Bị gãy xương sườn nên ăn gì là câu hỏi chung của nhiều người bệnh trong quá trình điều trị và hồi phục vết thương. Vì dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự liền xương, thời gian hồi phục và trở về cuộc sống hàng ngày. Một số loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn mà người bệnh và gia đình cần biết để bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho quá trình hồi phục sức khỏe trở nên dễ dàng nhất.
Vai trò của dinh dưỡng trong việc phục hồi sau gãy xương
Đa số gãy xương sườn là tình trạng xương bị gãy đơn thuần kèm dập mô mềm thành ngực. Tuy nhiên số lượng xương sườn gãy càng nhiều chứng tỏ tổn thương càng nặng, và có thể đi kèm các tổn thương phức tạp nguy hiểm tính mạng khác. Bác sĩ sẽ phải tầm soát các tổn thương đi kèm ở cơ quan nội tạng ngực (như tim, phổi, mạch máu lớn,..) hay bụng (như gan, lách, thận, tụy, đường tiêu hóa,..) để điều trị kịp thời tránh hậu quả nặng nề về sau. Gãy xương sườn nếu không có biến chứng sẽ được điều trị giảm đau đầy đủ cho qua giai đoạn đau cấp, đồng thời người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập hít thở sâu để tránh các biến chứng phổi như xẹp, viêm phổi. Gãy xương sườn thường sẽ hồi phục trong 1 đến 6 tháng sau gãy, thời gian nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó tập luyện và dinh dưỡng có vai trò chính yếu. (1)
Về chấn thương, quá trình hồi phục sau chấn thương sẽ ngay lập tức được kích hoạt khi có bất kỳ tổn thương nào trong cơ thể. Các tín hiệu “yêu cầu hỗ trợ” tại vị trí tổn thương sẽ liên tục gửi về, và rất nhiều loại tế bào hồi phục sẽ được cơ thể huy động ngay lập tức tham gia vào quá trình lành vết thương, từ đó, một hàng rào bảo vệ xung quanh vị trí gãy được hình thành.
Kết quả là chỉ trong vài tuần, một mạng lưới bảo vệ phức tạp đã được hình thành với nhiều tế bào, mô, sợi liên kết đan xen vào nhau để hình thành xương mới chắc khỏe nối liền vị trí gãy. Tuy nhiên, tốc độ chữa lành sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguồn dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ.
Một người trưởng thành bình thường cần khoảng 2.500 Calo mỗi ngày để hoạt động. Tuy nhiên, đối với người bệnh sau gãy xương, con số này có thể tăng lên gấp 3 lần. Do đó, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cũng tăng cao, đặc biệt là nguồn Vitamin và khoáng chất. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất sẽ tác động tích cực đến tốc độ hồi phục cũng như quá trình hình thành xương mới, các dưỡng chất có thể kể đến bao gồm:
- Vitamin: Vitamin B, Vitamin C, Vitamin D, Vitamin K là chất xúc tác quan trọng cho nhiều phản ứng sinh hóa liên quan đến quá trình phục hồi xương.
- Khoáng chất: như Canxi, Magie, Silic, kẽm,… chiếm đến 70% trọng lượng xương, vì vậy chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi tổn thương. Thiếu hụt nguồn dinh dưỡng này sẽ gây trở ngại rất lớn cho tốc độ liền xương.
Bị gãy xương sườn nên ăn gì cho mau lành?
Chế độ ăn hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tốc độ lành xương gãy. Dưới đây là một số dưỡng chất quan trọng cùng nguồn thực phẩm lành mạnh, người bệnh và gia đình có thể tham khảo để thiết kế thực đơn mỗi ngày:
1. Canxi
Canxi là nguồn dưỡng chất không thể thiếu đối với sự phát triển của xương, không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả hồi phục sau chấn thương. Cụ thể, quá trình chữa lành vết gãy diễn ra theo 3 giai đoạn chính gồm: viêm, phục hồi và tái tạo. Lúc này, cơ thể sẽ lấy Canxi từ nguồn dự trữ trong xương sẵn có cũng như chế độ ăn uống hàng ngày để phục vụ cho mục đích sửa chữa, tái tạo. Đây chính là lý do tại sao người bệnh cần bổ sung đầy đủ Canxi vào thực đơn hàng ngày. Một số nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất này bao gồm: (2)
- Sữa
- Phô mai
- Sữa chua
- Đậu nành
- Bông cải xanh
- Nước trái cây
- Ngũ cốc
2. Magie
Nếu người bệnh thắc mắc bị gãy xương sườn nên ăn gì, bên cạnh Canxi đừng quên bổ sung các thực phẩm giàu Magie vào thực đơn hàng ngày. Đây là thành phần dinh dưỡng quan trọng, giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ Canxi của cơ thể, làm tăng mật độ xương và hỗ trợ hình thành xương mới. Trường hợp lượng Magie bổ sung không đầy đủ, thời gian hồi phục chấn thương có thể phải kéo dài. Chưa kể, nếu cơ thể thiếu Magie, lượng Canxi trong mô mềm sẽ bị giảm sút, dẫn đến hiện tượng loãng xương. Người bệnh có thể bổ sung thành phần dinh dưỡng thông qua thực phẩm hàng ngày như:
- Chuối.
