Đèn UV là gì? Bên cạnh những lợi ích mà đèn UV đem lại thì chúng cũng tồn tại một vài các yếu tố không an toàn, vì vậy muốn đèn hoạt động được tối đa hiệu nhất thì bạn phải sử dụng chúng đúng cách. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem đèn UV là gì? Sử dụng như thế nào là đúng? qua bài viết sau.
1. Đèn UV là gì?
Đèn UV hay còn gọi là đèn tia cực tím là một loại đèn diệt vi khuẩn được sử dụng phổ biến trong những năm đổ lại đây.
Đèn có cấu tạo gần giống như bóng đèn huỳnh quang thông dụng, tuy nhiên ánh sáng đi qua là tia cực tím. Với bước sóng ngắn có khả năng gây bất hoạt của vi khuẩn, virus và động vật nguyên sinh,…
Bóng đèn được sử dụng phổ biến nhất là UVC có bước sóng thấp hơn 280nm, khi sử dụng đèn có màu tím thay vì có màu trắng, vàng thông thường. Ngoài UVC, tia cực tím còn có thêm hai loại là UVA (bước sóng 400 – 315 nm) và UVB (bước sóng 315 – 280 nm), được dùng cho các ngành công nghiệp khác.
2. Cách hoạt động của đèn UV
Bóng đèn của đèn tia UV được chế tạo bằng thủy tinh đặc biệt hoặc thạch anh, ở hai đầu có cặp điện cực oxy hóa bằng sợi wolfram, cực còn lại được tráng muối Stronli Cacbonat.
Trong bóng đèn chứa khí thủy ngân và Argon ở áp suất thấp. Khi đèn cực tím cháy sáng, điện cực phóng điện từ vào phân tử khí thủy ngân, làm phát ra một lượng lớn tia cực tím có bước sóng thấp hơn 280 nm, gọi là UVC.
Đèn tia cực tím vẫn thường được sử dụng để diệt khuẩn trong sản xuất nước đóng chai, nước hồ bơi, chế biến thực phẩm, dược phẩm,… Và trong môi trường bệnh viện.
Khi khử khuẩn bằng tia cực tím, thông thường là chiếu xạ trực tiếp. Đặt đèn diệt khuẩn với mặt phản chiếu quay lên trên, ở mức cao hơn tầm 2 – 2,5m. Luồng tia cực tím hướng lên trần nhà, tiêu diệt vi khuẩn ở những lớp không khí trên; khi phản chiếu từ trần và tường nó tiêu diệt vi khuẩn ở nấc không khí thấp hơn.
Do tác động của các dòng đối lưu, các lớp không khí trên đã được khử khuẩn dần dần bị thay thế bằng các lớp ở dưới chưa diệt khuẩn, nhờ đó qua một thời gian toàn bộ không khí sẽ được khử khuẩn.
3. Đặc tính nổi bật của đèn UV diệt khuẩn
Phương pháp làm sạch nước hiệu quả và an toàn.
Sử dụng bộ nguồn điện E-safe đem lại khả năng tiết kiệm điện rất cao
Thích hợp với nhiều hệ thống lọc nước có trên thị trường hiện nay.
Diệt hiệu quả đến 90% các loại vi khuẩn gây bệnh như Influenza, Pneumophila, E.coli, Staphylococus,…
Giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều hộ gia đình.
Không chỉ giúp diệt khuẩn trong môi trường nước. Nếu người dùng biết cách sử dụng đúng thì đèn UV còn có tác dụng làm sạch môi trường sống, thanh lọc bầu không khí trở nên trong lành và thoáng đãng hơn.
Lưu ý: tia UV phát ra từ đèn có bước sóng ngắn, ánh sáng phát ra vẫn có thể gây ảnh hưởng tới mắt và da của. Nên bạn không nên nhìn vào ánh sáng của đèn và sử dụng đèn quá lâu.
4. Công dụng của đèn UV là gì?
41. Diệt khuẩn trong phòng sạch của bệnh viện
Khử trùng môi trường cần vô trùng: bức xạ tia UV có khả năng khử nhiễm hoàn toàn các vi sinh vật có mặt mà các chất khử thông thường không thể loại bỏ hết. Vậy nên chúng được dùng trong các phòng mổ, phòng có bệnh nhân ức chế miễn dịch.
Diệt khuẩn trong phòng đệm tránh lây nhiễm vào bệnh nhân đang điều trị trong phòng áp lực âm.
Chiếu xạ máu: Tia UV được chiếu vào máu, phá hủy tế bào miễn dịch và mầm bệnh giúp máu an toàn hơn cho bệnh nhân khi truyền.
Đèn UV trị vàng da: các trẻ nhỏ khi sinh ra do dư thừa bilirubin sẽ dẫn đến bị vàng da, lúc này đèn chiếu xạ UV có thể phá hủy đi lượng bilirubbin dư thừa.
Ngoài ra, đèn UV trong pass box phòng sạch giúp loại bỏ tạp chất có thể xâm nhập trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu giữa các phòng sạch.
