Hướng nghiệp 10 em thích nghề gì là điều vô cùng cần thiết. Bởi việc hướng nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xác định nghề nghiệp tương lai, theo đuổi niềm đam mê cũng như góp phần phát triển xã hội.
Hiện nay Chính phủ, Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên ngay từ sớm. Đã có rất nhiều giải pháp đưa ra nhằm giúp phân luồng, đào tạo nguồn lao động từ sớm để phục vụ cho việc phát triển đất nước sau này. Hướng nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt ở độ tuổi từ THCS đến THPT ngày càng được chú trọng. Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng Blog Sống Đời cùm tìm hiểu về hướng nghiệp 10 em thích nghề gì nhé!
Nội dung phần 1: Em thích nghề gì?
1/Lựa chọn nghề nghiệp
Thế giới nghề nghiệp trong xã hội hiện nay rất rộng lớn, có hàng ngành nghề khác nhau. Mỗi năm có nhiều nghề bị mai một đi và cũng xuất hiện nhiều nghề mới do sự phát triển của khoa học công nghệ. Cá nhân một người không thể phù hợp với tất cả các nghề khác nhau mà chỉ phù hợp với một nhóm nghề nào đó, thậm chí là một nghề.
Con người chỉ thực sự thành công trong đời nếu biết cách chọn lựa nghề nghiệp phù hợp với mình. Nghề là phương tiện mà mỗi người có thể dựa vào đó để sống, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
Để chọn được nghề phù hợp, học sinh cần phải trả lời được câu hỏi sau:
Em thích nghề gì?
Khi trả lời được câu hỏi em thích nghề gì, bạn đã thể hiện được sự hứng thú với nghề đó. Mỗi người cần nỗ lực hết mình với công việc của mình khi nghề đó thực sự mang đến sự hứng thú và đam mê.
Em có thể làm được nghề gì?
Việc trả lời được câu hỏi này cho thấy người nói tự nhận thực được năng lực của bản thân. Khi đã xác định được năng lực, chọn nghề đúng với năng lực và sở trường thì sẽ dễ đi đến thành công.
Nhu cầu xã hội đối với nghề đó?
Một khi bạn đã biết được nhu cầu xã hội đối với nghề đó thế nào, chứng tỏ bạn đã hiểu được thực tế tương lai của nghề thế nào. TRong xã hội nào đi chăng nữ, vấn đề việc làm là điều rất quan trọng sau khi ra trường.Thực tế, nhiều nghề đào tạo ra nhưng nhu cầu tuyển dụng ít, do đó sinh viên thường phải làm trái nghề. Hoặc học thêm một nghề mới đáp ứng thị hiếu xã hội.
2/Sự phù hợp với nghề
Sự phù hợp với nghề ở đây chính là những đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với yêu cầu do nghề đề ra đối với người lao động. Bạn có thể tìm hiểu sự phù hợp với nghề để xem mình đang ở mức độ nào.
Không phù hợp: Học sinh không có các đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với các đòi hỏi của nghề.
Phù hợp 1 phần: Học sinh không thể hiện xu hướng rõ ràng, không có sự say mê thích thú và gắn bó với nghề.
Phù hợp phần lớn: Học sinh có nhiều đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với những đòi hỏi của nghề, hoặc 1 nhóm nghề nào đó.
Phù hợp hoàn toàn: Học sinh làm khảo sát bộc lộ xu hướng, năng lực nổi trội, năng khiếu đối với đòi hỏi của nghề.
Nội dung phần 2: Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp gia đình
1/Năng lực nghề nghiệp là gì?
Năng lực nghề nghiệp là những nhân cách, phẩm chất cần có giúp cho con người lĩnh hội, hoàn thành được một hoạt động nhất định nào đó với kết quả cao.
2/Phát hiện năng lực và bồi dưỡng năng lực bản thân
a. Phương pháp phát hiện năng lực bản thân
- Thông qua việc học tập các môn học văn hóa
- Thông qua việc tham gia các hoạt động tổ chức ngoại khóa.
- Các hoạt động ở gia đình và địa phương
b. Học sinh nên bồi dưỡng năng lực thế nào?
- Tự giác bồi dưỡng năng lực của bản thân bằng cách căn cứ vào nhu cầu hoạt động của nghề nghiệp tương lai.
- Bất cứ ngành nghề nào cũng cần có năng lực nhận thức, ứng dụng tri thức vào thực tiễn nên đây là điều học sinh liên tục bồi dưỡng.
- Chú ý phát hiện sở trường của mình ở lứa tuổi học sinh phổ thông, tham gia các hoạt động ngoài giờ để phát hiện thêm sở trường của mình.
- Biết cách chọn nghề căn cứ vào sự phù hợp với nghề và vào khuynh hướng phát triển xã hội, nhu cầu sử dụng lao động xã hội.
- Thông qua các hoạt động ngoại khóa, lao động nghề nghiệp, các hoạt động ở địa phương để bồi dưỡng năng lực bản thân.
c/Lao động nghề nghiệp và năng lực
Nhờ năng lực của bản thân mà chúng ta thành công trong lao động nghề nghiệp. Ngược lại qua lao động nghề nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực của con người. Đồng thời, tạo điều kiện cho năng lực bản thân phát triển đến một trình độ cao.
Truyền thống gia đình cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến việc chọn nghề. Nhiều người theo nghề truyền thống của gia đình, địa phương thay vì tìm kiếm cho mình những cơ hội khác. Nghề truyền thống là nghề được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với những kinh nghiệm, bí quyết riêng. Nếu chọn nghề truyền thống của gia đình hay địa phương thì người lao động sẽ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm từ thế hệ trước để lại.
Trên đây là một số chia sẻ về hướng nghiệp 10 em thích nghề gì bạn đọc có thể tham khảo để bổ sung thêm cho chương trình học của mình.Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích và điều kiện của chính bản thân mình, bạn có thể lựa chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp cho tương lai. Việc hướng nghiệp ngay từ lớp 10 khi còn ngồi trên ghế nhà trường là điều vô cùng cần thiết. Các tổ chức giáo dục cũng như những cơ quan, địa phương cần chú trọng và triển khai.
Xem thêm: >>>> Tại sao con người phải gắn bó với một nghề nhất định?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!