FTSE100 của Anh, SP500 của Mỹ, DAX 30 của Đức, etc.
  • Có khả năng giao dịch dài hạn

Tuy nhiên, các chỉ số chứng khoán cũng có một số nhược điểm sau đây:

  • Một vài chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản thấp hơn các thị trường tài chính khác như Forex
  • Phí giao dịch của các chỉ số chứng khoán ít người đầu tư có thể sẽ cao hơn
  • Giờ giao dịch giới hạn – trong khi Forex có thể giao dịch 24h/ngày, 5ngày/tuần, thì chỉ số thị trường chứng khoán chỉ mở trong giờ hành chính theo địa phương
  • Vì thời gian thị trường đóng cửa kéo dài, nên có thể khoảng cách giá của chúng sẽ nhiều hơn Forex

Giao dịch chỉ số chứng khoán vs. đầu tư cổ phiếu

Có khá nhiều lý do khiến trader yêu thích giao dịch chỉ số chứng khoán hơn là đầu tư cổ phiếu.

Khi đầu tư cổ phiếu, trader phải đối mặt với các rủi ro liên quan đến một công ty nhất định. Ngược lại, khi giao dịch chỉ số, danh mục đầu tư của trader được tự động đa dạng hóa vì một chỉ số chứng khoán đại diện cho 10 đến hàng trăm cổ phiếu khác nhau.

Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu cho thấy giao dịch chỉ số đem lại nhiều lợi nhuận hơn đầu tư cổ phiếu riêng lẻ. Điều này cũng dễ hiểu bởi các chỉ số chứng khoán đa dạng hóa danh mục đầu tư theo từng ngành, từng khu vực địa lý.

Nếu giao dịch chỉ số chứng khoán CFD, trader có thể dùng đòn bẩy để tăng khối lượng giao dịch lên nhiều lần so với mức ký quỹ ban đầu. Tuy đòn bẩy có thể khuếch đại lợi nhuận, nhưng nó cũng có thể khuếch đại thua lỗ.

Khi đầu tư cổ phiếu, trader chỉ có thể mua hoặc giữ để bán lại với giá cao hơn. Nhưng khi giao dịch chỉ số CFD, trader có thể mua (cho đến khi nó tăng giá trị rồi bán kiếm lời), hoặc bán (cho đến khi nó giảm giá trị thì đóng lệnh giao dịch với mức giá thấp hơn để kiếm lời).

Giao dịch bán CFD (cổ phiếu CFD và chỉ số chứng khoán CFDs) là lựa chọn đầu tư tốt hơn bán một cổ phiếu riêng lẻ, vì các lệnh quản trị rủi ro như stop loss dễ sử dụng với giao dịch CFD hơn. Hạn chế rủi ro trong hệ thống giao dịch là công cụ quan trọng để quản trị rủi ro hiệu quả.

Giao dịch chỉ số chứng khoán thế giới vs. Giao dịch Forex

Cả 2 thị trường tài chính này đều đem lại không ít lợi nhuận. Giao dịch trên thị trường nào là phụ thuộc vào chiến lược đầu tư của trader. Forex là lựa chọn đầu tư mang nhiều thách thức vì trader cần phải dự đoán hướng đi của một cặp tiền tệ riêng lẻ. Hướng đi của cặp tiền tệ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và có tính biến động cao. Ngược lại, trong giao dịch chỉ số chứng khoán thế giới, trader chỉ cần dự đoán hướng đi của thị trường tổng thể (chứ không phải một cổ phiếu riêng lẻ).

Giao dịch Forex phù hợp với các scalper đầu tư ngắn hạn vì tính biến động cao và mức spread thấp. Trong khi đó, giao dịch chỉ số chứng khoán thế giới, đặc biệt là các chỉ số chứng khoán có mức spread cao, thì phù hợp với các trader giao dịch dài hạn, như swing trader hơn.

