Power Platform là nền tảng được phát triển bởi Microsoft. Đây là công cụ đắc lực để doanh nghiệp thay đổi cách làm việc và vận hành, hợp lý hóa và số hóa mọi thứ, đồng thời khai phá tốt nhất các tiềm năng cùng nguồn dữ liệu mà họ đang có để thúc đẩy phát triển kinh doanh hiệu quả.
1. Power Platform là gì?
Microsoft Power Platform tập hợp 1 loạt công cụ cho phép người dùng tự động hóa các quy trình, xây dựng các giải pháp, phân tích dữ liệu và ứng dụng AI vào kinh doanh, sản xuất.
Các công nghệ của Power Platform còn có thể kết nối với các sản phẩm khác của Microsoft thông qua trình kết nối dữ liệu, bao gồm Office 365, Dynamics 365, Azure, và hàng trăm ứng dụng khác, giúp quy trình làm việc trở nên cực kỳ hiệu quả.
Bên cạnh đó, đây là nền tảng low code hoặc không cần mã nên doanh nghiệp có thể vận hành rất dễ dàng mà không cần phải có chuyên môn về lập trình CNTT.
Ngày nay, Power Platform được tin dùng và sử dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, nổi bật có thể kể đến như HP, Lego, P&G, Johnson & Johnson, 3M, Burberry, DXC Technology, Hitachi, Rolls Royce… Mức sử dụng đạt 20 triệu người dùng/tháng (Thống kê đến tháng 10/2021).
2. 4 công cụ hữu ích của Power Platform
Nhằm mang lại công nghệ mạnh mẽ và toàn diện giúp doanh nghiệp phát huy tối đa tiềm năng, đồng thời vẫn đảm bảo tính dễ tiếp cận và dễ sử dụng, Power Platform tập hợp 4 công cụ low code chính gồm:
- Power BI: Công cụ phân tích kinh doanh
- Power Apps: Ứng dụng phát triển dành cho các ứng dụng low code hoặc không cần viết mã.
- Power Automate: Cho phép tự động hóa quy trình
- Power Virtual Agents: Các bot ảo thông minh
>>Xem thêm: Email doanh nghiệp tính năng và chi phí chi tiết, an toàn bảo mật email đám mây dung lượng lưu trữ lớn, bộ công cụ làm việc nhóm hiệu quả.
2.1 Power BI là gì?
Thuộc Nền tảng Microsoft Power, Power BI là công cụ phân tích dữ liệu toàn diện, có thể kết nối và trực quan hóa và chia sẻ nguồn dữ liệu của người dùng.
Những dữ liệu hỗn hợp , không liên quan nhau có thể được sắp xếp hoàn toàn mạch lạc và dễ nhìn. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt và nhanh chóng hơn, nhân viên cũng có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.
Các thành phần cơ bản của Power BI bao gồm:
- Power BI Desktop: Ứng dụng dành cho máy tính để bàn
- Power BI services: Dịch vụ SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ) trực tuyến.
- Ứng dụng di động: Dành cho thiết bị Windows, iOS và Android.
- Trình tạo báo cáo Power BI: Tạo báo cáo được phân trang để chia sẻ trong Power BI services.
- Máy chủ Báo cáo Power BI: Máy chủ báo cáo tại chỗ, giúp người dùng xuất các bản báo cáo đã được tạo trong Power BI Desktop.
Ngoài ra, Power BI còn được tích hợp đầy đủ với ứng dụng Dynamics AX- hoặc Dynamics 365.
Với những thành phần này, Power BI mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng:
- Dễ tiếp cận và sử dụng. Mọi thông tin cần đều hiển thị chỉ trong một bảng điều khiển
- Dễ dàng tạo lập các ứng dụng kinh doanh và đưa lên đám mây của Microsoft.
- Xây dựng báo cáo và đưa ra quyết định chính xác hơn
- Các cấp truy cập cá nhân giúp bảo đảm tuân thủ và an toàn thông tin trong doanh nghiệp.
- Hỗ trợ phân tích kinh doanh hiệu quả.
>> Xem thêm: Google Workspace giải pháp email doanh nghiệp chất lượng.
2.2 Power Apps là gì?
Là thành phần chính thứ hai của Power Platform, Power Apps tập hợp một bộ ứng dụng, dịch vụ, trình kết nối và nền tảng dữ liệu. Dựa vào đây, người dùng có thể tự tạo các ứng dụng web và di động từ chính ý tưởng của mình mà không cần viết mã code.
Các ứng dụng được tạo ra có thể kết nối với nguồn dữ liệu của người dùng tại nền tảng Microsoft Dataverse, hoặc SharePoint, Microsoft 365, Dynamics 365, SQL Server…
Nhờ vào Power Apps, doanh nghiệp dễ dàng thực hiện công cuộc chuyển đổi số trong kinh doanh và vận hành nội bộ, biến các đầu việc thủ công thành các tác vụ tự động.
