Bệnh giả dại ở lợn hay còn có tên gọi khác là bệnh Aujeszky’s disease – AD. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở dạng cấp tính gây tỷ lệ chết cao ở lợn. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng giống với bệnh cúm hoặc viêm phổi và thần kinh nên khó có thể phân biệt được. Khi phát hiện dấu hiệu của dịch bệnh cần phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương để có các phương pháp loại bỏ dịch bệnh một cách triệt để.
Đặc điểm dịch tễ
- Trong điều kiện tự nhiên, lợn, bò, chó, dê, chó, mèo, chuột, chồn, cáo… có thể bị nhiễm bệnh giả dại. Trong phòng thí nghiệm thỏ là động vật dễ mẫn cảm nhất, tiếp đến là chuột bạch. Con người không bị nhiễm dịch bệnh này.
- Lợn mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, mẫn cảm nhất ở những con sơ sinh, nái nuôi con, nái chửa. Bệnh xảy ra quanh năm và theo từng đợt dịch.
- Đây là một căn bệnh truyền nhiễm, có thể bị lây nhiễm từ chuột. Chuột mang virus gây mầm bệnh Aujeszky có thể truyền bệnh cho lợn khỏe thông qua phân, nước tiểu. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây lan qua ve, rận và một số loài ký sinh trùng khác.
- Trong môi trường tự nhiên, bệnh giả dại trên lợn có thể được lây nhiễm qua đường sinh dục và đường tiêu hóa, lợn con thường bị nhiễm thông qua sữa của lợn mẹ.
Nguyên nhân gây bệnh giả dại trên lợn (Aujeszky)
Bệnh giả dại Aujeszky do virus Herpesviridae là một DNA virus gây ra, có sức đề kháng tương đối cao với điều kiện ngoại cảnh, có khả năng chống chịu sự biến đổi pH và nhiệt độ môi trường. Virus sống được 30 ngày vào mùa hè và 46 ngày vào mùa đông, pH dao động từ 4 – 12 (virus sống được 2-4 tiếng ở độ pH 2 và 13,5 trước khi bị bất hoạt). Khi bảo quản trong glycerin 50%, virus sống được 154 ngày ở điều kiện bảo quản lạnh mà độc lực gần như không giảm. Trong mô bào bảo quản lạnh virus sống được nhiều năm. Đông khô giữ được virus sống ít nhất 2 năm. Tia cực tím có thể làm bất hoạt virus.
Trong thịt lợn nhiễm bệnh giữ ở 4oC, virus không bị bất hoạt. Trong chất lỏng, virus sống được 1 tháng vào mùa hè và 2 tháng vào mùa đông. Trong nước tiểu, virus vẫn giữ độc tính gây bệnh trong 3 tuần vào mùa hè và 8-15 tuần vào mùa đông. Trong phân, virus bị bất hoạt sau 8-15 ngày. Trong đất, virus giữ được độc lực sau 5-6 tuần.
Virus xâm nhiễm vào cơ thể qua niêm mạc mũi, miệng, các vết thương rồi nhân lên ở biểu mô đường hô hấp trên, hạch amidan, phổi. Sau đó virus xâm nhập vào thần kinh tam thoa và thần kinh khứu giác, rồi vào toàn bộ hệ thần kinh. Sự nhân lên của virus tại hê thần kinh được đặc trưng bởi hiện tượng viêm màng não không sinh mủ gây rối loạn nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương.
Virus Herpesviridae là nguyên nhân chính gây bệnh giả dại ở lợn
Lợn là vật chủ chính của bệnh; ngoài ra một số loài khác cũng bị nhiễm bệnh có triệu chứng thần kinh và chết như bò, cừu, dê, chó, mèo, chó sói, chuột.
Lợn nhiễm virus trở thành nguồn lây lan bệnh cho những con khỏe nên khi lợn có biểu hiện bất thường cần tách ra và nhốt vào ô cách ly ngay.