Ngoài ra, trader cần biết là mình hiểu rõ về thị trường tài chính nào hơn. Một số trader hiểu và rất thành công khi giao dịch một lĩnh vực kinh tế nào đó – và đây là yếu tố quan trọng trong giao dịch chỉ số chứng khoán. Một số trader khác lại am hiểu xu hướng tiền tệ tốt hơn, vì thế họ phù hợp với giao dịch Forex hơn.

DAX30 đại diện cho 30 công ty lớn nhất trên sở giao dịch chứng khoán Frankfurt theo vốn hóa thị trường là một trong nhiều chỉ số chứng khoán thế giới nổi tiếng nhất hiện nay. Đừng bỏ lỡ cơ hội giao dịch chỉ số chứng khoán DAX30 ngay bây giờ bằng cách click vào banner dưới đây!

Các chỉ số chứng khoán hàng đầu hiện nay

3. Trong cửa sổ Market Watch, tại thanh tìm kiếm ‘click to add…’, tìm mã chỉ số index mà trader muốn giao dịch. 3 chỉ số chứng khoán thế giới được đề cập ở trên là [DJI30], [SP500] và [NQ100]. Sau đó, click chuột phải vào công cụ tài chính để mở biểu đồ.

Nguồn: Admirals MT5.

4. Mở lệnh Mua hoặc Bán, theo các bước trong video dưới đây!

Các chỉ số trong chứng khoán nổi tiếng Châu Âu

Một trong những chỉ số chứng khoán hàng đầu Châu Âu có FTSE100 của Anh Quốc, DAX của Đức, CAC 40 của Pháp và Stoxx50 đại diện cho nhiều công ty trong khu vực Châu Âu.

Chỉ số index thế giới của Anh – FTSE 100

Một trong những sở giao dịch nổi tiếng nhất thế giới, Sở giao dịch chứng khoán London đã tạo ra chỉ số chứng khoán của riêng mình – FTSE100. FTSE (hay còn gọi là Footsie) đại diện cho 100 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London, bao gồm:

3i, AstraZeneca, Aviva, BAE Systems, Barclays, BHP, BP, British American Tobacco, BUNZL, Diageo, easyJet, Experian, GlaxoSmithKline, Glencore, HSBC, Just Eat, Lloyds Banking Group, Prudential, Reckitt Benckiser, Rio Tinto, Rolls-Royce Holdings, Royal Bank of Scotland, Royal Dutch Shell, Tesco, Unilever, Vodafone Group…

Chỉ số chứng khoán Đức – DAX 30

DAX là chỉ số chứng khoán thế giới đại diện cho 30 tập đoàn lớn nhất trên Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt, theo vốn hóa thị trường và khối lượng giao dịch trong sổ lệnh order book. Chỉ số chứng khoán này do Deutsche Borse quản lý và giá của nó được tính từng giây thông qua hệ thống điện tử Xetra kể từ 01/01/2006.

Đức là nền kinh tế lớn nhất Châu Âu, nên DAX30 là chỉ số chứng khoán thế giới vô cùng nổi tiếng.

Chỉ số index thế giới DAX đại diện cho một số công ty sau: Adidas, Allianz, BASF, Bayer, BMW, Comerzbank, Deutsche Bank, Deutsche Telekom , Fresenius, Henkel, Infineon, Linde, Lufthansa, MAN, Metro, RWE, SAP, Siemens, VW…

Chỉ số thị trường chứng khoán Pháp – CAC 40

CAC 40 là chỉ số chứng khoán của Paris được ra đời ngày 15/06/1988. Chỉ số giao dịch chứng khoán CAC 40 được định giá dựa trên 40 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất trên Sở giao dịch chứng khoán Paris.

