Xét nghiệm máu là phương pháp cận lâm sàng cung cấp những chỉ số quan trọng. Thông qua những chỉ số này, các bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán bệnh, phát hiện những tác nhân gây bệnh, theo dõi và đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị. Tuy nhiên, khi cầm tờ kết quả xét nghiệm máu trên tay, rất ít người bệnh có thể hiểu và đọc được các chỉ số này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách đọc kết quả xét nghiệm máu để có thể hiểu cơ bản về tình trạng sức khỏe của mình.
15/12/2020 | Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm máu và một vài lưu ý cần biết 14/11/2020 | Tư vấn: Đọc kết quả xét nghiệm máu như thế nào cho đúng? 19/10/2020 | Mách bạn cách đọc kết quả xét nghiệm máu
1. Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu
Dưới đây là những hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu cơ bản và quan trọng nhất:
– Glu (Glucose): Là chỉ số cho biết lượng đường trong máu. Giá trị trung bình là từ 4,1-5.9 mmol/l. Nếu chỉ số này tăng, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose.
Xét nghiệm máu rất quan trọng và hữu ích trong việc chẩn đoán và theo dõi, điều trị bệnh
– Chỉ số men gan: Có 3 chỉ số men gan hay được bác sĩ chỉ định, đó là :
-
Chỉ số ALT (hay còn gọi là SGPT) với mức giới hạn bình thường từ 5-37 UI/l.
-
Chỉ số AST (hay còn gọi là SGOT) với mức giới hạn bình thường từ 5-40 UI/l.
-
Chỉ số AST (hay còn gọi là SGOT) với mức giới hạn bình thường từ 5-40 UI/l.
– Chỉ số GGT giới hạn bình thường là 5-60 UI/l
Khi những chỉ số này tăng có nghĩa là có thể xảy ra tổn thương tế bào gan. Nguyên nhân có thể do viêm gan, xơ gan, ung thư gan,… Những trường hợp chỉ số men gan giảm có thể là do bệnh lý về thận, thiếu sắt, sốt, tiêu chảy, hay trường hợp phụ nữ đang mang thai,…
– Nhóm mỡ máu bao gồm Cholesterol, triglycerid, HDL-Cholesterol, LDL-Cholesterol. Ở một cơ thể khỏe mạnh những chỉ số này cần đạt ở mức sau:
+ Đối với người lớn, cholesterol máu cần thấp hơn 5.2 mmol/l. Đối với trẻ em, lượng cholesterol trong máu cần nhỏ hơn 4.4.2 mmol/l.
+ Triglyceride máu là <1.7 mmol/l.
+ HDL-Cholesterol nằm trong khoảng 1.03 – 1.55 mmol/l.
+ LDL-Cholesterol cần thấp hơn hoặc ở mức 3.4 mmol/l
Những bất thường ở các chỉ số này chính là những dấu hiệu cảnh báo về bệnh huyết áp và các bệnh lý tim mạch.
– Chỉ số Bilirubin máu: Ý nghĩa của phương pháp nàu là thăm dò các trường hợp bị tắc mật(trong và ngoài gan), đánh giá mức, tình trạng của một bệnh lý về gan, theo dõi bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng lao.
-
Chỉ số Bilirubin toàn phần: Trẻ nhỏ (trên 1 tháng tuổi): dưới 17 μmol/lit.
-
Người lớn: dưới 21 μmol/lit.
-
Chỉ số Bilirubin trực tiếp: khoảng 0 – 5μmol/lit.
-
Chỉ số Bilirubin gián tiếp: 0 – 16μmol/lit
– Ure (Ure máu): Nồng độ ure trong máu phụ thuộc vào chức năng thận, tình trạng điện giải và quá trình dị hóa protein nội sinh. Chỉ số an toàn nằm trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.
– Cre (Creatinin): Đây là chỉ số phản ánh chức năng của thận. Chỉ số trung bình là 53 – 100 umol/l đối với nữ và 74 – 120 umol/l đối với nam. Người bệnh thận, tiểu đường hay tăng huyết áp vô căn thường là do tăng Creatinin và những trường hợp giảm Creatinin là do suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, tiền sản giật,…
– Uric (Acid Uric): Giá trị trung bình của axit uric nằm trong khoảng 150 – 360 umol/l đối với nữ và 180 – 420 mmol/l đối với nam.
+ Acid uric trong máu tăng có thể là do tình trạng béo phì, người bị suy thận, xơ vữa động mạch, người mắc bệnh gout,…
+ Acid uric máu giảm có thể là do tế bào gan bị tổn thương, bệnh Wilson, hội chứng Falconi,…
– Kết quả miễn dịch:
+Xét nghiệm Anti-HBs được thực hiện với mục đích kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus B. Nếu kết quả là dương tính thì có nghĩa là cơ thể người đó có khả năng tạo ra kháng thể viêm gan B chống lại virus. Ngược lại, nếu kết quả âm tính thì người bệnh chưa có kháng thể bảo vệ, có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh và cần tiêm để phòng tránh bệnh.
