Em trai của Thúy Kiều tên gì? Em trai Thúy Kiều là ai? Chúng ta thường nghe về 2 chị em Thúy Kiều – Thúy Vân “đầu lòng hai ả tố nga/ Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân” nhưng lại có ít người biết về em trai của Thúy Kiều.
Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhân vật em trai Thúy Kiều.
1. Em trai của Thúy Kiều tên gì?
Tên của em trai Thúy Kiều là gì?
Thuý Kiều sinh ra trong một gia đình “thường thường bậc trung” nhưng đó là gia đình gia giáo hạnh phúc. Kiều là chị cả, hai em là Thúy Vân và Vương Quan.
⇒ Em trai của Thúy Kiều tên là Vương Quan
2. Cha, Mẹ của Thúy Kiều tên gì?
Cha của Thúy Kiều tên là Vương ông
Mẹ của Thúy Kiều tên là Vương bà
Như vậy trong gia đình Thuý Kiều có 5 người là Vương ông, Vương bà, Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan. Trong đó Thuý Kiều là chị cả.
3. Em trai Thúy Kiều họ gì?
Em trai Thúy Kiều tên là gì?
Em trai Thuý Kiều họ Vương tên Quan.
Trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhân vật Vương Quan xuất hiện ở những dòng thơ sau:
- Dòng thơ thứ 14: Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.
- Dòng thơ thứ 61: Vương Quan mới dẫn gần xa
- Dòng thơ thứ 154: Với Vương Quan trước vẫn là đồng thân.
Câu thơ miêu tả nhân vật Vương Quan là:
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.
Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia
Những câu thơ này nói lên nhân vật Vương Quan là một chàng nho sinh, và được sinh ra, lớn lên trong gia đình Nho giáo. Vương Quan là con trai út của gia đình họ Vương. Dù bên ngoài là một thư sinh nho nhã nhưng Vương Quan cũng có một chút tư tưởng không coi trọng phụ nữ được thể hiện trong hành động và lời nói khi cùng Thuý Kiều và Thuý Vân thăm mộ, trên đường về gặp mộ Đạm Tiên. Vương Quan kể về cuộc đời của Đạm Tiên là nàng kỹ ca nổi tiếng với vẻ đẹp và tài sắc nhưng cuộc đời éo le. Dù vậy nhưng Vương Quan vẫn vô cảm thờ ơ.
4. Các nhân vật trong truyện Kiều
Truyện Kiều gồm các nhân vật sau:
- Vương ông: Cha của Thúy Kiều
- Vương bà: Mẹ của Thúy Kiều
- Thuý Kiều
- Thuý Vân
- Vương Quan
- Đạm Tiên: Một kỹ nữ xinh đẹp “sắc nước hương trời” nhưng bạc mệnh thời xưa. Là chủ nhân của ngôi mộ mà Thúy Kiều đã viếng và làm thơ.
- Kim Trọng: Là người đã đính ước với Thúy Kiều.
- Thằng bán tơ: Người đã vu oan cho cha của Kiều.
- Mã giám sinh: Người mua Kiều cho Tú Bà.
- Tú bà: Chủ lầu xanh nơi Kiều bị bán vào lần đầu.
- Sở Khanh: Người đàn ông có tính xấu, dâm dục, lừa tình những cô gái chân yếu tay mềm.
- Thúc sinh: Đã đem tiền chuộc Kiều khỏi lầu xanh (lần 1) và cưới nàng làm vợ lẽ.
- Thúc ông: Cha của Thúc Sinh
- Hoạn thư: Vợ của Thúc sinh
- Hoạn phu nhân: Mẹ Hoạn Thư
- Khuyển: Khuyển có họ tên đầy đủ là Hoạn Khuyển
- Ưng: Ưng có tên đầy đủ là Hoạn Ưng
- Giác Duyên: ni cô của Quan Âm các
- Bạc bà: Chủ lầu xanh nơi Kiều bị bán vào lần hai.