- Trái bơ.
- Các loại rau lá xanh.
- Ngũ cốc nguyên hạt.
- Các loại hạt.
- Đậu phụ.
- Socola đen.
- Cá hồi.
- Cá thu.
- Cá bơn.
3. Kẽm
Người bị gãy xương sườn nên ăn gì? Các loại thực phẩm giàu Kẽm là lựa chọn không thể bỏ qua. Thành phần dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ hình thành mô sẹo, tăng cường sản xuất Protein cho xương và kích thích quá trình chữa lành vết gãy. Một số thực phẩm giúp cơ thể bổ sung lượng Kẽm cần thiết gồm:
- Trứng.
- Ngũ cốc nguyên hạt.
- Các loại hạt khô (lạc, hạt điều).
- Các loại đậu.
- Thịt.
- Hàu, hến, sò, cua,…
- Socola đen.
4. Silic
Silic đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tổng hợp Collagen, giúp hồi phục vết thương và cải thiện sức khỏe xương khớp. Người bệnh có thể bổ sung thành phần dinh dưỡng này thông qua một số thực phẩm hàng ngày như: yến mạch, hạt mè, dứa, củ cải đường, bông cải xanh,…
5. Vitamin D
Cơ thể cần sử dụng thành phần dinh dưỡng này để hấp thụ Canxi hiệu quả. Khi hàm lượng Vitamin D thấp, quá trình chữa lành và phục hồi chấn thương xương bị ức chế. Do đó, sau sự cố gãy xương sườn, người bệnh cần tích cực bổ sung nguồn dưỡng chất này cho cơ thể.
Cụ thể, Vitamin D có thể được hấp thụ từ ánh nắng mặt trời mỗi ngày (sáng sớm và chiều tối). Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung từ nguồn thực phẩm tự nhiên như:
- Nước trái cây (nước cam, nước ép đu đủ, nước ép đào,…).
- Lòng đỏ trứng.
- Các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ,…dầu)
- Phô mai.
- Các sản phẩm làm từ sữa.
6. Vitamin B6 và B12
Cả hai thành phần này đều có vai trò quan trọng đối với quá trình chữa lành vết thương, tạo xương, duy trì độ dẻo dai và giúp xương luôn chắc khỏe. Nếu cơ thể không cung cấp đủ Vitamin B6 và B12, mật độ khoáng xương sẽ bị sụt giảm đồng thời khả năng hồi phục không cao. Do đó, người bệnh bị gãy xương sườn nên chủ động bổ sung dưỡng chất cần thiết thông qua thực đơn hàng ngày bằng các nguồn thực phẩm có lợi như:
- Thịt gà.
- Thịt dê.
- Thịt bò.
- Cá ngừ.
- Cá hồi.
- Ngũ cốc và men dinh dưỡng.
- Chuối.
- Cà rốt.
- Phô mai.
- Sữa chua.
7. Vitamin C
Vitamin C giúp cơ thể tổng hợp Collagen – một loại Protein quan trọng đối với việc hồi phục vết gãy xương sườn. Người bệnh có thể chủ động bổ sung thông qua các loại trái cây và rau củ quả hàng ngày như:
- Trái cây họ cam quýt.
- Kiwi.
- Các loại quả mọng.
- Cà chua.
- Ớt.
- Khoai tây.
- Rau xanh.
