Bệnh giãn mạch máu não – triệu chứng và cách điều trị

Bệnh giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch trong não bị giãn rộng một cách bất thường. Bệnh rất khó nhận biết và thường không gây ra những triệu chứng cụ thể.

  1. Bệnh phình mạch máu não
  2. Bệnh giãn tĩnh mạch máu não
  3. Thuốc gây giãn mạch máu não

1. Bệnh phình mạch máu não

a. Bệnh phình mạch máu não là gì?

Bệnh phình mạch máu não là hiện tượng khi có một điểm trên thành mạch máu ở não bị suy yếu, điểm yếu này sẽ tạo thành một túi phình có dạng như một chiếc bong bóng nhỏ, nhô ra khỏi bề mặt thành mạch máu, nó có thể phát triển đến kích thước tương tự như một quả mọng nhỏ. Hơn nữa, túi phình mạch máu não cũng thoát ly khỏi dòng chảy huyết quản bình thường.

Mặc dù bệnh phình mạch máu não nghe có vẻ nguy hiểm, nhưng đa phần các trường hợp, chúng không hề gây bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu gì nguy hại đến sức khỏe của người bệnh. Những bệnh nhân mắc phải tình trạng trên có thể sống và sinh hoạt bình thường, mà có thể không nhận ra mình đang có một túi phình trên mạch máu não.

Tuy nhiên, trong một số hiếm các trường hợp, túi phình ở mạch máu não có thể giãn to, thành của túi phình này được tạo thành bởi thành mạch đã suy yếu, do đó có nguy cơ bị rò, hay thậm chí là bị vỡ, gây xuất huyết ồ ạt. Hiện tượng này còn gọi là xuất huyết não, hay đột quỵ do xuất huyết, là một trong những cấp cứu nguy hiểm, cần phải được can thiệp điều trị ngay tức khắc.

Một túi phình mạch máu não bị vỡ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng và các hậu quả khác như:

  • Co mạch máu não (dòng tuần hoàn đến nuôi mô não bị đình trệ)
  • Não úng thủy (tính trạng ứ đọng quá nhiều dịch tủy trong mô não)
  • Hôn mê
  • Tổn thương não vĩnh viễn

b. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phình mạch máu não

Hãy gọi cho cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có các dấu hiệu như: một cơn đau đầu dữ dội đột ngột khởi phát, mất ý thức, hay có một vài trong số các triệu chứng do võ túi phình mạch máu não sau đây:

  • Buồn nôn và nôn
  • Buồn ngủ
  • Mất thăng bằng
  • Cứng cổ
  • Giãn đồng tử
  • Nhạy cảm ánh sáng
  • Mờ mắt hay nhìn đôi đột ngột
  • Sụp mi mắt
  • Lú lẫn, suy giảm nhận thức
  • Co giật

Dù phình mạch não không thường gây triệu chứng, đôi khí chúng có thể gây chèn ép não và các dây thần kinh kế cận khi chúng tiến triển to hơn. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn đang có những triệu chứng sau, dù túi phình vẫn chưa bị phá vỡ:

  • Đau đầu
  • Giãn đồng tử
  • Mờ mắt hay nhìn đôi
  • Đau ở vùng trên và sau nhãn cầu
  • Sụp mi mắt
  • Khó nói chuyện
  • Suy yếu hay tê liệt một bên mặt

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

c. Nguyên nhân

Phình mạch não thường phát triển ở những người cao tuổi, thường là sau tuổi 40. Ngoài ra, chúng cũng có thể xuất hiện ngay từ tuổi sơ sinh. Túi phình thường được tìm thấy ở vùng đáy não.