Tỷ lệ ốm và chết vì bệnh thay đổi tùy theo lứa tuổi của lợn. Lợn con có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Các yếu tố gây stress cho vật nuôi cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Triệu chứng của bệnh giả dại ở lợn
Tùy vào từng độ tuổi mà triệu chứng của bệnh giả dại có những triệu chứng khác nhau. Người nuôi có thể quan sát các triệu chứng của bệnh với những dấu hiệu cụ thể sau:
1. Triệu chứng ở lợn nái và lợn đực giống
Bệnh giả dại ở lợn nái và lợn đực giống với những biểu hiện giống bệnh cúm, bệnh kéo dài khoảng 7 – 10 ngày sẽ tự khỏi, tỷ lệ chết thấp. Các biểu hiện khi đàn mắc bệnh:
- Lợn ho liên tục, chảy nước mắt, mũi có tiết dịch nhiều
- Xuất hiện triệu chứng thần kinh, đi không vững, lợn run rẩy
- Lợn nái mắc bệnh bị sảy thai hoặc bị thai chết lưu. Lợn con sinh ra yếu ớt và chết trong vòng từ 1 – 2 ngày.
- Lợn đực bỏ ăn, ho nhiều, dịch hoàn có dấu hiệu bị sưng, chất lượng tinh dịch giảm
- Tỷ lệ chết không vượt quá 2%
Sảy thai trên lợn nái mắc bệnh giả dại
2. Triệu chứng bệnh lý đối với lợn con theo mẹ
Bệnh giả dại Aujeszky ở lợn con có thể gây chết 100% đàn với các dấu hiệu của bệnh như sau:
- Lợn con có dấu hiệu sốt cao lên đến 41oC, run rẩy
- Có các triệu chứng thần kinh, lợn con bị co giật, sùi bọt mép
- Lợn nôn mửa, đồng tử giãn, giảm thị lực, mẫn cảm với tác động từ bên ngoài
- Lợn cong lưng, mông yếu, chân đạp trong vô thức
- Lợn con chậm lớn và chết rải rác.
- Nếu lợn con có các triệu chứng thần kinh sẽ bị chết trong vòng 24-36 giờ sau khi có biểu hiện triệu chứng, tỷ lệ chết lên đến 100%.
- Tùy theo mức độ đáp ứng miễn dịch của lợn mẹ chống lại virus, lợn con đẻ ra có thể không biểu hiện triệu chứng lâm sàng cho dù sống trong môi trường có mầm bệnh. Trường hợp lợn nái mẫm cảm bị nhiễm virus giả dại trong thời gian gần đến ngày sinh, lợn con đẻ ra thường yếu ớt, có triệu chứng thần kinh và chết trong vòng 1-2 ngày sau khi sinh.
Heo sốt co giật, sùi bọt mép, triệu chứng thần kinh khi bị giả dại
Lợn con có triệu chứng thần kinh khi bị bệnh giả dại trên lợn (heo)
3. Triệu chứng của bệnh ở lợn sau cai sữa
Triệu chứng lâm sàng của bệnh giả dại ở lợn sau cai sữa cũng gần giống như lợn sơ sinh nhưng triệu chứng thần kinh nhẹ hơn, lợn có hiện tượng hôn mê (không thường xuyên) và chết do thần kinh trung ương bị tổn thương. Tỷ lệ chết khoảng 50% nhưng cũng có thể thấp hơn.
Triệu chứng đặc trưng của lợn gồm:
- Lợn sốt, thân nhiệt tăng lên đến 41 – 42oC
- Bỏ ăn, yếu ăn, bồn chồn, suy nhược cơ thể và có thể chết sau 8 ngày bị nhiễm bệnh
- Mũi chảy dịch, chảy nước mắt
- Lợn ho liên tục gây viêm phổi, viêm phế quản
- Hầu hết lợn bệnh qua khỏi sau 5 – 10 ngày, trừ những trường hợp lợn có nhiều triệu chứng thần kinh ở hệ thần kinh trung ương.
- Những con bị mắc bệnh giả dại có thể bội nhiễm với một số bệnh khác như phó thường hàn, tụ huyết, nhiễm trùng huyết,…
4. Triệu chứng ở lợn vỗ béo
- Lợn nuôi vỗ béo khi mắc bệnh có biểu hiện ho, khó thở.
