Giám sát y tế là gì? Các hình thức cách ly hoặc giám sát y tế?

Trong những năm gần đây, Covid 19 bùng phát, lây lan diện rộng cụ thể số ca mắc là 11,5 triệu số ca nhiễm từ trước đến nay và có 43.161 tổng số ca tử vong. Vì vậy, khi bị F0 thì cần phải cách ly tại nhà trong khi đó vẫn đảm bảo đầy đủ các yêu cầu tại khu cách ly (gồm: thời gian cách ly điều trị, nồng độ virus, kết quả xét nghiệm) đồng thời nếu cách ly tại nhà thì cũng đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất để cách ly. Như vậy, giám sát y tê luôn là một yêu cầu cần thiết và bức thiết đặc biệt trong tình hình đại dịch covid bùng nổ. Vậy, giám sát y tế là gì? Các hình thức giám sát hoặc cách ly y tế?

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

1. Giám sát y tế là gì?

Giám sát y tế được hiểu chung là các hoạt động quan sát, theo dõi y tế mang tính chủ động và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực nhằm hướng các hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát y tế đi đúng quỹ đạo, quy chế từ đó đạt được hiệu quả, mục đích từ trước đảm bảo cho pháp luật về giám sát y tế được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Còn cách ly là biện pháp sử dụng nhằm cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm ra khỏi mọi người không bị nhiễm bệnh.

Cách ly, giám sát y tế được thực hiện với những ai đã và đang mắc bệnh truyền nhiễm, ví dụ người bệnh bị cách ly vì corona. Nghĩa là những cá nhân này sẽ bị cô lập tách biệt với mọi người khác tại nhà hoặc tại cơ sở chăm sóc sức khỏe. Thực tế, những người bệnh này sẽ có phòng riêng và nếu có người chăm sóc thì phải thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ, … Mục đích của các biện pháp giám sát hoặc cách lý này là nhằm hạn chế và ngăn chặn khả năng lây truyền của bệnh truyền nhiễm.

Các yêu cầu giám sát là khi thực hiện giám sát phải bám sát chủ trương của Đảng, các quy định của Luật, Uỷ ban thường vụ quốc hội, Nghị quyết của Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan của Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền trong việc huy động, sử dụng và quản lý những nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch; về công tác y tế cơ sở và y tế dự phòng. Trong quá trình thực hiện cần làm đúng các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội. Đoàn giám sát sẽ chủ động tổ chức các hoạt động giám sát, bảo đảm chất lượng, tiết kiệm và đúng tiến độ, hiệu quả; triển khai, phân công, phối hợp một cách khoa học, chặt chẽ và tránh chồng chéo. Sử dụng kết quả giám sát, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra của những cơ quan chuyên môn trong việc quản lý, huy động và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch; về công tác y tế cơ sở và y tế dự phòng mục đích là làm nguồn thông tin phục vụ cho giám sát.

Xét về nội dung giám sát hoặc cách ly y tế căn cứ các văn bản hiện hành của Đảng, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,Chính phủ, Bộ, ngành, nội dung giám sát cần tập trung chủ yếu vào: Việc triển khai thực hiện pháp luật và chính sách trong việc quản lý, huy động và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch, bệnh cần giám sát; Tổ chức hệ thống y tế cơ sở và điều kiện đảm bảo các công tác tổ chức thực hiện những quy định về y tế cơ sở; Việc tổ chức bộ máy y tế dự phòng, điều kiện đảm bảo về công tác tổ chức thực hiện những quy định về y tế dự phòng.

2. Các hình thức cách ly hoặc giám sát y tế:

Các hình thức cách ly hoặc giám sát y tế được chia làm ba hình thức tương đương với ba cấp độ khác nhau, cụ thể như sau:

Một là, hình thức cách ly hoặc giám sát y tế tại nhà (cấp 1). Gồm có các biện pháp cụ thể sau:

– Người bị cách ly hoặc giám sát y tế cần cung cấp các thông tin liên lạc nhằm giữ liên lạc với nhân viên y tế.

– Người bị cách ly hoặc giám sát y tế hạn chế tiếp xúc mọi người xung quanh.

– Đồng thời, người đó không được đi học, không được đi làm, không được dự tiệc tùng, sự kiện.

– Người bị cách ly hoặc giám sát y tế tự mình ghi lại nhật ký đi lại và tiếp xúc trong thời gian tự theo dõi sức khỏe.

– Hạn chế tối đa hành vi ra khỏi nhà, nếu có việc bắt buộc phải ra khỏi nhà thì chú ý cần cần mang khẩu trang cẩn thận.

