Nhưng đó có phải là tất cả trong hoạt động ngoại khóa ? Tất nhiên là không, hoạt động ngoại khóa bao gồm nhiều ý nghĩa hơn là một CLB thể thao hay một CLB tập hợp những người bạn có năng khiếu riêng biệt.
Hoạt động ngoại khóa là gì ?
Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngoài chương trình học, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Bạn có thể tham gia hoạt động ngoại khóa ở lớp/ trường và ngoài xã hội với rất nhiều lựa chọn khác nhau: Thể thao, Văn hóa, Nghệ thuật, Thiện Nguyện, Tổ chức,…
Có 4 loại hoạt động ngoại khóa cụ thể bạn thường thấy nhất:
- Hoạt động thể thao/ văn nghệ
- Hoạt động thiện nguyện
- Hoạt động tổ chức/ lãnh đạo
- Thành tích các giải thưởng trong nước/ quốc tế
Tại sao hoạt động ngoại khóa lại quan trọng ?
1. Hoạt động ngoại khóa thể hiện bản thân bạn
Bộ hồ sơ của bạn phải nói lên được bạn là ai, bởi vậy Ban tuyển sinh rất quan tâm đến con người “đằng sau những điểm số” của bạn. Hãy tưởng tượng một thí sinh với thành tích học tập tốt nhưng chỉ có những con số sẽ khiến họ thốt lên: “Thật nhàm chán!”. Hoạt động ngoại khóa chính là cơ hội để bạn thể hiện con người và những điểm mạnh của mình, cụ thể:
- Bạn có những niềm đam mê và mối quan tâm gì và đã cống hiến hết mình như thế nào. Bạn có thể duy trì sự tận tâm lâu dài ra sao.
- Bạn đã trưởng thành và học được những gì qua các họat động đó: khả năng tổ chức và lãnh đạo, khả năng quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, chứng minh bằng việc bạn vừa học tốt trên lớp, vừa tham gia tốt các hoạt động ngoại khóa, hoặc là các kĩ năng và trải nghiệm thực tế ngoài sách vở.
- Bạn đã có những cống hiến ý nghĩa qua các hoạt động đó như thế nào. Từ đó, bạn sẽ có những đóng góp gì cho trường đại học.
2. Các trường đại học cần các học sinh toàn diện
Các trường đại học đều muốn tạo dựng một môi trường đa dạng và phong phú, họ cũng coi trọng việc học ngoài lớp (từ môi trường và cộng đồng xung quanh) như việc học trong lớp. Vì vậy, họ cần các học sinh với những sở thích và hoạt động ngoại khóa khác nhau để đóng góp cho hàng trăm câu lạc bộ và chương trình ở trường. Mặt khác, chính những học sinh toàn diện này sẽ tận dụng tốt nhất các cơ hội ở trường đại học để trưởng thành không chỉ về học tập mà còn về xã hội, văn hóa và nhân cách.
Đặc biệt ở những trường đại học có những học bổng cạnh tranh, nơi mà chất lượng học tập của các thí sinh khá đồng đều, thì hoạt động ngoại khóa (cùng với bài luận) chính là yếu tố quan trọng để Ban tuyển sinh đưa ra quyết định.
3. Ban tuyển sinh thấy được các cá tính của bạn qua hoạt động ngoại khóa
Sự tâm huyết
Hầu hết các ban tuyển sinh đều coi trọng chất lượng hơn là số lượng. Một số hoạt động với sự tham gia và cống hiến lâu dài gây ấn tượng hơn nhiều so với một danh sách dài dằng dặc gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau. Điều Ban tuyển sinh quan tâm là bạn có thực sự đam mê và tâm huyết với hoạt động đó không, và bạn đã có những cống hiến gì.