+HbsAg: Xét nghiệm này cho biết người bệnh có bị nhiễm virus viêm gan B hay không.
– Số lượng hồng cầu (RBC): Ở nam giới, số lượng hồng cầu cần đạt mức 4,2 đến 5.4 Tera/L và số lượng hồng cầu ở nữ cần đạt 4.0 đến 4.9 Tera/L. Chỉ số này thường tăng trong những trường hợp mất nước và giảm ở những trường hợp thiếu máu.
Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh thiếu máu
– Lượng huyết sắc tố (Hb): Ở nam giới, chỉ số này cần nằm trong mức 130 – 160 g/L và đối với nữ giới là 125- 142 g/L. Lượng huyết sắc tố thường tăng đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và giảm ở những trường hợp thiếu máu,…
– Chỉ số khối hồng cầu (HCT): Đối với nam, chỉ số này cần ở mức 42 – 47 % và ở nữ là 37- 42 %. Chỉ số này thường tăng trong trường hợp mắc bệnh mạch vành, bệnh phổi mạn tính,… và giảm ở những trường hợp phụ nữ đang mang thai, phụ nữ bị thiếu máu,…
– Chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) cần ở mức 85-95 fL.
– Lượng Hb trung bình hồng cầu (MCH) là từ 26-32 pg.
Chỉ số hồng cầu thường tăng trong những trường hợp mất nước
– Chỉ số về lượng bạch cầu trong một thể tích máu (WBC): Cần ở mức 4.0 đến 10.0 G/L. Lượng bạch cầu tăng thường là do viêm nhiễm và giảm là do thiếu vitamin B12, suy tủy,..
– Bạch cầu trung tính cần ở mức 1.5 – 7.5G/L. Những trường hợp nhiễm khuẩn, bị nhồi máu cơ tim, căng thẳng,… thường là nguyên nhân khiến bạch cầu trung tính tăng cao. Những trường hợp như suy tủy, xạ trị hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch lại dễ gây ra giảm bạch cầu trung tính.
– Bạch cầu Lympho (LYM) cần đạt mức 0.9 – 2.9 G/L. Chỉ số này tăng trong các trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm virus,… và thường giảm với những trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS,…
– Bạch cầu Mono với chỉ số bình thường là 0.3 – 0.9 G/l
– Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu (PLT): Chỉ số bình thường là 150-350G/L. Nếu tiểu cầu thấp, có thể gây tình trạng chảy máu. Nhưng nếu tiểu cầu quá cao sẽ làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông và từ đó gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến đột quỵ.
2. Một số lưu ý trước khi xét nghiệm máu
Để có thể đạt được kết quả xét nghiệm chính xác nhất, người bệnh cần chú ý những điều sau:
– Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị, nên thông báo trước với bác sĩ để được tư vấn về hướng xử trí hiệu quả vì không phải bất cứ loại thuốc nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu.
– Không sử dụng chất kích thích trước khi thực hiện xét nghiệm máu.
– Đối với một số xét nghiệm như xét nghiệm đường huyết, mỡ máu,… bệnh nhân cần nhịn ăn tư 8 đến 12 tiếng. Nhưng đối với một số loại xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm HIV, người bệnh không cần nhịn đói trước khi thực hiện xét nghiệm.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thực hiện xét nghiệm máu chính xác và nhanh chóng
Trên đây là những hướng dẫn về cách đọc kết quả xét nghiệm máu và những lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm máu. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế tiên phong trong lĩnh vực xét nghiệm. Năng lực xét nghiệm của MEDLATEC đã được cấp chứng chỉ bởi những tổ chức danh giá trong nước và quốc tế. Đặc biệt là chứng chỉ 15189:2012 của Bộ Khoa học Công nghệ và chứng chỉ CAP của Hoa Kỳ. Chính vì thế, khi đã lựa chọn MEDLATEC, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại đây.
Bên cạnh đó, MEDLATEC còn phục vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà cho mọi đối tượng khách hàng. Khách hàng chỉ cần đăng ký đặt lịch, nhân viên y tế của bệnh viện sẽ đến tận nơi để lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả sẽ được gửi về tận nhà hoặc bệnh nhân có thể theo dõi online trên hệ thống website của bệnh viện. Dịch vụ này vừa thuận tiện, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo kết quả chính xác.
Nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm máu, kiểm tra sức khỏe, hãy liên hệ với MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!