Kể từ 01/12/2003, chỉ số chứng khoán CAC 40 đã áp dụng phương pháp tính giá trị vốn hóa thị trường free-float để đồng nhất với cách hoạt động của các chỉ số chứng khoán thế giới khác. Điều này nghĩa là kể từ ngày 01/12/2003, số lượng cổ phiếu có thể mua trên thị trường tài chính của một công ty sẽ đóng vai trò quan trọng trong cách tính chỉ số chứng khoán đó..

Một số công ty nằm trong chỉ số chứng khoán CAC 40; kaf: Accor, Air Liquide, Airbus, ArcelorMittal, AXA, BNP Paribas, Capgemini, Carrefour, Danone, L’Oréal, LafargeHolcim, LVMH, Michelin, PSA, Renault, Sanofi , Sodexo, Total…

Chỉ số chứng khoán khu vực Châu Âu – STOXX 50

Nếu muốn giao dịch với nền kinh tế của cả Châu Âu, đây chính là chỉ số chứng khoán dành cho trader!

Euronext là sở giao dịch chứng khoán trọng yếu trong khu vực Châu Âu, và chỉ số chứng khoán thế giới Euronext (Euro Stoxx 50) đại diện cho 50 tập đoàn trong khu vực Châu Âu, dựa trên giá trị vốn hóa của chúng.

Các chỉ số giao dịch chứng khoán Châu Âu khác

Ngoài các chỉ số chứng khoán hàng đầu Châu Âu phía trên, trader còn có các chỉ số chứng khoán khác, như:

  • Chỉ số chứng khoán Belgian: BEL20
  • Chỉ số chứng khoán Hy Lạp: Athex20
  • Chỉ số giao dịch chứng khoán Đan Mạch: OMX Copenhagen 20 (hoặc KFX)
  • Chỉ số thị trường chứng khoán Hà Lan: AEX25
  • Chỉ số chứng khoán Phần Lan: OMX Helsinki 25 (OMXH25)
  • Chỉ số index Ai len: ISEQ
  • Chỉ số chứng khoán Ý: FTSE MIB
  • Chỉ số chứng khoán Luxembourg: LuxX
  • Chỉ số thị trường chứng khoán Na Uy: OBX25
  • Chỉ số giao dịch chứng khoán Bồ Đào Nha: PSI 20
  • Chỉ số chứng khoán Tây Ban Nha: Ibex35
  • Chỉ số index Thụy Điển: OMX Stockholm 30 (OMXS30)
  • Chỉ số chứng khoán Thụy Sỹ: SMI20

Các chỉ số giao dịch chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương

Tuy chúng ta hay nhắc tới Sở giao dịch chứng khoán Paris, Sở giao dịch chứng khoán London hay Sở giao dịch chứng khoán New York, nhưng Sở giao dịch chứng khoán Châu Á cũng vô cùng quan trọng.

Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn các chỉ số trong chứng khoán tại đây!

Chỉ số chứng khoán Châu Á hoặc Úc không quá phổ biến với các trader Anh và Mỹ vì khung giờ hoạt động của chúng khác của họ. Tuy nhiên, với các trader giao dịch theo khung giờ khác hoặc giao dịch quanh giờ làm việc, thì đây là một lựa chọn đầu tư không tồi.

Chỉ số thị trường chứng khoán Nhật Bản – Nikkei 225

Chỉ số thị trường chứng khoán Nikkei, hay chỉ số chứng khoán sở giao dịch Tokyo, đại diện cho 225 công ty lớn nhất Tokyo. Đây là chỉ số chứng khoán quan trọng nhất trên Sở giao dịch Chứng Khoán Nhật Bản.

Các công ty nằm trong chỉ số index này gồm có Canon, Casio, FujiFilm, Fujitsu, Honda, Mazda, Nikon, Nissan, Panasonic, Sapporo, Subaru, Suzuki, Toyota, Yahoo, Yamaha…

Chỉ số giao dịch chứng khoán Trung Quốc – SSE Composite Index và CSI 30

Khi nghiên cứu thị trường chứng khoán Trung Quốc, trader nên tìm hiểu chỉ số index SSE Composite. SSE Composite Index là chỉ số trong chứng khoán được sử dụng nhiều nhất tại Trung Quốc, phản ánh hiệu suất hoạt động của Sở giao dịch Chứng khoán Thượng Hải.