Ví dụ thứ nhất:
Thí sinh A
Lớp 10: Thành viên CLB tiếng Anh
Lớp 11: Thủ quỹ CLB tiếng Anh
Lớp 12: Chủ tịch CLB tiếng Anh
Thí sinh B:
2005: Huy chương bạc bóng đá cấp trường
2006: Huy chương đồng bóng đá cấp quận
2007: Huy chương vàng bóng đá cấp quận
Thí sinh C:
Lớp 10: CLB tiếng Anh, bóng đá
Lớp 11: Làm báo, gây từ thiện
Lớp 12: Tham gia văn nghệ
Ban tuyển sinh rất thích những thí sinh như A và B vì họ thật sự tâm huyết và đầu tư công sức vào hoạt động yêu thích của họ. Trong khi đó C là một thí sinh “nhảy cóc”, và C không thuyết phục được là C thật sự say mê và có thế mạnh ở lĩnh vực gì.
Sự cân bằng
Tuy nhiên, bạn cũng cần kết hợp chiều rộng với chiều sâu, vì điều đó chứng tở sự “toàn diện” của bạn. Ví dụ bạn tham gia một đội kịch, một câu lạc bộ Toán và chơi đá bóng thì bạn sẽ nổi trội hơn một thí sinh chỉ tham gia thể thao. (đặc biệt là khi bạn chơi thể thao khá/giỏi nhưng không xuất chúng, thì nên thêm các hoạt động khác vào).
Cũng giống như vậy, kết hợp các hoạt động trong trường lớp (các câu lạc bộ, Đoàn, hội, đội thể thao…) với các hoạt động ở nơi khác (tình nguyện, trại hè…) cũng chứng tỏ khả năng của bạn không chỉ bó hẹp trong phạm vi trường học mà vươn xa rất nhiều.
Khả năng lãnh đạo
Giả sử bạn chuẩn bị kết thúc ngày làm việc mệt mỏi của mình, và bạn phải lựa chọn giữa hai thí sinh thứ 691 và 692 ). Bạn sẽ chọn ai?
X thứ 551
GPA: 9.0/ 10
SAT: 2100
Hoạt động ngoại khóa:
– thành viên câu lạc bộ Tiếng Anh
– dạy học cho trẻ em lang thang
– tham gia làm Yearbook
Y thứ 552
GPA: 9.0/ 10
SAT: 2100
Hoạt động ngoại khóa:
– thành viên Ban Tổ chức CLB Tiếng Anh
– lập ra dự án dạy học cho trẻ em lang thang
– trưởng nhóm chỉnh sửa và bài trí Yearbook
Rõ ràng thí sinh 552 có lợi thế hơn, vì những hoạt động ấn tượng nhất là khi bạn có một vai trò và trách nhiệm lớn, bỏ ra nhiều công sức và có nhiều đóng góp. Khả năng lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi Ban tuyển sinh đánh giá hoạt động ngoại khóa của bạn.
Lưu ý quan trọng
Thứ nhất, không nhất thiết bạn phải có các chức vụ để chứng tỏ điều đó, bạn chỉ cần nhấn mạnh những đóng góp đặc biệt của bạn. Ví dụ ai cũng có thể là thành viên tờ báo của trưởng, nhưng chỉ mình bạn đã có một bài viết khiến nhà trường phải nâng cấp lại căng-tin chẳng hạn.
Thứ hai, khả năng lãnh đạo chỉ là một trong nhiều yếu tố mà ban tuyển sinh đánh giá. Và lãnh đạo ở đây không chỉ mang nghĩa chỉ huy hay điều hành, Bạn hãy tưởng tượng xem, nếu như trường A nhận vào 500 học sinh, và 500 người đều là muốn chỉ huy, thì lấy ai để làm thành viên? Lấy ai để trình diễn văn nghệ, nấu các món ăn quốc tế hay chơi thể thao? Hãy là chính bạn!