8. Vitamin K
Vitamin K đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng cường sức mạnh của xương, mật độ khoáng xương và có lợi cho quá trình phục hồi vết gãy. Thành phần dinh dưỡng này tồn tại trong nhiều loại thực phẩm như: bắp cải, rau chân vịt, củ dền, súp lơ trắng,…
Gãy xương sườn nên kiêng gì?
1. Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ
Trong quá trình điều trị gãy xương sườn, người bệnh nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ. Đây là những loại thực phẩm kém lành mạnh, gây cản trở trực tiếp đến tốc độ chữa lành và khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể.
2. Đồ ngọt
Việc tiêu thụ các loại thức ăn nhiều đường như bánh kẹo, trà sữa, nước ngọt,… sẽ làm chậm quá trình liền xương đồng thời thúc đẩy nguy cơ thoái hóa xương khớp. Ngoài ra, thói quen ăn đồ ngọt còn có thể gây ra hiện tượng thừa cân, béo phì. Từ đó, xương và một số bộ phận khác trong cơ thể buộc phải chịu áp lực lớn, khiến tình trạng vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. (3)
3. Thức ăn mặn, nhiều muối
Khi ăn quá nhiều muối, tốc độ thải Canxi ra khỏi cơ thể sẽ tăng cao khiến xương dần trở nên suy yếu, giảm khả năng hình thành tế bào mới và kéo dài thời gian hồi phục vết thương. Vì vậy, đây là nhóm thức ăn không lành mạnh, người bệnh cần cân nhắc để hạn chế tối đa trong thực đơn hàng ngày.
4. Trà đậm đặc
Người bệnh nên từ bỏ thói quen uống trà đậm đặc trong quá trình phục hồi chấn thương. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có thể làm chậm thời gian chữa lành vết gãy và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển xương khớp.
5. Rượu bia
Rượu bia sẽ làm giảm khả năng hấp thụ và vận chuyển Canxi vào xương, do đó cản trở quá trình hình thành tế bào mới. Ngoài ra, những chất kích thích này còn có khả năng gây mất cân bằng điện giải, mất nước, ảnh hưởng tổng trạng toàn cơ thể chứ không chỉ vị trí gãy xương.
6. Caffeine
Việc tiêu thụ nhiều Caffeine mỗi ngày sẽ làm chậm quá trình hồi phục vết xương gãy. Nguyên nhân bởi khi uống nhiều trà, cà phê,… cơ thể phải đi tiểu nhiều hơn, đồng nghĩa với việc lượng Canxi cũng bị thải ra nhiều hơn. Do đó, đây là nhóm đồ uống người bệnh nên kiêng tiêu thụ để đảm bảo quá trình chữa lành vết thương gãy được diễn ra thuận lợi.
Một số việc cần làm để quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn
Thói quen ăn uống, sinh hoạt và tập luyện mỗi ngày có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả phục hồi tình trạng gãy xương sườn. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích người bệnh có thể áp dụng để đẩy nhanh thời gian chữa lành chấn thương: (4)
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, kết hợp với vận động nhẹ và các bài tập hít thở.
- Bỏ thuốc lá.
- Uống thuốc và tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ.
- Có thể chườm đá theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau.
- Khi ho hoặc hắt hơi, nên ôm một cái gối trước ngực để giảm đau. Báo với bác sĩ về tình trạng ho thường xuyên để có thể điều chỉnh thuốc phù hợp.
- Khi ngồi trên ô tô, người bệnh nên dùng gối để lót giữa ngực và dây an toàn.
- Khi ngủ, không nên nằm nghiêng về bên tổn thương.
- Di chuyển, đi lại nhẹ nhàng và tăng dần mức độ vận động nhưng ở mức vừa phải.
- Thăm khám và theo dõi định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ
Khoa Ngoại Tim mạch – Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về tim mạch, lồng ngực, mạch máu như: u trung thất, u phổi, bướu giáp, ung thư tuyến giáp, lõm ngực, hẹp động mạch cảnh, phình động mạch chủ, suy giãn tĩnh mạch, tăng tiết mồ hôi… Với hệ thống trang bị hiện đại, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác và thực hiện các kỹ thuật phẫu thuật nội soi hiện đại, ít xâm lấn, giảm thiểu nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật và rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị với các chuyên gia Ngoại Tim mạch – Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
Trên đây là phần giải đáp chi tiết cho thắc mắc bị gãy xương sườn nên ăn gì. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để xây dựng chế độ ăn phù hợp, đảm bảo thời gian chữa lành chấn thương nhanh chóng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!