CSI 300 cũng là một chỉ số chứng khoán trader nên quan tâm khi tham gia thị trường Trung Quốc. CSI 300 là chỉ số thị trường chứng khoán Thượng Hải, đại diện cho 300 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất.

Đôi khi, 2 chỉ số giao dịch chứng khoán này được gọi là chỉ số index Bắc Kinh – thủ đô của Trung Quốc, nhưng thực tế sở giao dịch lại được đặt tại Thượng Hải.

FTSE China 50 là chỉ số giao dịch chứng khoán cuối cùng trader nên lưu ý khi. FTSE China 50 đại diện cho 50 công ty được chọn từ Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến

Chỉ số index Hong Kong – HSI50

Một chỉ số chứng khoán Châu Á khác cũng khá phổ biến là Hong Kong HSI50 index. Chỉ số giao dịch chứng khoán Hong Kong này đại diện cho 50 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất.

Chỉ số chứng khoán Úc – ASX 200

Chỉ số giao dịch chứng khoán S&P/ASX 200 đại diện cho 200 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất Úc. Những công ty này chiếm đến 82% thị trường cổ phiếu Úc. Do đó, giao dịch chỉ số chứng khoán ASX là cách trader có thể đầu tư vào nền kinh tế Úc.

Các công ty nằm trong chỉ số chứng khoán thế giới ASX 200 gồm có: ANZ Banking Group, Blackmores, Commonwealth Bank, Coca-Cola Amatil, Caltex Australia, Domino Pizza, National Australia Bank, Qantas Airways, Telstra Corporation, Virgin Money, Westpac Banking Corp, Woolworths, Xero…

Nếu muốn giao dịch chỉ số chứng khoán Mỹ, Châu Âu hoặc Châu Á – Thái Bình Dương, đầu tiên trader cần tải nền tảng giao dịch. Thật tuyệt vời! Admirals hiện đang cung cấp một trong những nền tảng giao dịch ưu việt nhất thế giới – MetaTrader 5 – MIỄN PHÍ!

Với MT5, trader có thể truy cập hàng ngàn thị trường quốc tế, cùng các biểu đồ chỉ số chứng khoán thế giới nâng cao và lựa chọn kích thước giao dịch mình mong muốn. Vậy, vòn chờ gì nữa mà không click vào banner dưới đây và tải MT5 ngay hôm nay!

Chiến lược giao dịch chỉ số chứng khoán theo khung thời gian

Chiến lược giao dịch chỉ số chứng khoán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm khả năng chịu rủi ro, khả năng tài chính và bao lâu thì trader muốn thu lại lợi nhuận. Trader có thể lên chiến lược giao dịch chỉ số chứng khoán theo khung thời gian, từ scalping tới swing.

Giao dịch chỉ số chứng khoán theo Scalping

Giao dịch chỉ số chứng khoán Scalping diễn ra trong thời gian rất ngắn. Trader sẽ mở và đóng lệnh giao dịch chỉ trong vài phút. Vì các lệnh giao dịch này quá ngắn, nên lợi nhuận trên mỗi giao dịch cũng khá nhỏ – chỉ khoảng 1 vài point trên mỗi giao dịch. Điều đó nghĩa là trader cần mở khối lượng giao dịch lớn, hoặc thực hiện nhiều lệnh giao dịch để có thể tạo ra đủ lợi nhuận.

Trader có thể giao dịch chỉ số theo scalping thủ công hoặc sử dụng robot giao dịch.

Giao dịch chỉ số chứng khoán theo Day trading

Day trading là giao dịch trong ngày. Giao dịch chỉ số chứng khoán day trading thường kéo dài trong vài tiếng. Day trader sẽ mở và đóng vị thế giao dịch trong một ngày.