- Bạc Hạnh
- Từ Hải: Một chỉ huy cướp biển, đối kháng với nhà Minh (trong nguyên tác).Trong tác phẩm của Nguyễn Du, ông đã xây dựng nhân vật Từ Hải là một người anh hùng có bản lĩnh. Đã đem tiền chuộc Kiều khỏi lầu xanh (lần hai) và cưới nàng làm vợ, sau đó giúp Thúy Kiều báo thù những người đã hãm hại nàng cũng như đền ơn những người giúp đỡ Kiều, hai người sống với nhau hạnh phúc
- Hồ Tông/Tôn Hiến: Tổng đốc nhà Minh, đem quân triều đình đi tiếu phạt và giết được Từ Hải, bắt sống Thúy Kiều.
5. Nỗi oan của gia đình Thúy Kiều
5.1 Nỗi oan của gia đình Thúy Kiều: Bị thằng bán tơ vu oan
Bằng ngôn ngữ tả thực, Nguyễn Du đã vẽ ra một bức tranh sống động để miêu tả sự uy hiếp và vơ vét theo kiểu hỗn loạn, trắng trợn của kẻ thi hành công vụ (trực tiếp là bọn sai nha) xảy ra tại nhà Vương ông. Tính theo trật tự thời gian sự việc, cách xuất hiện bất thình lình của bọn sai nha kèm theo những hành động bắt trói người, rồi vét cho đầy túi tham (đâu phải thu hồi tang vật làm bằng chứng) của cải trong nhà họ Vương, ta dễ nhận ra sự bất thường của vụ án được bộc lộ ngay từ đầu. Sự vơ vét này đâu phải là biểu hiện của kẻ đang đứng trong vòng pháp luật để thực thi nhiệm vụ. Và cũng thật lạ, khi nhà Vương ông trong tình trạng ngơ ngác: Điều đâu bay buộc ai làm?/ Này ai dan dậm, giật giàm bỗng dưng?, họ đã không hiểu nguyên nhân của vụ án bắt đầu từ đâu. Sau khi miêu tả sự uy hiếp và cướp bóc trong sự ngỡ ngàng của gia đình Vương viên ngoại, tác giả mới hé lộ lí do bọn sai nha xuất hiện: Hỏi ra sau mới biết rằng/ Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ. Thì ra, nghi phạm hỏi ra mới biết nguyên nhân
5.2 Nỗi oan của gia đình Thúy Kiều: Màn kịch Sở Khanh
Sở Khanh đến với Kiều bằng một hình ảnh văn nhân thi sĩ, nhưng thực chất là giả mạo, là cáo già đội lốt nai tơ. Thúy Kiều vô tình mắc vào cái bẫy do Sở Khanh giăng ra. Trước sự trẻ người non dạ của Kiều, Sở Khanh hiện lên ngày càng trâng tráo, giảo hoạt. Rồi hắn lại hứa hẹn với Kiều đủ điều, đánh trúng tâm trạng của người đang muốn thoát khỏi cảnh chim lồng cá chậu. Khẽ chạm vào điểm yếu đó, Kiều đã nhanh chóng ngã vào vòng tay của hắn. Nhưng thực sự Sở Khanh lại là tay sai của Tú bà, chỉ vờ vĩnh yêu thương, rồi rủ Kiều bỏ trốn trong đêm tối bơ vơ.
Với màn kịch đó, Tú bà đã gán cho Kiều tội đêm khuya bỏ nhà trốn theo trai.
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Em trai của Thúy Kiều tên gì? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Lời bài hát Hình như ta thích nhau – Doãn Hiếu
- 30 Tết năm 2023 là ngày bao nhiêu?
- Lời bài hát Đúng cũng thành sai – Mỹ Tâm
- Dứa có gai Miền Tây gọi là gì? Dứa không gai Miền Tây gọi là gì?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!