Phụ nữ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn nam giới.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ cho bệnh phình mạch máu não, trong đó có bệnh xơ cứng động mạch, là bệnh lý gây ra do hiện tượng tích tụ quá nhiều chất béo ở thành động mạch. Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác:

  • Những bệnh lý ảnh hưởng đến tuần hoàn và mạch máu
  • Cao huyết áp
  • Chấn thương hay sang thương vùng đầu
  • Nhiễm trùng
  • Ung thư hay khối u ở vùng đầu cổ
  • Dị dạng mạch máu bẩm sinh
  • Tiền sử gia đình có người mắc phải phình mạch não
  • Lạm dụng rượu bia
  • Hút thuốc
  • Lạm dụng thuốc kích thích, như cocaine hay amphetamine

d. Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm nhằm tiến hành chẩn đoán bệnh phình mạch máu não, bao gồm: chụp điện toán cắt lớp (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp mạch đồ, xét nghiệm dịch não tủy.

e. Điều trị

Bạn sẽ cần điều trị ngay tức khắc nếu túi phình mạch máu não đã vỡ, vì khả năng tái xuất huyết là rất cao. Nguyên tắc điều trị chính là ngăn chặn dòng máu chảy ra ngoài ở vị trí túi phình.

Các thủ thuật can thiệp điều trị đều có những rủi ro nhất định. Do đó bác sĩ sẽ lựa chọn ra phương pháp tối ưu nhất, tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kích thước, loại, và vị trí của túi phình mạch.

Trong trường hợp túi phình mạch vẫn còn nhỏ và chưa vỡ, chúng ít khi gây triệu chứng nên không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, việc có nên làm thủ thuật can thiệp hay không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, tốt hơn hết hay thảo luận vấn đề này với bác sĩ.

Ngoài ra,việc thay đổi lối sống cũng giúp hạn chế nguy cơ vỡ túi phình:

  • Ngưng sử dụng cocaine và những chất kích thích khác
  • Ngưng hút thuốc
  • Hạn chế cao huyết áp thông qua chế độ dinh dưỡng thích hợp và luyện tập
  • Hạn chế caffeine
  • Hạn chế lao động nặng

2. Bệnh giãn tĩnh mạch máu não

a. Giãn tĩnh mạch máu não là gì?

Giãn tĩnh mạch máu não là hiện tượng giãn rộng một cách bất thường của các tĩnh mạch trên não, tình trạng này ít khi gây triệu chứng, và cũng ít khi ảnh hưởng đến hoạt động của các mạch máu bị ảnh hưởng.

Bệnh giãn tĩnh mạch máu não ít khi được phát hiện hay chỉ được phát hiện tình cờ khi bạn thực hiện chụp hình não nhằm khảo sát các bệnh lý khác.

Thông thường, bệnh lý trên cũng ít khi cần thiết phải điều trị

giãn mạch máu não

Chẩn đoán bệnh giãn tĩnh mạch máu não

  • Vì ít khi biểu hiện triệu chứng, nên bác sĩ thường sẽ phát hiện tĩnh mạch máu não bị giãn, thông qua các biện pháp chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho các bệnh lý khác.
  • Các xét nghiệm hình ảnh học có thể phát hiện bệnh lý này bao gồm: chụp điện toán cắt lớp (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI).

Các phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch máu não

  • Bác sĩ thường ít khi chỉ định điều trị, do triệu chứng ít khi được biểu hiện. Nếu bạn có những triệu chứng không liên quan đến giãn tĩnh mạch não, như đau đầu, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc đặc trị đau đầu.
  • Hiếm khi những bệnh nhân giãn tĩnh mạch máu não có dấu hiệu co giật, xuất huyết não. Thường do những bất thường mạch máu khác đi kèm với giãn mạch máu não. Co giật cũng có thể điều trị bằng cách dùng thuốc.
  • Một số loại xuất huyết yêu cầu phải can thiệp phẫu thuật, tuy nhiên một số khác có thể chữa khỏi bằng cách điều trị và theo dõi tại bệnh viện.

3. Thuốc gây giãn mạch máu não

Là những loại thuốc kích thích, có khả năng gia tăng tín hiệu truyền tin tế bào, do đó sẽ khiến tăng cường các quá trình sinh lý trong não và cơ thể.

Các thuốc kích thích thường gặp là:

  • Những thuốc đặc trị bệnh tăng động giảm tập trung (ADHD) như Adderall (amphetamine & dextroamphetamine) và Ritalin (methylphenidate).
  • Methamphetamine
  • Cocaine

Ngoài ra, rượu bia và thuốc là cũng là những yếu tố nguy cơ quan trọng góp phần gây nên bệnh lý giãn mạch máu não.