Lời khuyên từ American Study
Tìm ra điểm đặc biệt
Bạn có thể gây ấn tượng mạnh với Ban tuyển sinh khi có một niềm say mê và tài năng đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó, ví dụ như công nghệ thông tin, thể thao hay nghệ thuật…, hoặc nếu như hoạt động của bạn mới lạ và thú vị. Ban tuyển sinh rất thích thú với các hoạt động sáng tạo, mới mẻ và khác lạ, ví dụ như ảo thuật, mở cửa hàng bánh hay nuôi những con mèo bị bỏ hoang chẳng hạn. (chỉ là một gợi ý thôi!)
Mặc dù hoạt động ngoại khóa quan trọng nhưng thành tích trên lớp, điểm số các kì thi chuẩn và năng lực học tập của bạn vẫn là những yếu tố quyết định trong quá trình tuyển sinh. Vì vậy đừng bị cuốn theo và tốn quá nhiều thời gian, bạn phải luôn nhớ rằng việc học vẫn là trên hết.
Làm những gì bạn thực sự yêu thích
Nguyên tắc vàng trong hoạt động ngoại khóa là bạn làm những gì bạn THỰC SỰ YÊU THÍCH. Đừng tham gia một hoạt động nào đó chỉ để làm đẹp cho hồ sơ của bạn, hay chẳng hạn đi tình nguyện chỉ vì bạn muốn gây ấn tượng với Ban tuyển sinh. Không có niểm đam mê thực thụ và sự trung thực, bạn sẽ chẳng đi đến đâu hết.
Tiến hành tham gia hoạt động ngoại khóa
Bước 1: dành năm đầu tiên ở cấp 3 của bạn để tham gia thử nhiều hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, sau đó tìm ra những hoạt động bạn yêu thích và có khả năng nhất. Bắt đầu sớm cũng giúp bạn có được các vị trí lãnh đạo.
Bước 2: sau khi đã tìm ra các hoạt động tâm huyết, bạn sắp xếp chúng vào thời khóa biểu và xem xét: với khoản thời gian bạn có thì tham gia tới mức độ nào. Hãy cố gắng gắn bó và tận tâm với các hoạt động bạn đã chọn.
Bước 3: tận dụng hiệu quả mùa hè của bạn để tham gia các trại hè, trại tình nguyện, các dự án, công việc làm thêm… hoặc bất kì một hoạt động mới mẻ nào bạn chưa từng thử.
Sau tất cả
– Sau tất cả những thứ có vẻ phức tạp và dài dòng trên trên thì có 1 kinh nghiệm duy nhất: Hoạt động ngoại khóa rất vuiiiiiiiiii! Nó là một phần không thể thiếu của những năm tháng cấp 3, bạn sẽ gắn bó với những người bạn của mình, có những kỉ niệm, bài học và kinh nghiệm đáng nhớ. Nó khiến bạn trở thành một con người thú vị và toàn diện hơn. Nó cũng đem đến cho cuộc sống của bạn những điều mới lạ mỗi ngày và rất nhiều niềm vui
– Hiện nay cơ hội hoạt động ngoại khóa ở Việt Nam rất nhiều, không cứ phải học ở nước ngoài bạn mới có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa. Chỉ cần bạn chủ động và năng động, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy và nắm bắt các cơ hội đó.
– Lưu lại hình ảnh (quay video/ảnh) và các bằng khen trong hoạt động ngoại khoá. Bạn có thể dựng thành video clip và gửi sang trường.
– Các tài năng như vẽ, hát, nhảy, thiết kế,… hãy gửi kèm những bản mẫu demo của bạn cùng hồ sơ/ gửi qua email sau này. Hãy liên hệ trước với trường để biết họ có nhận “supplemental materials” không?
Nếu bạn đang phân vân chưa biết lựa chọn hoạt động ngoại khóa như thế nào thì hãy đến với đại gia đình American Study, tại đây chúng mình có hơn 30 CLB ngoại khóa, năng khiếu, kỹ năng mềm, nghiên cứu khoa học để các bạn có thể thỏa sức khám phá bản thâm mình !!!
American Study – Great Teachers, Great Schools
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!