&039Di dỉ dì di&039 cái gì cũng. giải cứu, Hà Nội tràn lan những điểm bán hỗ trợ, chất lượng thực thực hư hư – GUU.vn

Hà Nội hiện đang trở thành tâm điểm của phong trào ‘Giải cứu nông sản’.

TIN LIÊN QUAN

Sau bánh mì, xuất hiện pizza thanh long ruột đỏ – sáng kiến mới giúp người nông dân

Đại hội giải cứu sầu riêng tràn ngập MXH: Loạn giá, chất lượng chỉ ‘được đảm bảo’ bằng những lời hứa suông!

Cận cảnh mẻ pizza đầu tiên được làm từ thanh long ruột đỏ, giá chỉ 55 nghìn đồng đúng chất ‘giải cứu’

Thực hư cần giải cứu 40.000 tấn sầu riêng Tiền Giang

Những ngày gần đây, câu chuyện giải cứu nông sản đang là môt chủ đề rất hot, thu hút dư luận quan tâm. Do dịch cúm COVID-19 diễn biến phức tạp nên ngày càng có nhiều loại trái cây bị tồn đọng không thể tiêu thụ và xuất khẩu. Để ứng phó với tình trạng này, rất nhiều thương lái đem nông sản đến trung tâm thành phố để bán hạ giá, nhằm gỡ gạc lại chút vốn liếng.

Sau dưa hấu, thanh long, cam và sầu riêng, tiếp tục đến khoai lang được kêu gọi giải cứu. Khắp các vỉa hè ở Hà Nội, đâu đâu cũng thấy rầm rộ các địa điểm bán hoa quả. Đặc biệt là dọc đường Tố Hữu và Phạm Hùng, rất nhiều băng rôn, khẩu hiệu được treo lên, nhờ mọi người ủng hộ.

Dưa hấu là loại quả được kêu gọi giải cứu nhiều nhất

Giá dưa hấu bán ngoài lề đường dao động từ 7000-8000 đồng/kg

​Hầu như năm nào, người ta cũng thấy dưa hấu cần giải cứu

‘Ủng hộ đồng bào miền Trung’ là slogan được sử dụng phổ biến nhất

Do thời tiết diễn biến phức tạp, lại trùng thời điểm xuân hóa của cây cam Sành nên dẫn đến hiện tượng rụng quả. Người dân rao bán một 1kg cam với giá 10.000 đồng

Tưởng chừng chỉ có những loại quả giá rẻ mới cần giải cứu, thế nhưng giờ đây đắt như sầu riêng cũng rơi vào tình trạng tương tự

Giá sầu riêng dao động từ 55.000 – 80.000 đồng/kg

Tuy có nhiều tranh cãi về việc giải cứu sầu riêng nhưng loại quả này vẫn thu hút rất nhiều người đến mua

Địa điểm bán sầu riêng lúc nào cũng đông đúc, tấp nập người dân đang lựa chọn

Khoai lang cũng nằm trong danh mục các loại củ quả được kêu gọi giải cứu

Do bà con nông dân ở Gia Lai trồng khoai lang ồ ạt, dẫn đến sản lượng khoai tăng mạnh

Hiện nay, thị trường Trung Quốc đặt ra tiêu chuẩn khắt khe hơn, yêu cầu an toàn thực phẩm và đặc biệt do dịch COVID-19 nên sản lượng khoai xuất khẩu cũng giảm mạnh

Đây cũng là nguyên nhân khiến khoai không có đầu ra, rớt giá thảm hại

Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội rầm rộ phong trào giải cứu. Hầu như cứ cách 1-2 năm, khi thị trường Trung Quốc gặp vấn đề là những phòng trào này lại xuất hiện, dần dần trở thành một thói quen. Hết giải cứu dưa hấu, thanh long, xoài, nhãn… rồi lại đến hoa hồng và thậm chí là hàng cao cấp như tôm hùm.

Tuy nhiên, không ít những thương lái, người bán lợi dụng hai từ ‘giải cứu’ để tăng lượng tiêu thụ, chất lượng các nông sản thấp hơn cả mức giá tưởng như rất thấp của nó. Vậy nên người tiêu dùng cũng cần hết sức cảnh giác trước khi mua, lựa chọn kỹ lưỡng và cân nhắc điểm mua hợp lý.

Bên cạnh đó, có lẽ thời gian sắp tới, người nông dân cần phải có những phương án lâu dài để tiêu thụ sản phẩm, không thể mỗi khi gặp trục trặc là lại kêu gọi giải cứu. Chính người nông dân cần phải tự tìm ra lối đi cho riêng mình chứ không thể mãi ỉ lại, chờ người khác giúp đỡ.

>> Xem thêm: Đại hội giải cứu sầu riêng tràn ngập MXH: Loạn giá, chất lượng chỉ ‘được đảm bảo’ bằng những lời hứa suông!