Hai là, hình thức cách ly hoặc giám sát y tế tại nhà (cấp 2), cụ thể như sau:

– Thực hiện theo Quyết định, nghị quyết về cách ly và giám sát y tế

– Nhân viên y tế giám sát sức khỏe cho đối tượng cách ly và giám sát tại nhà là 2 lần/ngày.

– Đối tượng giám sát nên được sắp xếp ở phòng riêng đồng thời hạn chế tiếp xúc tối đa với người trong gia đình cộng với đeo khẩu trang trong trường hợp ra khỏi phòng và không được phép ra khỏi nhà.

– Trong trường hợp có các triệu chứng hoặc bệnh tình trở nên nặng thì người được giám sát thông báo ngay cho nhân viên y tế được phân công giám sát nhằm được chuyển đến bệnh viện.

Ba là, hình thức cách ly hoặc giám sát y tế tập trung (cấp 3)

– Thực hiện theo Quyết định, quyết định về cách ly và giám sát y tế

– Nơi giám sát là tại: khu cách ly quận/huyện hoặc thành phố.

– Tuân thủ mọi nội quy, quy định tại nơi giám sát.

Như vậy, người bị giám sát, cách ly y tế có thể làm hầu hết mọi việc họ có thể làm ở nhà tuy nhiên có giới hạn về địa điểm, họ được chỉ định đến ở. Ví dụ về covid: khi người đó được yêu cầu ở nhà đồng nghĩa với việc họ thường sẽ được yêu cầu tự đo nhiệt độ và thực hiện báo cáo hàng ngày gửi cơ quan y tế nêu lên tình trạng sức khỏe của họ. Thêm nữa, họ cũng được hướng dẫn về những gì họ có thể làm cũng những việc không được làm với những thành viên trong gia đình.

3. Một số ví dụ về hình thức cách ly hoặc giám sát y tế:

Về dịch bệnh covid: Pháp luật nước ta có các quy định pháp luật về giám sát hoặc cách ly y tế. Cụ thể: Nghị quyết số 47/2022/QH15 ngày 06/6/2022 của Quốc hội quy định Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, Nghị quyết số 51/2022/QH15 ngày 14/6/2022 do Quốc hội ban hành quy định thành lập Đoàn giám sát “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”, Đoàn giám sát sẽ thực hiện báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác triển khai và các kế hoạch chi tiết cùng Đề cương báo cáo giám sát.

Bộ Y tế phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh triển khai các chương trình thí điểm về việc điều trị có kiểm soát các F0 đang nhiễm bệnh tại nhà và tại cộng đồng, bên cạnh đó người bệnh vẫn được cung cấp thuốc thang và chăm sóc về dinh dưỡng, thể chất, tinh thần với 3 hoạt động chính sau đây: Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, tại cộng đồng; được cung cấp các loại thuốc (gói A,B,C) nhằm chữa covid, đồng thời hỗ trợ tư vấn và quản lý sức khỏe F0 trong phòng, chống dịch COVID-19; cung cấp gói thực phẩm để bảo đảm an sinh xã hội cho người nhiễm cùng các thành viên trong gia đình tại nhà, tránh tiếp xúc. không ra ngoài từ các hành động đó giúp góp phần làm giảm nguy cơ lây lan nhanh chống của covid. Việc triển khai có kết hợp những Gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0 đồng bộ với các biện pháp điều trị khác từ đó đã góp phần giảm tỷ lệ tử vong của Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy đây là mô hình hay, cách làm tốt trong phòng, chống dịch Covid-19 góp phần không nhỏ khống chế được dịch bệnh ở tâm dịch.

Tại các địa phương cụ thể thì có các quy định giám sát y tế đối với người bị nhiễm và người tiếp xúc tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng trị và Hải Dương được cập nhật lúc 19 giờ ngày 19/8/2020.

– Nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân thì cách ly tập trung và lấy mẫu phết mũi họng.

– Nếu rời khỏi khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội, sau khi có quyết định dãn cách thì cách ly tập trung và lấy mẫu phết mũi họng.

– Nếu người tiếp xúc đến những địa điểm bộ y tế thông báo truy vết thì cách ly tại nhà và lấy mẫu phết mũi họng khi có triệu chứng nghi ngờ.

– Nếu người tiếp xúc ở những vùng khác không thuộc địa điểm trên thì người đó tự theo dõi sức khỏe và lấy mẫu phết mũi họng khi có triệu chứng nghi ngờ.