4.2 Công ngiệp thực phẩm
Đèn tia UV là một phương pháp xử lý thực phẩm an toàn và hiệu quả được FDA chấp thuận và được ngành công nghiêp thực phẩm, nhà hàng,… tin dùng.
Chiếu xạ thực phẩm ngăn ngừa hư hỏng sớm các loại thực phẩm khác nhau, kéo dài thời hạn sử dụng, bảo toàn giá trị dinh dưỡng và giúp loại bỏ các bệnh do thực phẩm như E. coli và salmonella.
Đèn có thể sử dụng trong các ứng dụng trong nước, không khí, bề mặt,…
4.3 Trong dân dụng
Tạo vitamin D cho da con người một cách tự nhiên với một lượng tia UV vừa phải và không gây hại nếu như bạn sử dụng đúng cách.
Kiểm tra các loại tiền, giúp phát hiện ra tiền, hóa đơn đó là thật hay hàng giả.
Làm sạch nước, lọc sạch vi khuẩn trong nước như bể bơi, hồ cá,…
Bẫy côn trùng diệt bọ cũng sử dụng “ánh sáng đen” phát ra một số tia UV, nhưng các bóng đèn sử dụng một bộ lọc khác khiến chúng phát sáng màu xanh lam.
4.4 Lĩnh vực khoa học kỹ thuật
Khoa học: ánh sáng đèn được dùng rộng rãi trong pháp y, truy tìm các dấu vết của chất lỏng từ sinh vật sống như máu, nước tiểu, tinh dịch,…
Kỹ thuật nông nghiệp: mô phỏng ánh sáng mặt trời để trồng cây ở những vùng khí hậu khắc nghiệt hay trong phòng thí nghiệm.
Những chiếc đèn UV này được sử dụng để làm nổi bật màu sắc ánh sáng ở những nơi tối, Ví dụ : phát hiện dấu vân tay tại hiện trường vụ án, xác minh xem hóa đơn có phải là giả hay không, và trong số các mục đích sử dụng khác.
5. Cách sử dụng đèn UV đúng cách
Ở trên chúng ta đã đi tìm hiểu về đèn UV là gì? Đã phần nào cho các bạn biết những mặt có lợi và có hại của chúng. Vậy nên để an toàn bạn phải sử dụng chúng thật đúng cách, hãy tham khảo qua các bước dưới đây:
5.1 Cách lắp đặt đèn UV
Đèn được lắp đặt trên tường giống đèn tuýp LED thông thường đối với diện tich nhỏ. Đối với diện tích lớn đèn nên được lắp trên trần để đảm bảo tia UV được phân bố đều.
Lắp thêm các dạng trụ đèn di động để khử khuẩn được mọi ngóc ngách.
Lắp đặt cùng quạt để tạo không khí đối lưu, đảm bảo phòng luôn sạch sẽ.
Lắp đặt cùng hệ thống AHU và HVAC.
5.2 Cách sử dụng đèn UV
Bước 1: Kiểm tra toàn bộ không gian, xung quanh phòng và đảm bảo không có người trong phòng.
Bước 2: Mở cửa sổ và cửa chính.
Bước 3: Bật công tắc đèn, để đèn hoạt động từ 20 – 30 phút rồi tắt.
Bước 4: Sau đó, bạn bật quạt để thông khí trong 30 phút.
Bước 5: Đóng cửa phòng lại.
Lưu ý: Nếu bạn lắp đặt đèn có tấm chắn và hắt trần thì có thể bật đèn UV khử khuẩn khi có người.
5.3 Những điều cần lưu ý khi sử dụng đèn UV là gì?
Bóng đèn UV có thời gian sử dụng trung bình là 9.000 giờ, hết thời gian tuổi thọ sẽ khiến bóng đèn bị cháy. Việc này sẽ khiến tia UV không thể không xuyên thấu qua được, biến đổi tính chất của thủy tinh.
Đèn UV có khả năng tấn công vào bộ ADN của vi khuẩn nhằm mục đích tiêu diệt, phá hủy chúng. Tuy nhiên, tia UV là loại sóng điện từ có năng lượng cao, có thể gây hại tới vùng da, mắt như gây rối loạn thị giác, giảm thị lực, ung thư da,… Do đó, khi sử dụng đèn cực tím UV bạn cần sử dụng đồ bảo vệ như quần áo, mắt kính để che chắn.
Trong quá trình sử dụng đèn UV diệt khuẩn, thì bạn cần đảm bảo điện áp luôn ổn định.
Đồng thời phải thường xuyên sử dụng cồn 365 để vệ sinh bóng. Điều này còn giúp tăng cường tuổi thọ sử dụng cao hơn.
Để đèn tránh xa tầm tay trẻ em. Khi đèn bị vỡ, bạn hãy dùng găng tay để xử lý mảnh vỡ đó nhằm đảm bảo an toàn.
Bài viết sau đã tổng hợp lại những kiến thức cơ bản nhất về đèn UV là gì? Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
>>> Xem thêm: Tia cực tím là gì? Tác hại và biện pháp ngăn chặn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!