Giao dịch chỉ số chứng khoán theo Swing trading

Swing trading là phong cách giao dịch chỉ số trong khung thời gian dài hơn – thường từ vài ngày tới vài tuần. Swing trading là phong cách giao dịch phù hợp với các trader mới, vì trader không cần theo dõi vị thế giao dịch thường xuyên. Khi giao dịch chỉ số chứng khoán theo swing trading, trader không cần quá để ý đến các dao động giá nhỏ diễn ra hàng ngày, vì chúng sẽ cân bằng lại khi giao dịch theo xu hướng dài hạn hơn.

Chỉ số chứng khoán thường đi theo chu kỳ kinh tế, nên giao dịch chỉ số chứng khoán khá phù hợp với phong cách swing trading. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua sự tăng trưởng của Dow Jones, Nasdaq và SP500 trong thập kỷ vừa rồi. Tất cả các chỉ số chứng khoán thế giới này đều tăng trưởng cùng với nền kinh tế Mỹ. Vì thế, nếu trader thích phân tích cơ bản hơn là phân tích kỹ thuật thì chỉ số chứng khoán và swing trading là lựa chọn đầu tư hợp lý.

Nền tảng giao dịch chỉ số chứng khoán tốt nhất

Sau khi tìm hiểu index trong chứng khoán là gì, các chỉ số chứng khoán thế giới và các chiến lược giao dịch phù hợp nhất, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu nền tảng giao dịch.

Hiện nay, nền tảng giao dịch chỉ số chứng khoán online tiên tiến nhất là MetaTrader 4 và MetaTrader 5. MetaTrader là nền tảng giao dịch nổi tiếng nhất thế giới với các biểu đồ chỉ số chứng khoán nâng cao và chức năng giao dịch mở rộng.

Ngoài ra, Admirals còn cho phép trader truy cập nhiều thị trường tài chính trên cùng một nền tảng giao dịch, bao gồm CFD chỉ số, Forex, hàng hóa và nhiều thị trường khác.

Mô tả: Admirals MT5 – Biểu đồ EURUSD hàng tuần – Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Các biểu đồ tài chính dùng trong bài viết này chỉ nhằm mục đích minh họa và không khuyến khích hay mời chào bất kì ai mua hoặc bán các công cụ tài chính được cung cấp bởi Admirals(CFD, ETF, Cổ phiếu). Sự biểu diễn trong quá khứ không phải là chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán sự biểu diễn trong tương lai.

Trader đã sẵn sàng truy cập các tiện ích bổ sung và cải thiện hiệu quả giao dịch hay chưa? Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy click vào banner dưới đây và tải nền tảng MetaTrader ngay hôm nay!

Bài viết liên quan:

  • Phân tích kỹ thuật và đọc biểu đồ chứng khoán trực tuyến
  • Làm thế nào để bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán
  • Phần mềm giao dịch forex tự động trên thị trường chứng khoán

Về Admirals

Admirals là một sàn giao dịch Forex và CFD uy tín với nhiều giải thưởng danh giá, cung cấp giao dịch trên hơn 8.000 công cụ tài chính thông qua các nền tảng giao dịch biến nhất thế giới: MetaTrader 4 và MetaTrader 5. Hãy bắt đầu giao dịch ngay hôm nay!

***

Bài viết này không bao gồm và không nên được diễn giải thành các tư vấn, khuyến khích, đề xuất hay bắt ép phải thực hiện đầu tư trong thị trường tài chính. Xin hãy lưu ý rằng các góc nhìn đầu tư này không phải là chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư trong hiện tại và tương lai vì tình hình tài chính có thể thay đổi theo thời gian. Trước khi có bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn cần tìm lời khuyên từ những cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo rằng mình đã hiểu hết các rủi ro.