10 phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà bố mẹ thông minh cần biết và áp dụng

4. Phong tục bước qua đống lửa đón trẻ sơ sinh về nhà

Khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà cần làm gì? Lửa được cho là thứ có tác dụng thanh tẩy trong văn hóa Việt Nam. Do đó, bước qua đống lửa được cho là có thể giải thoát khỏi sự đeo bám của ma quỷ.

Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà bước qua đống lửa được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một cái chổi mới sau đó đốt lên, có thể kèm ít vàng mã và rắc thêm muối.
  • Chờ lửa cháy cho bớt to rồi mẹ bế bé bước qua lửa, sau đó bế vào nhà.
  • Gia đình hết sức cẩn thận để không khiến mẹ bị bỏng nhé!

>>> Bạn có thể tham khảo: Cắt “tóc máu” cho trẻ: Nên hay không?

5. Khi đưa bé từ viện về cần làm gì? – Tục đốt vía cho trẻ sơ sinh

phong tục đón bé sơ sinh về nhà
Cần chuẩn bị gì khi đón bé sơ sinh về nhà?

Khi đưa bé từ viện về cần làm gì? Có rất nhiều trẻ sơ sinh sau khi từ bệnh viện về nhà thì hay quấy khóc, dỗ mãi không chịu nín. Hiện tượng này được cho là trẻ đã bị ma quỷ, vía người âm quấy rầy.

Cách đốt vía để đuổi tà ma bám lấy khi đón trẻ sơ sinh về nhà như sau:

  • Dùng áo tơi (loại áo đan bằng lá cọ) hoặc chổi cùn.
  • Chuẩn bị muối và gỗ thơm.
  • Sau đó cho tất cả vào và đốt để đuổi bớt các vía đang ám lấy em bé.

Nếu trẻ nhỏ bị giật mình do bị ngã thì ông bà sẽ thực hiện một lễ cúng nhỏ gọi là hớt vía:

  • Chuẩn bị một quả trứng luộc. Chia trứng thành 7 miếng (con gái 9 miếng).
  • Đem trứng tới nơi trẻ bị ngã hoặc giường ngủ.
  • Hú gọi vía trẻ, sau đó tráo cơm và trứng 7 lượt (9 lượt đối với bé gái).
  • Cho trẻ ăn cơm trứng đó (ăn tượng trưng) thì vía sẽ trở lại như bình thường.

6. Phong tục đặt tên khi đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà

Phong tục khi đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà là gì? Dân gian rất kiêng kỵ gọi tên thật của trẻ, bởi như vậy sẽ làm tà ma chú ý. Do đó, hầu hết trẻ em đều sẽ được đặt một cái tên tục, tên được cho là không đẹp để tránh làm tà ma chú ý.

Một số tên tục thường gặp đó là Tí, Tèo, Cu… hoặc các tên hiện đại hơn như Bin, Bo… Ngày xưa thì các tên này sẽ theo con trai tới khi đủ tuổi ghi vào sổ đinh, còn con gái là khi lấy chồng.

Ngày nay, quan niệm đặt tên này đã không còn khắt khe nhưng hầu hết ai cũng sẽ đặt một tên ở nhà cho trẻ.

Ngoài ra, MarryBaby có rất nhiều bài viết để đặt tên cho con; bố mẹ tham khảo cách đặt tên cho con; những cái tên hợp phong thủy; hoặc tên cho con trai và tên cho con gái nhé.

>> Bố mẹ đừng bỏ lỡ: Phần mềm đặt tên con theo tên bố mẹ được đánh giá cao

7. Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà – Cúng bà mụ cho trẻ sau 3 ngày đưa về nhà

10 phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà bố mẹ thông minh cần biết và áp dụng
Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà

Theo quan niệm dân gian, mỗi đứa trẻ được sinh ra là do công của 12 bà mụ nhào nặn. Do đó, em bé sinh ra khỏe mạnh, gia đình phải làm lễ để cảm tạ những vị này.

Cụ thể, lễ cúng sẽ được thực hiện vào hôm thứ ba kể từ khi trẻ sinh ra. Gia đình sẽ tắm cho bé, sau đó chuẩn bị một mâm cỗ nhỏ. Mâm cỗ này còn gọi là đoàn du phạn và các lễ vật. Đó là 12 đôi hài, 12 miếng trầu, bánh trái chia 12 phần… Tất cả lễ vật trong phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà này sẽ đều dừng ở con số 12, để tượng trưng cho 12 bà mụ đã tạo nên em bé.