Hiện tại, có tới 91% doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ thuộc danh sách Fortune 500 đang sử dụng Power Apps để xây dựng các ứng dụng kinh doanh của riêng mình.
2.3 Microsoft Power Automate là gì?
Trong nền tảng Power Platform của Microsoft, Power Automate là công cụ tự động hóa quy trình làm việc bằng kỹ thuật số và robot. Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ rút ngắn các đầu việc thủ công lặp đi lặp lại và lãng phí thời gian, tạo cơ hội cho nhân viên tập trung vào các nhiệm vụ chuyên môn khác.
Một số tính năng nổi bật của Power Automate có thể kể đến:
- Tự động hóa quy trình và tác vụ làm việc (ví dụ như tính toán dữ liệu trong Excel)
- Tự động gửi lời nhắc nhiệm vụ
- Di chuyển dữ liệu kinh doanh giữa các hệ thống theo lịch trình cài sẵn
- Kết nối với gần 300 nguồn dữ liệu hoặc mọi API có sẵn
Với những tính năng này, Power Automate trở thành trợ thủ hữu ích cho nhiều đối tượng, từ các nhân viên trong công ty, cho đến các lập trình viên CNTT chuyên nghiệp. Công cụ này đã và đang được triển khai rộng rãi ở nhiều ngành nghề, bao gồm ngân hàng, bán lẻ, sản xuất chế tạo, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe…
2.4 Power Virtual Agents là gì?
Power Virtual Agents là công nghệ mới nhất của Power Platform, cho phép xây dựng chatbot ảo để trò chuyện với khách hàng hoặc trong nội bộ công ty mà không cần dùng mã code. Chúng có thể tích hợp với các hệ thống của Microsoft và cung cấp quyền truy cập cho hơn 250 trình kết nối.
Vì dễ tạo dựng và mang lại nhiều lợi ích khi sử dụng nên chatbot được ứng dụng cho nhiều mục đích như:
- Cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh covid-19
- Tư vấn bán hàng, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc, khiếu nại
- Thông báo giờ hoạt động của dịch vụ và thông tin về cửa hàng
- Giải đáp các thắc mắc thường gặp của nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp.
Power Virtual Agents hiện đang có sẵn dưới dạng ứng dụng web độc lập và ứng dụng riêng trong Microsoft Teams.
3. Sử dụng Power Platform như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Các công cụ của Power Platform như Power BI, Power Apps hoặc Power Automate có thể sử dụng độc lập. Tuy nhiên hiệu suất và trải nghiệm mà chúng mang lại sẽ mạnh mẽ hơn nếu được tích hợp và kết nối vào hệ sinh thái chung của Microsoft.
3.1 Kết nối với các ứng dụng của Microsoft
Power Platform có thể kết nối và tích hợp chặt chẽ với các ứng dụng Office và Microsoft 365, bao gồm Word, Excel, PowerPoint, OneDrive, SharePoint, Outlook. Ngoài ra chúng cũng khả dụng với đám mây Microsoft Azure.
3.2 Kết nối với hệ sinh thái ứng dụng kinh doanh Microsoft Dynamics 365
Việc kết hợp Power Platform với Microsoft Dynamics 365 là một giải pháp tuyệt vời để tối ưu hóa các quy trình tiếp thị, bán hàng, hỗ trợ và chuỗi cung ứng. Chúng hỗ trợ các nhân viên và khách hàng tương tác với nhau mọi lúc mọi nơi, thúc đầy tối đa tốc độ kinh doanh.
Giải pháp này mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, có thể kể đến:
- Tăng năng suất dịch vụ, cải thiện hiệu quả thu thập các nguồn thông tin và mức độ chi tiết của thông tin
- Thực hiện và quản lý hoạt động tiếp thị đa kênh và các chiến dịch marketing ở nhiều địa chỉ.
- Tăng năng suất và giá trị bán hàng. Rút ngắn chu kỳ bán hàng và tăng tốc dòng tiền.
- Hỗ trợ phân tích tiếp thị sâu rộng, xác định sớm xu hướng thị trường nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển chiến lược.
- Thu thập dữ liệu và phân tích hành vi khách hàng
- Tùy chỉnh quy trình làm việc để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Từ đó tăng quy mô hoạt động hoặc cải thiện chất lượng dịch vụ.
Nhờ vào Power Platform, các doanh nghiệp có thể khai phá hết công suất các nguồn dữ liệu tiềm năng mà họ đang có, giúp quy trình làm việc thông minh hơn, hiệu quả kinh doanh được thúc đẩy vượt bậc hơn,. Từ đó hướng tới một tập thể chung thịnh vượng và phát triển bền vững. Nếu các công ty muốn đổi mới trong hoạt động để vươn lên một tầm cao mới thì nhất định đừng bỏ qua Power Platform.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!