- Tỷ lệ ốm có thể lên đến 100%, tỷ lệ chết chỉ từ 1 – 2% (trường hợp không bị kế phát với bệnh khác).
- Sau 3 – 6 ngày nhiễm bệnh con vật bắt đầu có triệu chứng số cao 41 – 42oC, mệt mỏi, bỏ ăn, Khi bị sốt con vật đi táo. Lợn bệnh bị giảm khối lượng, chảy nước mũi, viêm phổi.
- Sau 6 – 10 ngày, nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường, lợn thèm ăn trở lại.
5. Triệu chứng trên các loài động vật khác
- Triệu chứng thần kinh
- Sùi bọt mép và chết
6. Thể cấp tính
Dịch cấp tính bùng phát khi các chủng virus cường độc lần đầu tiên lây nhiễm vào một đàn lợn chưa được tiêm phòng. Virus đi qua nhau thai lây bệnh cho lợn con. Thông thường các triệu chứng lâm sàng đầu tiên là sảy thai, thai chết lưu và lợn con sinh ra yếu ớt, chết non. Tỷ lệ sảy thai có thể lên đến 5% trong khoảng 6 tuần; sau đó là giảm năng suất sinh sản. Phôi chết, bị hấp thụ và lợn nái động dục trở lại.
7. Thể mạn tính
Sau khi kết thúc giai đoạn cấp tính, đàn lợn đã có miễn dịch nhất định; triệu chứng lâm sàng diễn ra lẻ tẻ và nhẹ hơn. Giảm năng suất sinh sản với các hiện tượng ngày một tăng lên như thai gỗ, thai chết lưu và lợn con chết. Sự lây lan của virus trong đàn lợn sinh sản là khá thấp khi lợn đã có miễn dịch; bệnh suy yếu rồi trở lại trong chu kỳ 1 – 2 năm nếu như không được can thiệp đúng cách.
8. Thể mang trùng
Sau khi kết thúc giai đoạn cấp tính, các triệu chứng lâm sàng của bệnh có thể biến mất hoàn toàn, thường thấy ở những trại nhỏ, dưới 100 nái. Mầm bệnh đôi khi biến mất; tuy nhiên, có khả năng chúng vẫn lưu cữu trong môi trường trại, trong cơ thể lợn. Những con lợn không có biểu hiện bệnh nhưng có thể mang mầm bệnh trong cơ thể và đào thải ra môi trường.
Bệnh tích trên heo
- Màng não bị xung huyết, nhiều trường hợp xuất huyết não
- Niêm mạc mũi bị viêm sưng, Amidan hoại tử, kiểm tra tuyến nước bọt bị viêm, phổi bị phù nề
- Thận và gan lợn có nhiều điểm hoại tử có màu xám vàng
- Sảy thai, thai chết lưu, có nhiều điểm hoại tử ở gan và thận
- Những con lợn lớn có nhiều bệnh tích như viêm phổi, xuất huyết điểm ở thận
Gan có các dấu hiệu hoại tử màu trắng xám khi lợn bị giả dại
Xuất hiện nhiều điểm hoại tử ở lá lách
Hạch amidan hoại tử
Chẩn đoán bệnh giả dại
Đối với trường hợp cấp tính, chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Để chẩn đoán được chính xác cần đến các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như:
- Xét nghiệm bằng phương pháp kháng thể huỳnh quang trên các mẫu bệnh phẩm, đặc biệt là hạch amidan. Xét nghiệm này đáng tin cậy và có kết quả sau vài giờ.
- Phân lập virus từ phổi, hạch amidan rồi định tính. Cách này mất vài ngày nhưng được khuyến cáo sử dụng để xác nhận thêm.
- Xét nghiệm máu (phản ứng huyết thanh học) dựa vào sự gia tăng kháng thể. Cách này không khả thi vì mất quá nhiều thời gian.
- Kỹ thuật PCR đẳng nhiệt tại một điểm (iiPCR) để chẩn đoán, phát hiện bệnh giả dại ở lợn cho kết quả ngay tại trại nuôi – Đây là phương pháp hiện đại đang được nhiều trang trại tại Việt Nam áp dụng.
Máy Pockit PCR cho phép chẩn đoán nhanh virus gây bệnh trên lợn
Chẩn đoán phân biệt bệnh giả dại với các bệnh khác
1. Bệnh dịch tả lợn
Bệnh dịch giả dại cho tỷ lệ chết cao ở lợn con còn bệnh dịch tả lợn cho tỷ lệ chết cao ở lợn trưởng thành. Thêm vào đó, bệnh dịch tả lợn tiêu chảy và có mùi tanh.
2. Bệnh viêm màng não ở lợn
Bệnh này có những triệu chứng lâm sàng giống với bệnh giả dại ở lợn, tuy nhiên bệnh chỉ xuất hiện ở lợn chứ không xuất hiện ở chó và các loại đọng vật khác. Chúng ta có thể phân biệt bằng việc tiêm mầm bệnh vào thỏ và thu được kết quả âm tính với bệnh viêm màng não.
3. Bệnh Listeria
Khi lợn mắc bệnh do Listeria gây ra cũng có dấu hiệu rối loạn với hệ thần kinh trung ương. Vì thế, để xác định được chính xác thì chúng ta cần phải tiến hành xét nghiệm xác định virus gây bệnh là gì?
4. Bệnh phù đầu ở lợn
Bệnh có dấu hiệu rối loạn hệ thần kinh nhưng sự khác biệt ở đây là đặc trưng phù thũng ở vùng chán, vùng mi măt, dạ dày vị biêm sưng. Căn bệnh này xảy ra ở giai đoạn lợn tập ăn, đặc biệt là những con to lớn nhất trong đàn.
Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích của nhiều bệnh có thể giống nhau nên cần sử dụng phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng để chẩn đoán phân biệt các bệnh một cách chính xác nhất.
Sử dụng kỹ POCKIT iiPCR chẩn đoán chính xác với thời gian từ 1-2 tiếng để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Tham khảo thêm bệnh dại ở heo
Phòng bệnh giả dại ở lợn
- Lợn hậu bị và lợn đực giống nên được mua từ những nhà cung cấp uy tín, đảm bảo sạch bệnh và được tiêm phòng trước khi đến trại hoặc cách ly, trước khi nhập đàn cần xét nghiệm máu.
- Tiêm vaccine đầy đủ để ngăn ngừa sự xâm nhiễm của virus.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ 2 lần/ tuần để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.
- Bổ sung khoáng vi lượng, đa lượng, vitamin cho con vật nâng cao sức đề kháng.
Tiêm phòng vaccine cho lợn ngăn ngừa virus gây bệnh giả dại trên lợn (hình ảnh minh họa)
Điều trị bệnh giả dại
- Bệnh giả dại ở lợn do virus gây ra nên chưa có thuốc đặc trị. Sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn bội nhiễm vi khuẩn thứ cấp.
- Chữa triệu chứng, sử dụng các thuốc giảm ho long đờm, giãn phế quản trường hợp lợn bị ho.
- Bổ sung thuốc bổ, trợ sức trợ lực, vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho con vật.
Khi phát hiện thấy các dấu hiệu của bệnh giả dại ở lợn người nuôi cần phải khẩn trương khoanh vùng và cách ly đàn lợn con khỏi lợn nái. HappyVet khuyến khích người nuôi sử dụng định kỳ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh giả dại bằng kỹ thuật iiPCR giúp phát hiện kịp thời những con bị nhiễm bệnh, bảo toàn được số lượng những con khỏe mạnh. Liên hệ ngay 0983 600 953 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết từ chuyên gia.
=> XEM THÊM :
- Kỹ thuật chẩn đoán bệnh đóng dấu ở lợn và phương pháp điều trị
- Nguyên nhân dẫn tới bệnh dịch tả cổ điển ở lợn
Tìm kiếm liên quan:
– heo bị co giật là bệnh gì
– bệnh giả dại ở chó
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!